Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Nghe đọc sách hay : Tay không gây dựng cơ đồ

Đây là tự truyện của tỷ phú người Thái Lan Vikrom Kromadit với những chia sẻ về bí quyết lập nghiệp – làm giàu bằng những trải nghiệm của chính tác giả.



Tác giả: Vikrom Kromadit
Dịch giả: Vũ Tiến Phúc
Công ty sách: First News
Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
Người đọc: Ái Hòa - Xuân Khoa

Từ một cậu bé quê mùa tỉnh lẻ ở Kanchanaburi, Vikrom Kromadit đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng và thành đạt “đến bất ngờ”. Ngay từ thuở nhỏ, cái khao khát “trở thành ông chủ” đã ngấm sâu trong máu thịt của ông. Dù có lúc trong túi chỉ còn vỏn vẹn 25 xu, Vikrom vẫn không ngừng khao khát tìm kiếm sự thành công trong kinh doanh và cơ hội trở thành một ông chủ, dù chỉ là “ông chủ 25 xu”. Vikrom Kromadit không bao giờ từ bỏ ước mơ làm giàu của mình.

Sinh ra trong một gia đình trồng mía nhưng không muốn nối nghiệp cha, Vikrom Kromadit, chàng thanh niên tỉnh lẻ đã quyết chí lập thân ngay giữa Thủ đô Bangkok phồn hoa. Ở tuổi 22 và gần như khởi nghiệp từ con số không, Vikrom đã không ngừng phấn đấu vươn lên bằng một ý chí mạnh mẽ, một tầm nhìn rộng lớn và trở thành nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Thái Lan, Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn AMATA lừng danh Đông Nam Á ngày nay.

Ý chí mạnh mẽ, khát vọng to lớn, thành công vang dội, nhưng cơ duyên nào đã dẫn dắt nhà doanh nghiệp có lúc trong túi chỉ còn 25 xu và hơn một lần phẫn chí đã suýt biến mình thành tội phạm lại trở thành tác giả của loạt sách đầy tính nhân văn “Hãy làm người tốt”, đã được phát hành hơn một triệu bản tại Thái Lan và nhiều nước trên thế giới? Ấn bản đầu tiên bằng tiếng Việt trong loạt sách “Hãy làm người tốt”, cuốn Tay không gây dựng cơ đồ sẽ mang đến cho bạn câu trả lời cùng nhiều điều thú vị, đáng học hỏi về một trong những doanh nhân thành đạt nhất Đông Nam Á, đồng thời là một tác giả bestseller tại Thái Lan trong những năm gần đây.

Cuốn sách hữu ích cho những ai mang hoài bão trở thành một doanh nhân thành đạt và những ai quan tâm tìm hiểu cách xây dựng mối quan hệ nhằm đạt được các mục tiêu trong kinh doanh. Trên tất cả, cuốn sách này dành cho những ai muốn có thêm “chất kích thích” để tăng cường nghị lực nhằm vượt qua thách thức và quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực.



Mời các bạn nghe đọc quyển sách : "Tay không gây dựng cơ đồ"

Lời giới thiệu



Lời tác giả



Lời nhà xuất bản



Chương 1: Ông chủ 25 xu



Chương 2: Theo đuổi ước mơ đến cùng



Chương 3: Cưỡng lại số phận



Chương 4: Bình minh



Chương 5: Dự lễ khánh thành cao ốc Ngân hàng Bangkok



Chương 6: Chiếc xe hơi đúng nghĩa đầu tiên



Chương 7: Bài học kinh nghiệm Paul Krampe



Chương 8: Trời quang mây tạnh



Chương 9: Phần thưởng dành cho người dám ước mơ



Chương 10: Mùa bão tố



Chương 11: Đường đời



Chương 12: Gió đổi chiều



Chương 13: Một bước tiến xa



Chương 14: Cổ đông mới



Chương 15: Người bán hàng xuất sắc



Chương 16: Vươn ra thế giới


Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Khám phá Di Hòa Viên, Trung Quốc

Di Hòa Viên hay “Cung điện mùa hè” tiếng Trung Quốc là “Ýihé Yúan” là một cung điện tráng lệ, cổ kính được xây dựng từ thời nhà Thanh, cách Bắc Kinh 15 km về phía Tây Bắc. Di Hòa Viên có nghĩa là “Vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa”. Di Hòa Viên nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.



Mời xem clip giới thiệu về Di Hòa Viên của Trung Quốc



Bước vào cổng khách gặp một hòn đá sừng sững có hình dáng người - người Trung Quốc gọi đó là Thọ Tinh Thạch, tượng trưng cho sự trường tồn và kế tiếp là tượng kỳ lân tượng trưng cho chính nghĩa.

Thế kỷ XII, triều đại nhà Kim đã cho xây dựng hành cung Kim Sơn tại đây. Sau này, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đều đã cho dựng tại đây nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ. Năm 1705, vua Càn Long đã cho tiến hành xây dựng Di Hòa Viên với quy mô lớn. Đây là thời kỳ khó khăn của kinh tế Trung Quốc nên vua Càn Long phải lấy lý do xây dựng chùa Báo Ân và tháp Thiên Thọ để mừng thọ mẹ và đặt tên là Thanh Y Viên.

Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, năm 1886 Từ Hy Thái Hậu nhà Thanh đã lấy ngân quỹ 5 triệu lạng bạc dùng để đầu tư cho ngành hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Từ Hy đã cho đại trùng tu hoa viên khi bà hồi cung về Bắc Kinh năm 1903.

Năm 1998, Di Hòa Viên được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Khu vực này rộng 290 ha, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Ở đây có khoảng hơn 3.600 gian, kiến trúc vườn kiểu cung điện, trong đó có hơn 100 cảnh quan quan trọng như Phật hương các, điện Nhân Thọ, lạc Thọ đường, Trường Lang, điện Bài Vân, thuyền đá, trâu đồng, cầu Ngọc Đới, phố Tô Châu...

Di Hòa Viên là một vườn hoa, một hành cung của nhiều triều đại phong kiến cổ nhất và có quy mô lớn nhất. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Quốc. Di Hòa Viên chia làm ba khu vực: khu hành chính chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hy tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự, khu nghỉ ngơi gồm các điện, vườn hoa và khu phong cảnh.

Di Hòa Viên là một hòn ngọc sáng của Thủ đô Bắc Kinh được cấu thành bởi hai khối: núi Vạn Thọ và hồ Côn Minh. Phía núi Vạn Thọ, bên bờ hồ Côn Minh là lầu phật Hương Các cao 70 mét và một Trường Lang dài 728 mét như một dải lụa nối liền các quần thể kiến trúc muôn hình muôn vẻ khác nhau. Trên các cột ở Trường Lang đều vẽ nhiều bức tranh mô tả lại những điển tích nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc từ thời Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký,... có tất cả là 14.000 bức tranh được vẽ bởi những họa sĩ cung đình tài danh. Trong mỗi gian lại được trang trí bởi những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Quốc.

Trong Di Hòa Viên có nhiều danh thắng nổi tiếng, Ngọc Lan Đường là nơi nghỉ ngơi của vua Quang Tự. Năm 1878, sau cuộc biến Mậu Tuất thất bại Từ Hy Thái Hậu đã biến nơi này thành nơi giam lỏng vua Quang Tự, hiện nay vẫn được bày trí như khi vua Quang Tự còn sống. Nhà Thọ Đường là nơi ở của Từ Hy Thái Hậu thường xem tuồng ở đây.

Vào mùa đông, nước ở các hồ đều đóng băng, tạo nên một khung cảnh vô cùng huyền ảo. Hồ Côn Minh trong Di Hòa Viên được bao phủ bởi tuyết. Từ Hy Thái Hậu rất thích Di Hòa Viên. Vào mùa hè, bà thường tới đây nghỉ ngơi và giải quyết công việc triều chính. Vì thế, Di Hòa Viên còn được gọi là Cung điện Mùa hè.

Di Hòa Viên không những chỉ là một công viên đẹp mà còn là một kiệt tác về kiến trúc. Toàn bộ khuôn viên của Di Hòa Viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ của Từ Hy Thái Hậu. Vào những ngày hè oi bức, hoa viên mới thực sự phát huy ý nghĩa của nó là ôn hòa cái nóng bằng làn nước mát lạnh.

Dãy Trường Lang men theo hồ nếu kết hợp với núi Vạn Thọ sẽ giống đôi cánh của con dơi đang dang ra. Dơi tượng trưng cho Phúc.

Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Nếu hình dung hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh làm mình thì chiếc cầu bắc qua đó sẽ giống như một con rùa đang vươn đầu dài ra. Rùa tượng trưng cho Thọ.

Hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây. Quả đào tượng trưng cho Lộc.

Khu nhà của Từ Hy Thái Hậu ngay phía trước cửa là một cây quả hồng, tượng một con hươu, một con hạc và một bình hoa, theo thuật phong thủy truyền thống Trung Quốc thì những vật đó tượng trưng cho Bình an vô sự và Thiên hạ thái bình.

Toàn bộ những giá trị phong thủy được các thời đại Trung Quốc sử dụng đã làm cho kiến trúc và ý nghĩa của Di Hòa Viên thêm đặc sắc và ấn tượng.

Một số hình ảnh về Di Hòa Viên


Những công trình còn bảo tồn trong Di Hòa Viên (Vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa) ngày nay được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15km về hướng tây bắc. Trong ảnh là đường đi tới Di Hòa Viên.


Di Hòa Viên nổi tiếng bởi nghệ thuật lâm viên truyền thống của Trung Quốc.


Khu đất Di Hoà Viên đã có lịch sử xây dựng trên 800 năm, trải qua nhiều triều đại với các tên gọi khác nhau. Năm 1750, vua Càn Long nhà Thanh xây Thanh Y Viên tại đây để mừng sinh nhật mẹ. 138 năm sau, Từ Hy Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hoá hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hoà Viên được dùng đến ngày nay.


Di Hòa Viên ngày nay có diện tích 290 hecta, với ba phần tư là mặt nước. Vào mùa đông, nước ở các hồ đều đóng băng, tạo nên một khung cảnh vô cùng huyền ảo.


Đường Tô Châu trong Di Hòa Viên. Vua Càn Long muốn mẹ mình được ngắm nhìn phong cảnh phương nam nên đã xây dựng con đường này mang đậm phong cách Tô Châu. Thái giám và các người hầu đóng giả người bán hàng và cả kẻ cắp vặt, để mô phỏng cuộc sống bình thường làm vừa lòng thái hậu.


Để thu phục lòng người Tây Tạng, vua Càn Long đã cho xây dựng Bố Đạt La Cung (mô phỏng theo Bố Đạt La Cung ở Tây Tạng) trong Di Hòa Viên


Hồ Côn Minh trong Di Hòa Viên được bao phủ bởi tuyết. Từ Hy Thái hậu rất thích Di Hòa Viên. Vào mùa hè, bà thường tới đây nghỉ ngơi và giải quyết công việc triều chính. Vì thế, Di Hòa Viên còn được goi là Cung điện Mùa hè.

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Giới thiệu thêm một số phim của Châu Tinh Trì



Xem phim "Thần Bài" của Châu Tinh Trì hoặc tiểu sử Châu Tinh Trì , mời bạn click vào đây . Mời các bạn xem thêm một số phim của Châu Tinh Trì thủ vai chính .

Phim : Bách Biến Tinh Quân



Phim : Bịp Vương 2000



Phim : Long Tích Truyền Nhân



Phim : Vua Bịp Đại Chiến Las Vegas

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Nhà Thơ Xuân Diệu



Mời các bạn nghe đọc thơ Xuân Diệu

Thơ Xuân Diệu (Phần 1)



Thơ Xuân Diệu (Phần 2)



Tiểu sử

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2, 1916 tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ (giáo viên), người làng Trảo Nha, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938-1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng của thơ tình”.

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ Thơ (1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939).

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Thanh Ca (1982), Tuyển Tập Xuân Diệu (1983).

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (1996).Ông mất ngày 18 tháng 12, 1985

Bình luận về thơ Xuân Diệu

Có lẽ chẳng ai làm thơ tình ướt át, lãng mạn và... điệu đà ẻo lả như nhà thơ này. Nhiều thế hệ học trò, cho đến văn thi nhân hậu bối, đă mê thơ ông, thuộc thơ ông. Có người còn mượn thơ ông để tỏ tình nữa; vì bài thơ nào của ông cũng nói đến tình yêu mà lại là thứ tình yêu rất lạc quan, lúc nào cũng thành công, hạnh phúc, hả hê, hài lòng... thứ tình yêu của tuổi mới lớn, của người mới biết yêu lần đầu, tò mò, bồn chồn, hăm hở tìm chọn những phương thức tỏ bày.

Cho dù trong định nghĩa chữ Yêu, ông nói là "chết ở trong lòng một ít" nhưng cũng chẳng thấy hơi thơ ông nhuốm màu khổ đau chi cả. Ông còn sung sướng được chết một ít trong lòng nữa là đàng khác. Ðọc thơ ông, tôi không thấy buồn (dĩ nhiên không phải đọc thơ thì phải buồn), chỉ thấy vui là vui chúng mình vui nhiều. Giống như đọc truyện kể về những cặp trai gái yêu nhau.

Càng về sau, thời hậu chiến, nghĩa là sau cái thời thơ ông rộ nở và chiếm lĩnh đài vinh quang của thi đàn Việt-nam, cho đến thời kỳ đất nước chia đôi, rồi tái thống nhất dưới ngọn cờ đỏ, thơ ông cứ thế mà nhạt dần theo năm tháng. Ông không còn nói được cái tình yêu đôi lứa chung cho mọi người mà chỉ nói cho thân phận, hoàn cảnh riêng của mình; thỉnh thoảng có nói về cái tình chung nào thì đó lại là cái tình yêu đối với cái mình không yêu mà phải giả đò yêu, hoặc yêu lầm mà cứ tiếp tục ca tụng cái yêu lầm lỡ ấy...

Dù sao, có một thời thơ ông đă mơn trớn dựng xây bao cuộc tình, khích lệ yêu với thương, gỡ rối tơ lòng (hàm thụ) cho bao tâm hồn non trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời. Và lác đác những đoạn thơ của ông đă từng được chép một cách trân trọng trên giấy tập học trò, và chen vào những lá thư tình vụng dại, trích dẫn nơi những bài luận văn...

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu...
(Vì sao)

Dù không cắt nghĩa được tình yêu lúc ấy, nhưng đến một lúc dày dạn kinh nghiệm hơn, ông đã cho lớp người sau một định nghĩa về tình yêu, và định nghĩa này dường như được mặc nhiên công nhận như là định nghĩa phổ quát đối với nhiều tầng lớp đang yêu và đã yêu. Ðịnh nghĩa đó nằm trong bài thơ Yêu của ông. Có thể nhiều người sẽ không thuộc hết bài, nhưng ít ra cũng thuộc câu đầu, câu chót, và cứ lấy đó làm thần phù khi bàn nói về chữ Yêu:

Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tròn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
(Yêu)

Chết trong lòng một ít là thứ tình yêu xa hoa, thứ tình yêu của kẻ thắng thế, của những kẻ có thể phụ bạc người yêu bất cứ lúc nào. Yêu mà chỉ chết trong lòng một ít thì chẳng lấy gì tha thiết lắm. Trên thực tế thì dù được, dù mất, một tình yêu sâu đậm thế nào cũng làm chết cả lòng chứ không chỉ chết một ít. Yêu hời yêu hợt mới chết một ít. Yêu đắm yêu đuối thì chết cả một đời. Cho nên, cái tình yêu chết một ít đó, có vẻ không thật. Cả những mối tình sóng bước dưới trăng, hồn lâng lâng, nhè nhẹ, lặng lẽ bước trong thơ... cũng có vẻ yểu điệu làm dáng, không thật. Chỉ có cái tình thật nhất, đẹp nhất, trung thực nhất mà Xuân Diệu lột tả được một cách xuất thần, đó là mối tình vu vơ tuyệt vọng của người kỹ nữ. Ðọc bài này, người ta sẽ cám cảnh thương cho những duyên phận bẽ bàng, thương đau; mà cũng cám ơn ngọn bút tài hoa của thi nhân đã nói giùm tâm cảnh, hoàn cảnh xót xa của đời những người con gái ăn sương, hương sắc tàn phai theo năm tháng... Mỗi ngày mỗi đêm, tuổi xuân rơi rụng dần mà không tìm thấy chút hy vọng nào cho một hạnh phúc nhỏ nhoi; tìm quên trong cảm giác hầu hạ phục tùng những tấm chồng tạm bợ cũng không sao khỏa lấp đuợc nỗi cô đơn truyền kiếp và cái định mệnh khắt nghiệt đã đóng nặng dấu ấn vào tim. Họ bám víu, bám víu... nhưng không giữ đuợc gì. Ôm ấp từng khách lạ để tìm hơi ấm hạnh phúc hão huyền. Tình yêu là đâu? Tình yêu là gì? Không chết đi một ít mà chết ở tận cùng con tim. Con tim cũng đã mất đi hình dạng của nó. Sống vật vờ như thế với từng đêm mộng mị chiêm bao. Mỗi sớm mai thức dậy, nhìn thấy sông trôi, người chồng một đêm cũng trôi, cuộc tình tạm bợ cũng trôi đi trong đôi mắt run mờ. Ðây, bài Lời Kỹ Nữ của Xuân Diệu:

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi!
Ðêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá.
Khách ngồi lại cùng em, đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say
Ðây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.
Chớ đạp hồn em!
Trăng từ viễn xứ
Ði khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn
Gió theo trăng từ biển thổi qua non;
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn.
Chớ để riêng em phải gặp lòng em;
Tay ái ân du khách hãy làm rèm
Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng
Ðẩy hộ hồn em triền miên trên sóng
Trôi phiêu lưu không vọng bến hay gành;
Vì mình em không được quấn chân anh
Tóc không phải những dây tình vướng víu
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
Lời kỹ nữ đă vỡ vì nước mắt
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi
Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.
Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi -
Du khách đă đi rồi.
(Lời Kỹ Nữ)

*

Dầu sao, vào những lúc tâm hồn thơ thới lâng lâng bởi một duyên tình nào đó, cũng nên đọc vài bài thơ tình của Xuân Diệu, có thể sẽ được bồi thêm một ít phấn chấn hay nên thơ nào chăng? Hoặc ít ra cũng gợi nhớ một dĩ vãng mộng mơ nào đó mà trong đời ai cũng một lần kinh qua...

Nguyên Ðán

Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi;
Từ lúc yêu nhau, hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.

Chiều

Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
Sương trình rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...

Tương Tư Chiều

Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi! anh nhớ em
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.

Thôi hết rồi! còn chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm,
Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,
Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi,
(Ðược giận hờn nhau, sung sướng bao nhiêu!)

Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh.
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.

Hoa Nở Ðể Mà Tàn

Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để chia tan
Người gần để ly biệt.
Hoa thu không nắng cũng phai màu
Trên mặt người kia in nét đau.

Tả cảnh tả người cỡ như bài này thì tuyệt:

Thu

Nõn nà sương ngọc quanh thềm dậu
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.
Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;
Cành biếc run run chân ý nhi.

Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà
Buồn ở sông xanh nghe đã lại
Mơ hồ trong một tiếng chim qua.

Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm
Hây hây thục nữ mắt như thuyền.
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.

Và bài sau đây, dù sáng tác thời tiền chiến, để nói cái bẽ bàng của một đời hương sắc/tài hoa (của giai nhân? hay nghệ sĩ?) khi trao gửi thân phận/tài năng của mình không đúng chỗ, thì chừng mười mấy năm sau đó, lại thấy có vẻ như ứng vào hoàn cảnh chung của những nghệ sĩ, những văn công, không thể đóng góp tài năng của mình cho văn học nghệ thuật nữa, mà phải dùng tài năng của mình để tô son thếp hồng cho một bộ máy. Ðọc bài này để tiếc thương cho những nghệ sĩ tài hoa một thời:

Gửi Hương Cho Gió

Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Ðem gửi hương cho gió phụ phàng!
Mất một đời thơm trong kẽ núi
Không người du tử đến nhằm hang!

Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,
Là truyền tin thắm gọi tình yêu.
Song le hoa đợi càng thêm tủi,
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.

Tản mác phương ngàn lạc gió câm
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm.
Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá,
Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

Tình yêu muôn thuở vẫn là hương
Biết mấy lòng thơm mở giữa đường
Ðã mất tình yêu trong gió rủi
Không người thấu rõ đến nguồn thương!

Thiên hạ vô tình nhận ước mơ
Nhận rồi không hiểu mộng và thơ...
Người si muôn kiếp là hoa núi
Uống nhụy lòng tươi tặng khách hờ.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Xem phim hay : "Tiếu Ngạo Giang Hồ"



Tiếu ngạo giang hồ là câu chuyện xoay quanh cuộc chiến giữa các phe phái trong võ lâm Trung nguyên để giành được bí kíp võ công Tịch tà kiếm phổ huyền diệu của nhà họ Lâm. Nhân vật chính của Tiếu ngạo giang hồ là chàng trai lãng tử Lệnh Hồ Xung - đại đệ tử phái Hoa Sơn, một trong Ngũ nhạc kiếm phái của võ lâm Trung nguyên). Lệnh Hồ Xung là một chàng trai nghĩa hiệp có tính cách lanh lợi, tư chất thông minh khác thường. Nhưng khi bị người yêu Nhạc Linh San phụ bạc, đồng môn hiểu lầm và bị trục xuất khỏi sư môn, Lệnh Hồ Xung đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi và trải qua rất nhiều sóng gió.

Tên bước đường phiêu bạt đó, Lệnh Hồ Xung đã may mắn được nhiều cao thủ võ lâm truyền thụ võ công và trở thành một trong những đệ nhất võ lâm ở Trung nguyên. Với tấm lòng nhân ái, luôn biết hy sinh vì người khác, cuối cùng hạnh phúc cũng đến với Lệnh Hồ Xung. Anh đã lọt vào mắt xanh của thánh cô Nguyệt Thần giáo Nhậm Doanh Doanh. Cô sẵn sàng từ bỏ danh lợi, chấp nhận hy sinh cả tính mạng để xả thân cứu người mình yêu. Hai con người với tình yêu sâu nặng đã cùng nhau phiêu bạt khắp thế gian để hợp tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ do hai bậc tiền nhân là Khúc Dương và Lưu Chính Phong truyền lại.

Tiếu ngạo giang hồ là bài ca ca ngợi tình yêu cao đẹp, đức hy sinh và khao khát một cuộc sống không màng danh lợi, tiền bạc và quyền lực. Nét đặc sắc của bộ phim chính là tư tưởng chế nhạo sự giả dối trên giang hồ. Những kẻ luôn dùng thủ đoạn xấu xa để được là đệ nhất thiên hạ không bao giờ đạt được mục đích.

Mời các bạn cùng theo dõi bộ phim "Tiếu Ngạo Giang Hồ"

Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 01 : tập 01-05)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 02 : tập 06-10)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 03 : tập 11-15)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 04 : tập 16-20)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 05 : tập 21-25)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 06 : tập 26-30)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 07 : tập 31-35)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 08 : tập 36-40)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 09 : tập 41-45)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 10 : tập 46-50)


Tiếu Ngạo Giang Hồ (Phần 11 : tập 51-52)


Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Nghe đọc truyện Hồ Biểu Chánh : "Cha con nghĩa nặng"



"Cha con nghĩa nặng" kể về chuyện Trần văn Sửu vốn là người thật thà, chăm chỉ, thương vợ, thương con, nhưng vợ lại là người lăng lòan. Một hôm Sửu bắt được vợ ngọai tình. Vợ ngọai tình lại còn ăn nói láo xược. Tức quá, Sửu xô vợ và không may vợ bị chết. Sửu phải bỏ trốn. Hai con Sửu được ông ngoại là Hương thị Tào nuôi, nhưng hòan cảnh quá nghèo, chúng phải đi ở. Lớn lên, cả hai anh em đều có cuộc sống ổn định, triển vọng và đang sắp lấy vợ, lấy chồng thì Sửu bỗng nhiên trở về.

_ Việc trở về của ông Sửu có làm ảnh hưởng việc lập gia đình của hai con không ?
_ Pháp luật sẽ xử tội của ông Sửu như thế nào ?

Các bạn có thể xem truyện "Cha Con Nghĩa Nặng" tại đây . Bố cục của câu chuyện như sau :

Chương I: Gia đạo thôn phu
Chương II: Tức mà hỏi vợ
Chương III: Rủi tay rồi ăn năn
Chương IV: Quan làng tra xét
Chương V: Anh em thương nhau
Chương VI: Anh em một nhà
Chương VII: Anh vô tình, em có nghĩa
Chương VIII: Mẹ tha lỗi, con đền ơn
Chương IX: Con thảo, cha lành
Chương X: Rể hiền cứu cha vợ

Mời các bạn nghe đọc câu chuyện này .

Cha Con Nghĩa Nặng (Phần 1)



Cha Con Nghĩa Nặng (Phần 2)



Cha Con Nghĩa Nặng (Phần 3)



Cha Con Nghĩa Nặng (Phần 4)

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Châu Tinh Trì và phim "Thần bài"

Châu Tinh Trì hay Chu Tinh Trì (sinh ngày 22 tháng 6 năm 1962) là một đạo diễn và diễn viên của rất nhiều bộ phim Hồng Kông ăn khách. Anh được coi là diễn viên hài xuất sắc nhất hiện nay của điện ảnh Hồng Kông với biệt danh Vua hài .Hai bộ phim gần đây nhất của Châu Tinh Trì là Đội bóng Thiếu Lâm và Tuyệt đỉnh công phu không chỉ gây tiếng vang ở Hồng Kông mà còn được yêu thích tại nhiều nước, bộ phim Tuyệt đỉnh công phu hiện đang giữ kỉ lục về doanh thu của điện ảnh Hồng Kông.



Khi còn nhỏ, Châu rất thích Kung Fu nhưng phải học môn võ này qua truyền hình vì cha mẹ anh không đủ tiền cho con theo học các lớp chính quy. Sau đó thì anh theo học Vĩnh Xuân Quyền và trở thành một người hâm mộ diễn viên Lý Tiểu Long. Cho đến tận ngày nay anh vẫn giữ niềm đam mê này và những bộ phim của Châu Tinh Trì thường có những cảnh gợi đến những tác phẩm Lý Tiểu Long tham gia diễn xuất.

Châu Tinh Trì tốt nghiệp lớp diễn viên của hãng TVB (thuộc tập đoàn Thiệu Thị) năm 1983 và bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp giải trí với vai trò người dẫn chương trình cho tiết mục thiếu nhi 430 Shuttle của đài TVB. Trong hơn 5 năm, anh cũng tham gia vào một số phim truyền hình của TVB nhưng không có vai diễn nào nổi bật và Chu vẫn chỉ là một diễn viên ít được chú ý.

Vai diễn bước ngoặt cho sự nghiệp của Châu Tinh Trì và cũng định hình cho phong cách hài của anh là vai A Tinh trong bộ phim ăn khách Đổ thánh (Thánh bài) sản xuất năm 1990. Các vai diễn sau đó của Chu được xây dựng từ thành công của Đổ thánh, anh dần dần hoàn thiện những vai hài của mình, đó thường là những nhân vật ban đầu có vẻ tầm thường nhưng sau đó lại đánh bại được tất cả đối thủ, hoặc lại là người tự cao tự đại để rồi sau đó bị làm nhục trước khi quay trở lại hạ gục những kẻ xấu. Những vai diễn đáng chú ý theo môtíp này của Chu là trong các phim Học trường Uy Long năm 1991, Quốc sản 007 năm 1994 và Thần ăn năm 1996. Đôi khi những bộ phim của Châu Tinh Trì cũng lấy bối cảnh lịch sử làm nền như bộ phim Đường Bá Hổ điểm Thu Hương sản xuất năm 1993 với sự tham gia diễn xuất của Củng Lợi.

Tuy nhiên đôi khi Châu Tinh Trì cũng có những vai diễn thoát khỏi môtíp hài quen thuộc của mình, một ví dụ điển hình là vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim ăn khách Tân Tây du kí công chiếu năm 1994, trong bộ phim này Chu đã thể hiện những cảnh diễn nội tâm của nhân vật rất tốt và anh đã được trao giải Diễn viên nam xuất sắc nhất của Hội phê bình điện ảnh Hồng Kông cho vai diễn này.

Từ năm 1994, Châu Tinh Trì đã bắt đầu tự viết kịch bản và đạo diễn cho một số bộ phim. Bộ phim Đội bóng Thiếu lâm đã phá vỡ kỉ lục doanh thu tại Hồng Kông năm 2001, kỉ lục này lại tiếp tục bị vượt qua bởi bộ phim tiếp theo của Chu là Tuyệt đỉnh công phu năm 2004.

Mời các bạn cùng theo dõi 3 bộ phim "Thần bài" do Châu Tinh Trì thủ vai chính .

Thần bài 1


Thần bài 2


Thần bài 3

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Du lịch : 7 kỳ quan thế giới cổ đại



Bảy kì quan thế giới cổ đại là một danh sách được nhiều người biết đến liệt kê các công trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kì cổ đại. Danh sách này do nhà văn Hi Lạp Antipater xứ Sidon lập ra trong thế kỉ thứ 2 TCN, dựa trên tầm nhìn của người Hi Lạp thời ấy, chỉ gồm các công trình quanh Địa Trung Hải mà họ cho là vĩ đại và thể hiện văn minh của nhân loại. Danh sách này được ông thu thập từ các công trình của Herodotus (484 TCN–425 TCN), Callimachus (310 TCN/305 TCN-240 TCN), Philo xứ Byzantium (280 TCN - 220 TCN)

1.Kim Tự Tháp Giza



Khu lăng mộ Giza, được xây dựng vào khoảng thế kỉ 26 trước Công nguyên, là một tổng thể gồm 3 kim tự tháp với chiều cao đỉnh kim tự tháp cao nhất là 145,75 m. Kim tự tháp Cheops trong quần thể kim tự tháp Giza, do một Pharaoh Vương triều thứ tư (tên là Khufu) xây dựng để làm mộ cho mình, đã huy động hơn 100.000 người lao động trong 30 năm, sử dụng hơn 230 vạn phiến đá nặng 6 tấn, nếu ngày nay dùng xe lửa chuyên chở thì cần đến 60 vạn toa xe. Độ nghiêng của các mặt bên Kim tự tháp vào khoảng 51,5 độ. Chiều cao của mặt nghiêng là 195 m. Bốn mặt của Kim tự tháp nhìn về 4 hướng: chính bắc, chính nam, chính đông và chính tây. Kim tự tháp của vua Chephren nằm phía sau kim tự tháp của Khufu và phía trước là kim tự tháp của Mycerinus. Ba kim tự tháp nhỏ hơn ở phía trước được xây cho ba người vợ của vua Mycerinus. Những kim tự tháp này quay mặt về bốn hướng chính. Tại đây còn có cả tượng nhân sư Sphinx nổi tiếng tạc hình mô phỏng Chephren.

Kim tự tháp là kì quan thế giới duy nhất còn tồn tại hiện nay trong số bảy kì quan thế giới cổ đại.

2.Vườn Treo Babylon

Vườn treo Babylon cũng được gọi là vườn treo Semiramis, là một công trình do vua Nebuchadrezzar II xây dựng năm 603 trước Công nguyên, trong đó cây được treo trên mái hiên, nhằm khuây khỏa nỗi nhớ quê hương xứ Medes của bà vợ vua Nebuchadnezzar II là Amyitis

Trong vườn treo có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây. Để tưới nước cho hoa và cây của khu vườn, các nô lệ phải luân phiên nhau đưa nước từ dòng sông Euphrates lên khu vườn.

Vườn treo được sử gia Berossus mô tả đến đầu tiên năm 270 TCN

3.Tượng Thần Zeus - Olympia



Được xây dựng vào năm 470-460 trước Công nguyên, cao 40 ft, rộng 22 ft, tạc hình thần Zeus ngồi trên ngai vàng, với làn da được làm từ ngà voi; râu, tóc, áo choàng làm bằng vàng. Tay phải cầm tượng thần Victory có cánh biểu tượng cho chiến thắng trong các kỳ Thế vận hội, tay trái cầm vương trượng trang trí hình chim đại bàng bằng kim loại, tượng trưng cho quyền lực tối cao của vị vua trong các vị thần. Đầu thần Zeus trang điểm vòng hoa ôliu. Ngai vàng làm bằng gỗ tuyết tùng và ngà. Chân thần đặt lên một ghế lớn.

4.Đền Artemis



Đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền thờ Diana được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là Metagenes, dài 377 feet (115 m), rộng 180 feet (55 m, bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kì). Đền được bắt đầu xây dựng năm 550 TCN, trải qua quá trình xây dựng lại và mở rộng qua nhiều thời kỳ, lần cuối là năm 430 TCN sau 120 năm. Năm 356 TCN, ngôi đền bị lửa thiêu hủy vào đêm Alexandros Đại Đế chào đời. Một ngôi đền tương tự được xây lại trên nền ngôi đền cũ. Năm 262, người Goth đã đốt ngôi đền lần thứ hai. Chỉ phần nền và một số phần khác của ngôi đền thứ hai còn tồn tại đến ngày nay. Viện bảo tàng Anh ở Luân Đôn còn lưu một số di tích thuộc ngôi đền thứ hai.

5.Lăng Mộ Mausolus

Lăng mộ được nữ hoàng Artemisia II xây dựng cho chồng là vua Mausolus của Caria thuộc khu vực Tiểu Á, từ năm 353 TCN đến 351 TCN, nhằm tôn vinh giá trị các thế lực cai trị thời giáo hoàng Jangvonhai. Lăng mộ được xây dựng tại thành phố Halicarnassus, thủ đô xứ Caria, nhờ có 1200 lao động, làm việc miệt mài trong thời gian là 17 năm. Chính từ ngôi mộ vua Mausolus đã là nguồn gốc của từ mausoleum (lăng mộ).

Đến năm 1494, những hiệp sĩ St. John, một nhóm hiệp sĩ trong cuộc Thập tự chinh đã sử dụng những khối đá cẩm thạch của phần nền ngôi mộ để xây một lâu đài vào năm 1522. Hầu hết các khối đá ở đây được cắt thành từng mảnh nhỏ để xây lâu đài. Ngày nay lâu đài này vẫn còn tồn tại với những mảnh đá cẩm thạch được tách riêng khỏi ngôi mộ của vua Mausolus.

6.Tượng Thần Mặt Trời - Rhodes


Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes là tượng đồng khổng lồ thể hiện vị thần mặt trời Helios - vị thần bảo hộ thành Rhodes - đã có công giúp thành phố thoát khỏi cuộc bao vây của Demetrius "Poliorcetes", vua Syria, năm 305 trước Công nguyên. Theo nhiều giả thiết được đặt tại thành phố Rhodes, thủ phủ của đảo Rhodes, Ai Cập, tượng được xây dựng năm 280 TCN và sụp đổ trong một trận động đất vào năm 224 TCN. Tượng cao khoảng 105 feet (33 mét).

7.Ngọn Hải Đăng Alexandria



Hải đăng AlexandriaHải đăng xây dựng dưới thời vua Ptolemy I, khánh thành khoảng năm 2001 TCN dưới thời vua Ptolemy II, bị sụp đổ hoàn toàn năm 1303 trong một trận động đất nghiêm trọng. Ngoại trừ Kim tự tháp ở Giza, hải đăng là công trình cao nhất trong thế giới cổ đại. Hải đăng đặt ngay lối vào cảng Alexandria, gồm 3 tầng, chiều cao khoảng 135 m. Bậc dưới cùng hình vuông, gồm nhiều phòng cho bộ phận canh gác hải đăng thường trực, gia súc và lương thực. Lối vào được tôn cao, đi vào bằng con đường dốc bắt đầu từ phần nền bao quanh tháp. Bên trong bậc hình vuông thấp hơn là một vách tường đỡ các phần trên của hải đăng, đến được phần trên này bằng con đường dốc xoáy trôn ốc bên trong. Bậc ở giữa có hình bát giác, phía trên bậc này là phần hình tròn có tượng thần Zeus.

Mời xem clip giới thiệu về 7 kỳ quan thế giới cổ như sau :



Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Xem phim "AVATAR" - Một vài suy nghĩ về năng lực lãnh đạo


Một cảnh trong phim Avatar

Jessica Lu - Tổng giám đốc công ty tư vấn quản trị nhân sự Towers Watson Việt nam

Là một người mê phim ảnh, bộ phim Avatar nằm trong danh sách "phải xem" của tôi. Mặc dù cốt truyện có phần đơn giản và không có gì mới, nhưng do kỹ thuật hiện đại và hình ảnh sống động trong phim làm cho ai nấy đều phải thốt lên "Wow" khi xem đến những cảnh đánh nhau dữ dội hoặc những giây phút lãng mạn ngọt ngào. Bộ phim là sự phản ảnh sâu sắc chính sách đối ngoại của một số nước trong thời đại hiện nay, đưa ra thông điệp rõ ràng về các vấn đề môi trường, đồng thời đem lại nhận thức sâu sắc về tâm hồn.

Tôi tin rằng mọi người đều thích thú khi xem Avatar và nhận ra được giá trị của nó dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Đối với tôi, bộ phim mang lại những minh chứng về hành vi cốt lõi của một người lãnh đạo trong mỗi tổ chức.

Gần đây, tôi thường hay được mời phát biểu về đề tài lãnh đạo hoặc hướng dẫn nhiều hội thảo về "Phát triển Lãnh đạo" - đề tài nóng bỏng nhất về Quản lý Nhân sự hiện nay. Tôi vẫn thường trăn trở về việc làm thế nào chuyển tải được ý nghĩa của từ "Lãnh đạo" và nêu được trọng tâm mà mọi nỗ lực cần phải dồn vào để phát triển năng lực "Lãnh đạo" thực tiễn trong một tổ chức. Sau khi xem xong phim Avatar, cái nhìn của tôi trở nên rõ ràng hơn.

Jack Sully, người hùng trong Avatar, là điển hình của một nhà lãnh đạo trong thời hiện đại. Jack và phiên bản chứa DNA của của anh đã giúp người Na'vi trên hành tinh Pandora đánh bại "đội quân của những người từ trên trời" (lực lượng Mỹ) để cứu quê hương họ. Không có gì phủ nhận được rằng Jack là nhà lãnh đạo thực sự, dẫn dắt cả một cộng đồng đạt được mục tiêu chung. Xuyên suốt hành trình của anh trong cuộc phiêu lưu này, tôi nhận ra được sáu năng lực tiêu biểu của một nhà lãnh đạo thành công đích thực.

1. Là một thành viên trong cộng đồng

Jack phải trải qua một quá trình rèn luyện cam go để thấu hiểu được người dân Na'vi suy nghĩ, hành động như thế nào, để có được kỹ năng và phẩm chất của một người thợ săn mà nhờ đó, anh chiếm được lòng tin và được chấp nhận là một thành viên của bộ tộc. Như vậy, điều hiển nhiên ở đây là một nhà lãnh đạo phải luôn là một thành viên của cộng đồng, cùng làm việc TRONG cộng đồng đó, tạo ra những giá trị từ công việc của mình để có lòng tin của mọi người. Một nhà lãnh đạo chân chính không Ở TRÊN cộng đồng nhờ vào quyền lực mình có.

2. Làm việc để đạt được mục tiêu chung, không phải vì lợi ích cá nhân

Jack liều mình nhiều lần để chiến đấu kiên cường cho bộ tộc Na'vi. Mục tiêu của anh luôn luôn là bảo vệ công đồng mà không màng đến lợi ích riêng tư. Nếu một người dẫn dắt người khác hướng đến việc phục vụ cho bản thân mình, thì đó chỉ là thao túng. Ngược lại, làm việc vì mục tiêu chung của cộng đồng sẽ giữ vững được tinh thần vì cộng đồng, ngay cả trong khủng hoảng hay nguy biến.

3. Gặt hái sự tín nhiệm qua việc thực thi được nhiệm vụ với thành quả phi thường

Trong nguy biến, con đường duy nhất để Jack có thể lôi cuốn được sự chú ý, được người dân Na'vi tôn trọng và đặt niềm tin vào anh là việc cưỡi con chim Totuk khổng lồ. Đây là điều không ai khác trong bộ tôc này làm được. Điều này chứng tỏ không phải là chức vụ kèm theo quyền lực tạo nên được sự tín nhiệm, mà chính những công việc người lãnh đạo thực hiện được mọi người chứng kiến sẽ làm cho họ tin theo.

4. Diễn đạt và thuyết phục

Jack không những thuyết phục được người Na'vi qua những lời đầy cảm hứng của anh để họ thêm can đảm, tự tin chiến đấu chống lại kẻ thù, anh còn mở đường cho sự hợp lực của nhiều thị tộc trong cuộc chiến đấu đó. Hiển nhiên, một nhà lãnh đạo cần phải diễn đạt được tầm nhìn và quyền lợi, rồi trình bày chúng theo một cách thật mạnh mẽ để thuyết phục người nghe sẵn sàng hành động.

5. Suy nghĩ theo chiến lược hợp lý

Jack hiếu thấu đáo mọi tình huống nhờ vào vai trò bên trong lực lượng quân đội của anh. Điều này cho phép anh thấy được toàn cảnh và suy nghĩ theo một chiến lược hợp lý, do đó anh có thể tự tin dẫn dắt người Na'vi chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tự vệ của họ. Trong tình huống hoạt động của một tổ chức ngày nay, nhà lãnh đạo cần chứng tỏ được khả năng nắm giữ những thông tin trí tuệ được cập nhật của mình và chiến lược sử dụng chúng đầy sáng tạo ra sao. Một nhà lãnh đạo cũng phải là một "người đọc" thường xuyên.

6. Thông tin và tiếp nhận thông tin một cách thường xuyên

Nhờ có kỹ thuật hiện đại của con người, Jack có thể sử dụng được nhiều thiết bị truyền thông để trao đổi với nhiều nhân vật chủ chốt trong đội ngũ của anh suốt quá trình chiến đấu. Anh cũng phân công, hướng dẫn một số nhiệm vụ cũng như đưa ra cảnh báo và khuyến khích tùy theo tình huống. Việc này chứng tỏ thông tin liên lạc thường xuyên là một công cụ rất hữu ích cho người lãnh đạo trong mọi tình huống.

Bộ phim Avatar đã chứng tỏ được rằng Lãnh đạo không phải là điều gì mơ hồ. Sự lãnh đạo mang tính thực tiễn và khả năng lãnh đạo có thể phát triển được khi đặt trọng tâm vào sáu hành vi nêu trên. Những nhà lãnh đạo hiện nay cần chứng tỏ tốt sáu khả năng trên để đạt được lòng tin, kính trọng và trung thành của những người theo họ, và nhờ vậy, họ xây dựng được một đội ngũ lấy kết quả công việc làm trọng tâm.

Tôi thật sự tin rằng với trọng tâm như thế, tổ chức của bạn có thể xác định và phát triển Jack cho tổ chức của mình và bản thân bạn cũng có thể là Jack!

Mời bạn cùng theo dõi bộ phim "AVATAR"

Avatar (P1)


Avatar (P2)


Avatar (P3)


Avatar (P4)


Avatar (P5)


Avatar (P6)


Avatar (P7)


Avatar (P8)


Điểm tin tuần (26/12/2010-02/01/2011)