Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Báo cáo tài chính đến ngày 31/12/2009



Kính gửi : Các bạn lớp 6K9

Ban liên lạc xin gửi đến các bạn báo cáo tài chính của Lớp được cập nhật tới ngày 31/12/2009 .

1/Tổng số thu là : 8,900,000 đồng
2/Tổng số chi là : 1.000.000 đồng
3/Tổng số tồn là : 7,900,000 đồng

Chi tiết tổng số thu như sau :
1/ Đoàn Anh Dũng 200,000 đồng
2/ Phan Song Diễm 1,900,000 đồng ( 100 USD )
3/ Lê Vũ Lưu 700,000 đồng
4/ Hàng Thị Tuyết 200,000 đồng
5/ Nguyễn Thị Thu Nhung 200,000 đồng
6/ Lê Văn Minh 200,000 đồng
7/ Vũ Duy Sanh 200,000 đồng
8/ Trần Lê Kim Thông 200,000 đồng
9/ Nguyễn Tấn Quyền 200,000 đồng
10/Nguyễn Vũ Hữu Minh 2,000,000 đồng
11/Phạm Trần Phương Liên 1,900,000 đồng ( 100 USD )
12/Vũ Thị Phương 1,000,000 đồng

Chi tiết số tồn :
1/ Gửi tiết kiệm : 7,000,000 đồng
2/ Tiền mặt : 900,000 đồng

Đây là Sổ tiết kiệm mà BBT đã gửi tại Ngân hàng ACB



Mời các bạn xem bảng danh sách thành viên lớp 6K9 và báo cáo tài chính chi tiết tại đây

BBT

Ca nhạc mừng năm mới - Xuân bình yên


Happy New Year
Myspace 2.0 layouts



Giới thiệu cùng các bạn chương trình "Thay lời muốn nói" của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề "Xuân bình yên" để chào đón năm mới 2010 . Chúc một mùa xuân thanh bình , hạnh phúc đến mọi nhà , mọi người !

Xuân đã về

Sáng tác: Minh Kỳ
Biểu diễn: Nhóm Phù Sa



Ngày Tết quê em

Sáng tác: Từ Huy
Biểu diễn: Tam ca Áo Trắng



Điệp khúc mùa xuân

Sáng tác: Quốc Dũng
Biểu diễn: Phương Vy



Mẹ ơi xuân lại về

Nhạc: Nguyễn Hiệp
Biểu diễn: Hạnh Nguyên



Mùa xuân đầu tiên

Sáng tác: Văn Cao
Biểu diễn: Năm Dòng Kẻ



Mùa xuân đầu tiên

Sáng tác: Tuấn Khanh
Biểu diễn: Thế Châu



Em là hoa hồng nhỏ

Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Nhóm Sido



Dịu dàng sắc xuân

Sáng tác: Nguyễn Nam
Biểu diễn: Thùy Lâm

Thơ xuân



Xuân

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau !

Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng ?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây đem chắn nẻo xuân sang !

Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Gió thu góp lại cản tình xuân ?
Có một người nghèo không biết tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn !

Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran !

Chao ôi ! mong nhớ ! Ôi mong nhớ !
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.

Chế Lan Viên



Nhạc Xuân

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Xuân đã sang đò nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đã vội quên tình nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa vườn Thượng uyển
Ai về Chiêm Quốc với Huyền Trân ?

Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Rượu uống say rồi nhớ cố nhân
Đã có yêu nhau là đến thế
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân ?

Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân
Ta viết thơ này gửi cố nhân
Năm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.

Huyền Trân ơi !
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi\.
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi !

Nguyễn Bính



Xuân

Luống đất thơm hương mùa mới dậy,
Bên đường chân rộn bước trai tơ.
Cây xanh cành đẹp xui tay với;
Sông mát tràn xuân nước đậm bờ.

Ồ những người ta đi hóng xuân;
Cho tôi theo với, kéo tôi gần !
Rộn ràng bước nhịp hương vương gót,
Nhựa mạnh tuôn trào tưởng dính chân.

Bắt gặp mùa tươi lên rún rẩy,
Trong cành hoa trẻ, cổ chim non.
- Có ai gửi ý trong xuân cũ,
Đất nở muôn xuân vẫn chẳng mòn.

Huy Cận



Xuân Về

Năm vừa rồi
Chàng cùng tôi
Nơi vùng Giáp Mộ
Trong gian nhà cỏ
Tôi quay tơ,
Chàng ngâm thơ
Vườn sau oanh giục giã,
Nhìn ra hoa đua nở
Dừng tay tôi kêu chàng
Này, này ! bạn ! xuân sang
Chàng nhìn xuân mặt hớn hở
Tôi nhìn chàng lòng vồn vã ...

Rồi ngày lại ngày
Sắc màu: phai
Lá cành: rụng
Ba gian: trống
Xuân đi
Chàng cũng đi.
Năm nay xuân còn trở lại
Người xưa không thấy tới .

Lưu Trọng Lư

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

Nghe đọc truyện Trạng Quỳnh


Cho đến nay, vấn đề Trạng Quỳnh vẫn còn đòi hỏi thêm sự nghiên cứu và phân tích. Qua sử sách, gia phả, người ta tìm thấy một Nguyễn Quỳnh thực, cũng giỏi thơ văn, có tài hài hước. Tuy nhiên không thể đồng nhất Hương Cống Nguyễn Quỳnh với Trạng Quỳnh dân gian, bởi vì trong kho tàng chuyện Trạng ở Việt Nam có sự khác nhau giữa những câu chuyện có thật của những ông Trạng có thật và những chuyện mang tính chất hoặc giá trị "Trạng".

Mời các bạn nghe đọc 20 câu chuyện về Trạng Quỳnh sau đây :

01. Đầu to bằng cái Bồ - Ngọc Hà
02. Đất nứt con Bọ Hung - Ngọc Hà
03. Chuyện Dê đực chửa - Ngọc Hà
04. Miệng kẻ sang - Ngọc Hà
05. Phơi sách, phơi bụng - Ngọc Hà
06. Chúa Liễu mắc lõm - Ngọc Hà
07. Trả ơn chúa Liễu - Ngọc Hà
08. Tạ chúa Liễu ba bò - Ngọc Hà
09. Dòm nhà quan Bảng - Ngọc Hà
10. Đối đáp với Thị Điểm - Ngọc Hà
11. Tất cả đều câm điếc - Ngọc Hà
12. Thừa giấy vẽ Voi - Ngọc Hà
13. Ngọc Người - Ngọc Hà
14. Ông nọ Bà kia - Ngọc Hà
15. Ăn trộm Mèo - Ngọc Hà
16. Món ngon nhà Trạng - Ngọc Hà
17. Chửi... Vua - Ngọc Hà
18. Hút chết vì quả Đào - Ngọc Hà
19. Cây nhà lá vườn - Ngọc Hà
20. Trạng chết Chúa cũng băng hà - Ngọc Hà

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

Tình khúc Vũ Thành An


Vũ Thành An (1943– ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Là tác giả của các Bài không tên, Vũ Thành An là một trong những nhạc sĩ lớn của miền Nam thời kỳ sau 1954, trước 1975, cùng với Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương.

Vũ Thành An sinh tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Năm 1960, ông vào học trường trung học Nguyễn Trãi, có theo học nhạc sĩ Chung Quân cùng Ngô Thụy Miên, Đức Huy. Năm 1961 ông thi hỏng Tú tài và về trường Hưng Đạo học tiếp Đệ nhị. Năm 1963, Vũ Thành An thi đậu Tú tài toàn phần.

Sau đó ông được linh mục Trần Đức Huynh, giám đốc trường Hưng Đạo cho dạy lớp Đệ thất để có tiền học Đại học. Cuối năm 1963, Vũ Thành An vào làm phóng viên ở Đài phát thanh Sài Gòn, ở đó ông gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn. Năm 1965, ông viết Tình khúc thứ nhất, thơ Nguyễn Đình Toàn và nổi tiếng ngay từ ca khúc đầu tay đó. Những năm tiếp theo, ông viết nhiều Bài không tên khác. Năm 1967, Vũ Thành An nhập ngũ khóa 25 Sĩ quan dự bị Thủ Đức và 1969 ông lập gia đình.

Năm 1969, ông phát hành tập nhạc Những bài không tên. Các tác phẩm của Vũ Thành An được yêu thích ở khắp miền Nam khi đó. Người ta có thể nghe tại gần như hầu hết các quán cà phê nhạc của Sài Gòn và những thành phố lớn khác, tại các quân trường và trên các làn sóng phát thanh. Tên tuổi của Vũ Thành An cùng với Tình khúc thứ nhất, Em đến thăm anh đêm ba mươi và các Bài không tên gắn liền với giới trẻ thời bấy giờ. Vũ Thành An cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương tạo thành một lớp nhạc sĩ mới đầy tài năng.



Năm 1971, Vũ Thành An tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài Gòn. Ông tiếp tục làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn với cấp bậc sĩ quan, và trải qua nhiều chức vụ: Trưởng cơ sở dân vận Gia Định 1973, Trưởng phân khối văn hóa, Phụ tá trưởng khối chương trình, Trưởng khối chương trình và Trưởng phân khối kế hoạch hệ thống truyền thanh 1974.

Ngày 30 tháng 4 1975, Vũ Thành An là người cuối cùng rời Đài phát thanh Sài Gòn, lúc 10 giờ 30 giờ sáng. Sau đó ông đi học tâp cải tạo suốt mười năm dài từ 1975 đến 1985 tại miền Bắc. Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác Thánh ca, Những Bài Nhân Bản trong thời gian cải tạo từ năm 1981.

Năm 1991, Vũ Thành An rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1996, ông ghi danh học chương trình Cao học Thần học của Tổng giáo phận Portland, Oregon. Năm 2000, Vũ Thành An được đào tạo làm chức Phó Tế và phụ trách Đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland, Oregon. Vũ Thành An ngừng sáng tác tình khúc và chỉ tiếp tục soạn các bản thánh ca, và tham gia các công việc từ thiện.




Sau đây , xin giới thiệu đến các bạn 10 tình khúc bất hủ của Nhạc sĩ Vũ Thành An

Powered by eSnips.com

Điểm tin tuần (21/12/09 : 27/12/09)

Vì sao các chính sách công nghiệp thất bại (LĐ 27-12-09) - Nguyễn Quang A
Chính trị:
Những đòn tấn công nguy hiểm vào kinh tế (QĐND 27-12-09)
An toàn vệ sinh thực phẩm: Dân lo lắng, cơ quan chức năng... lạc quan (TN 26-12-09)
'Có thể thắng trận ĐBP trên không trong 3 ngày' (ĐV 27-12-09)
Hà Nội thất thoát do lãng phí nhiều hơn tham nhũng (Bee.net 26-12-09)
TP.HCM: Nhiều vụ tham nhũng chưa bị phát hiện! (PLTP 26-12-09)
Thực tế lao động:
Hàng nghìn công nhân sản xuất gấu bông đình công (VnEx 26-12-09) -Gần 2.000 công nhân ở Nghệ An tổ chức đình công (Bee.net 26-12-09) - "Mùa đình công" không còn sôi động? (TVN 26-12-09) - Một phụ nữ trèo trụ điện đòi đền bù đất (PLTP 26-12-09)
Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt ngày ấy (ĐV 26-12-09)
Nhiều doanh nghiệp da giày đứng trước nguy cơ phá sản (VNN 25-12-09)
Một bản dịch:
Việt Nam đang cân nhắc việc điều khiển giá cả hàng hóa, thắt chặt kiểm soát
Cơ chế sơ hở khiến nhiều người giàu bất thường' (VnEx 25-12-09) -Người nói thế là.... ông Phạm Quang Nghị! Gần như không có khả năng tự phát hiện tham nhũng (VNN 25-12-09)
Những câu hỏi quanh một dự án lớn (TVN 24-12-09) Những vấn đề cần làm rõ về Dự án kênh Quan Chánh Bố (ĐV 25-12-09) -Hai bài của GS Nguyễn Ngọc Trân
Tha hồ trục lợi từ “mỏ vàng” công sản (VNN 25-12-09)
Thực tế lao động:
Đình công giảm – quan hệ lao động đã cải thiện? (SGTT 25-12-09)
Cuộc chiến "xét lại lịch sử" (QĐND 20-12-09) -Bài này được BBC dịch (ngày 25-12-09) với tựa đề "The War to Revise History"
Hà Dũng xa dần giấc mơ bay (VnEx 25-12-09)
Việt Nam ở Mỹ:
Phở muôn màu, đa sắc tộc, ở Cali (NV 24-12-09) ♥
Ngồi dưới “tọa độ lửa” chỉ huy toàn chiến trường vận tải (CATP 25-12-09) - Cựu tướng Đồng Sĩ Nguyên kể chuyện
Lao động trong doanh nghiệp hưởng lương tháng 2,7 triệu đồng (VnEx 24-12-09)
EU áp thuế chống bán phá giá giày da Việt Nam: bất công và vô lý (TT 24-12-09)
Khi người thân lãnh đạo được ưu ái (TT 24-12-09) ♥
Nước mắm Phú Quốc: Mai này, ai nhớ...?! (LĐ 24-12-09)
Bát nháo khu du lịch Thới Sơn (NLĐ 24-12-09) - Chuyện Mỹ Tho
Pano 22-12 (Blog Ôsin 24-12-09)
Chuyến công tác đặc biệt (CAND 24-12-09) - Viễn Chi
Hút mỡ giảm béo: Mỡ hút xong được dùng làm gì? (Bee.net 24-12-09) - Tôi vẫn thắc mắc chuyện này!
Trang bauxitevn đã hoạt động trở lại: http://bauxitevietnam.info/
Hiện đại hóa quân đội (RFA 22-12-09) - P/v Carl Thayer
Việt Nam thay đổi chiến lược quốc phòng (BBC 23-12-09)
Biển Đông:
ASEAN muốn nghe Việt Nam nêu giải pháp cho Biển Đông (TVN 23-12-09)
Vụ Lê Công Định:
Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung: Bị truy tố ở khung hình phạt có mức án tử hình (TN 23-12-09) Ông Lê Công Định bị truy tố tội 'lật đổ chính quyền' (VnEx 23-12-09) Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn (BBC 23-12-09)
Vụ bô xít:
Không có việc công ty Úc khai thác bauxite (TQ 23-12-09)
Thực tế lao động:
Tuyển công nhân cao ốc kiểu 'chỉ cần có chân, có tay' (VNN 23-12-09)
Thất bại chiến lược ô tô nội (TQ 20-12-09)
Bùì Minh Quốc:
Vì nhân dân quên mình (21-12-09) -- "Trân trọng gửi đến đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng đội cựu kháng chiến và các bạn trẻ" ◄
Trung Quốc trỗi dậy khiến Nhật quan tâm hơn tới Việt Nam (TVN 22-12-09) - P/v Đại sứ Nhật
Biển Đông:
Đại tướng Lê Văn Dũng: “Tìm mọi cách giải quyết vấn đề biển Đông” (TT 22-12-09)
“Với Việt Nam, đừng tưởng mạnh là thắng được yếu” (VNN 22-12-09) - Tướng Đồng Sĩ Nguyên
Đại tướng Lê Đức Anh: 'Ta phải giữ cho được tự chủ' (VNN 22-12-09)
Món nợ Trường Sa (ND 21-12-09)
Vụ Lê Công Định:
Truy tố Lê Công Định tội nặng hơn (ĐV 22-12-09)
Vụ Ba Sương - "Quỹ trái phép" -
Đây mới thật là 'quỹ trái phép' đáng xem xét (VOA 21-12-09)
Thị trường lao động:
Cung – cầu lao động mất cân đối nghiêm trọng (NLĐ 22-12-09)
Thực tế lao động:
Sống chung với rủi ro ở công trình cao ốc: Bài 2: Những cái chết bị giấu nhẹm (VNN 22-12-09) Nước mắt trộn vữa của những người phụ hồ (Bee.net 22-12-09)
Lương cao nhờ lợi thế độc quyền (SGTT 22-12-09)
Khái niệm kinh-tế-mở đang bị nhầm lẫn (SGTT 22-12-09) - Hội thảo khoa học Khu kinh tế mở Chu Lai
Chuyện về báu vật trong nhà lao đế quốc (LĐ 22-12-09)
Thực tế lao động:
Sống chung với rủi ro ở công trình cao ốc: Bài 1: “Bóng đêm” trên công trường (VNN 21-12-09)
Biển Đông:
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển (VNN 21-12-09)
Nâng cấp trang bị kỹ thuật của quân đội (VNN 21-12-09)
Dệt may 2009: đồng tiền khó kiếm & Giày dép xuất khẩu khó phục hồi (RFA 17 & 20-12-09) ◄
Nhập than (SGTT 21-12-09) - VN sẽ phải nhập khẩu than! Khó thể tưởng tượng được!
Một số quan chức bị cảnh cáo (BBC 21-12-09)
Từ chuyện SCIC nghĩ về cái khó của minh bạch (TVN 21-12-09) -- Bộ trưởng Vũ Văn Ninh mở lòng về SCIC và JP (Kỳ II)
Chính trị: Đừng tiếp tục biến mình thành con rối (CAND 21-12-09) - "Thực tế thì những hoạt động của Trần Anh Kim, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung chẳng có nghĩa lý gì"
Giảm tải bệnh viện - vẫn là bài toán chưa có lời giải. Bài 1. Ngộp thở ở bệnh viện công (SGGP 21-12-09)
Làm mứt tết cạnh nhà vệ sinh (TT 21-12-09)
Thái Lan - Việt Nam:
Báo Thái lo việc Việt Nam mua vũ khí (BBC 21-12-09)
Lời cầu hôn của Đại tướng Văn Tiến Dũng (Bee.net 21-12-09)


Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài: Cửa đã mở nhưng chưa có lối đi (SGGP 27-12-09) - Gặp nhau cho vui? (bungbinhSG 26-12-09) ◄
Đi tìm 'căn bệnh' cản trở tiến bộ của khoa học công nghệ (VnEx 27-12-09)
Nghệ nhân dân gian Sáu Xiếu: Kiếp tằm mãi luyến tơ vương (SGGP 27-12-09)
Trang Thế Hy: cổ thụ sum suê lộc biếc (SGGP 26-12-09)
"Nghệ nhân" khâm liệm xứ Huế (Bee.net 27-12-09)
Võ Thanh Nga:
Bụi Trong Nắng - Truyện ngắn rất cảm động của một tác gả rất trẻ, ông nội là nguyên chủ tịch nước Võ Chí Công, ông ngoại là cố thượng tướng Trần Văn Trà ◄
Nghề giáo hiện nay: nghề “oan trái” (TT 26-12-09)
Vì sao đủ tiêu chuẩn vẫn không được bổ nhiệm chức danh? (CAND 26-12-09)
Phản biện đến cùng dự thảo Chiến lược giáo dục (TP 26-12-09)
Gần 50.000 'gà nòi', vẫn mở rộng trường chuyên? (VNN 26-12-09)
Hội nghị quốc tế tìm giải pháp xuất khẩu sách Việt (VnEx 26-12-09)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường - vị “lưỡng khoa tiến sĩ” của hai nước Việt- Pháp (VNT phongdiep 26-12-09) - Bài Phạm Khải
Văn học cũng cần phải tự quảng bá (VnMedia 25-12-09) - P/v dịch giả Thuý Toàn
Trần Hoài Anh:
Khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo ở đô thị miền Nam 1954-1975
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Bộ Công an về công tác GD-ĐT (CAND 25-12-09)
Suy nghĩ về định hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam đầu thế kỷ XXI (TCCS 19-12-09)
Nguyễn Mạnh Tường:
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS Nguyễn Mạnh Tường (CAND 25-12-09) -"Nhiều tham luận đã kiến nghị ... in toàn bộ các tác phẩm của ông".
Kiểm định đại học Việt Nam theo đúng chuẩn Hoa Kỳ' (VNN 25-12-09)
Lỗ hổng tiếng Anh chuyên ngành (NLĐ 25-12-09)
Những nhà văn quân đội thời hậu chiến (VNT phongdiep 25-12-09)
Những người đưa sách xuất ngoại (TT 25-12-09)
Quán nghệ sĩ: Câu vọng cổ không ngọt ngào (LĐ 24-12-09)
Muốn có mỹ hiệu "tiến sĩ", cứ nộp đơn thi Hội, thi Đình (TVN 24-12-09)P/v GS Bùi Trọng Liễu
Sướng, khổ ở ĐH Ngân hàng TPHCM (NLĐ 24-12-09)
Chủ tịch nước tiếp kiến các nhà khoa học được trao Giải thưởng Nhân tài đất Việt 2009 (DT 24-12-09)
Nguyễn Mạnh Tường:
GS Nguyễn Mạnh Tường qua hồi ức của Hữu Ngọc (VNN 24-12-09)
Hội thảo "giải mã" phong thủy (Kỳ cuối): “Không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai” (TTVH 24-12-09)
Nhà thơ Vũ Quần Phương: Vui buồn nghề nói chuyện thơ (CAND 24-12-09)
Họa sĩ miền Tây Nam Bộ: Mấy ai sống được với tranh! (LĐ 24-12-09)
Tác giả ca khúc "Vàm Cỏ Đông" bị "bỏ quên" 8 năm? (LĐ 24-12-09)
Hiểu đúng chữ 'Hoa' trong bài thơ 'Tây Tiến' (eVan 24-12-09)
Kinh nghiệm dịch thơ và dịch triết văn (HNV 22-12-09) - Hoàng Ngọc Hiến
Giáo dục không phải chỗ "thuận mua vừa bán" (TVN 23-12-09) -P/v GS Bùi Trọng Liễu ◄
Công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục: '8 bỏ làm 10' (VNN 23-12-09)
Giáo dục đại học ở Việt Nam - Cần chính sách thích hợp (SGGP 23-12-09) Lờ mờ đại học công, tư (NLĐ 23-12-09) - Đại học mắc kẹt giữa... cơ chế và phát triển (PLTP 23-12-09) - Cần xem người học là khách hàng (TN 23-12-09)
ĐH Ngân hàng TP.HCM sẽ tiến hành kiểm toán nội bộ (VNN 23-12-09) - Cứ úp mở nói đến "cô D.T.N.L", cô ấy là Đinh Thị Ngọc Liên, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM: Nhiều tiền vẫn đi thuê cơ sở (PLTP 23-12-09)
Đại học, cỗ máy hái ra tiền cho cán bộ? (SGTT 23-12-09) - Bàn tiếp về vụ ĐH Ngân Hàng
"Bùi Giáng điên vì ông quá tỉnh" (TVN 23-12-09)
Thị trường xuất bản: Người “biên soạn” nhiều, người “hiệu đính” ít (VNT phongdiep 23-12-09)
Sách văn chương rẻ như cho (ĐV 23-12-09)
Hoạ sĩ Phan Trọng Văn: Kéo dài tuổi thọ giấy vệ sinh (SGTT 18-12-09)
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng: Soạn lời Việt cho những ca khúc bất hủ (TTVH 23-12-09)
Phan Huy Đường:
Jean-Paul Sartre - Nỗi đam mê làm người của thế kỷ 20
Hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TP.HCM: 86 triệu, không phải 98 triệu! (VNN 22-12-09)
Tư liệu đặc biệt:
Toàn văn kiến nghị gửi Ban Giám hiệu Đại học Ngân Hàng (bản cập nhật có chữ ký)
Các cháu mầm non "khóc" với nhà vệ sinh người lớn (Bee.net 22-12-09)
Sinh viên đánh giá thầy: Không cẩn trọng sẽ dẫn tới hậu quả… (DT 22-12-09)
Văn học Việt Nam chưa tiếp cận độc giả thế giới? (TQ phongdiep 22-12-09)
Hội thảo “giải mã” phong thủy (kỳ 1): Đừng khoác lên phong thủy tấm áo thần bí (TTVH 22-12-09)
Tài năng và bản lĩnh nghệ thuật (CAND 21-12-09)
Thói xấu thị dân và văn minh đô thị: Dạy dân lối sống văn minh (PLTP 22-12-09)
Hát nhép sẽ bị phạt tiền từ 1/1/2010 (Bee.net 22-12-09)
Chậm “3 công khai” vì nhiều vướng mắc (NLĐ 21-12-09) -3 công khai là : công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục thực tế và thu chi tài chính
Sẽ sửa dự thảo quy chế lưu học sinh (TN 21-12-09)
Mười năm thu hút chỉ một tiến sỹ: Thảm đỏ chưa êm (TP 21-12-09)
ĐH Ngân hàng TP.HCM: Trưởng phòng lương 98 triệu/tháng? (VNN 21-12-09)
Đại học vắng bóng... trợ giảng (PLTP 22-12-09)

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2009

Vị giám đốc một phút - Bí quyết áp dụng để thành công (Putting the one minute manager to work)

Tác giả : Ken Blanchard, Ph.D. - Robert Lorber, Ph.D.
Người đọc: Ái Hòa - Minh Trung
Nhà xuất bản : NXB Trẻ



Vị giám đốc một phút - Bí quyết áp dụng để thành công là một hiện tượng xuất bản trên thế giới, được liệt vào danh mục những quyển sách “không thể không đọc” của tạp chí Fortune 500.

Đây là một quyển sách hữu ích dành cho những ai muốn biến ba Bí quyết Quản lý Một Phút trở thành những kỹ năng đơn giản, hiệu quả và dễ dàng áp dụng nhất. Bạn có thể vận dụng các bí quyết trong quyển sách này một cách độc lập, hoặc kết hợp với các vấn đề đã trình bày ở tập một để tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn.Thông qua hình thức câu chuyện về một nhà quản lý đang gặp khó khăn và đang trong quá trình tìm kiếm giải pháp để tháo gỡ những vướng mặc đó nhằm cải tổ phương pháp quản lý, giúp quản lý công ty tốt hơn và bộ máy quản lý vận hành tốt hơn, quyển sách sẽ cung cấp những thông tin nền tảng, giúp bạn nắm vững những yếu tố cơ bản của việc quản lý thành công, cải thiện những kỹ năng thiết yếu mà mọi nhà quản lý cần phải đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển tổ chức.

Cuốn sách cũng trình bày những cách thức để nhà quản lý có thể biến thất bại thành thành công bằng cách phân tích các nguyên nhân và đưa ra những hướng giải quyết hiệu quả nhất.

Hy vọng qua quyển sách Vị Giám Đốc Một Phút- Bí Quyết Áp Dụng Để Thành Công, các bạn sẽ tìm ra những điểm khác biệt cũng như tìm thấy nhiều điều thú vị trong công việc, trong cuộc sống và sẵn sàng hỗ trợ các đồng nghiệp của bạn gặt hái thành công như chính bản thân bạn .

1 Lời giới thiệu

[Download]




2 Từ một câu hỏi

[Download]




3 Nguyên tắc ABC trong quản lý

[Download]




4 Sự khác biệt khi quản lý nhân viên xuất sắc

[Download]




5 Áp dụng lý thuyết vào thực hành

[Download]




6 Quy trình PRICE

[Download]




7 Hank và quy trình PRICE

[Download]


Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Có một nhà thơ tên là Trịnh Công Sơn


Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa mấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là "người thơ ca" hay "người hát thơ", nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng với tư cách là một nhà thơ, tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực.

Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi "phổ nhạc" thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt.

Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần nghe đầu tiên ca khúc Ở trọ, tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái "cõi tạm" chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:

Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn

Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:

Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều

Vì thế mà có câu:

Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành

Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:

Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần

Nhiều bài thơ phỏng theo nhịp đồng dao (bốn chữ) khá thành công nhờ cách lập tứ và chọn từ như Em đi qua chiều/ Cũng sẽ chìm trôi / Nhật Nguyệt trên cao - Ta ngồi dưới thấp, nhưng có lẽ Ngụ ngôn mùa đông mới là một bài thơ bốn chữ gây ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Bài thơ nói về "Một người Việt Nam - Đi ra dòng sông - Nhớ về cội nguồn... Đi lên đồi non - Nhớ về cội nguồn" thật tươi đẹp, thật máu thịt, rồi bỗng:

Một ngày mùa đông
Trên con đường mòn
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan...

Người Việt ấy chết rồi lại còn phải chết thêm một lần nữa vì "trái mìn nổ chậm" của chiến tranh. Cái tứ thơ này không chỉ chia xẻ với cái chết đau thương tang tóc của con người mà còn có sức mạnh tố cáo chiến tranh thật sâu sắc:

Súng từ thị thành
Súng từ ruộng làng
Nổ xé da non
Phố chợ thật buồn
Cuộn giây gai chắn
Chắc mẹ hiền lành
Rồi cũng tủi thân

Nhịp thơ năm chữ trong thơ Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện không ít, và lặng lẽ tuôn chảy trong veo buồn thương, ngơ ngác. Khi thì khao khát hồn nhiên: "Môi nào hãy còn thơm - Cho ta phơi cuộc tình - Tóc nào hãy còn xanh - Cho ta chút hồn nhiên", khi thì hoang vắng, lạnh câm: "Như đồng lúa gặt xong - Như rừng núi bỏ hoang - Người về soi bóng mình - Giữa tường trắng lặng câm", khi thì tuyệt vọng ngậm ngùi: "Không còn, không còn ai - Ta trôi trong cuộc đời - Không chờ, không chờ ai" (Ru ta ngậm ngùi), và có lúc đầy mộng mơ khao khát giữa ưu phiền: "Tôi con chim thanh bình - Mơ được sống hồn nhiên - Như hoa trên đồng xanh - Một sớm kia rất hồng" (Như chim ưu phiền). Nhịp thơ năm chữ vốn rất phổ biến trong đối đáp dân gian, nhưng với Trịnh Công Sơn, nó trở nên lồng lộng, thênh thang và quý phái:

Người ngỡ đã xa xăm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều
Tình nhớ)

Cùng với những ý thơ bất ngờ đến từ trong vô thức:

Trăng muôn đời thiếu nợ
Mà sông không nhớ ra

Hoặc:

Cây trưa thu bóng dài
Và tôi thu bóng tôi
Tôi thu tôi bé lại
Làm mưa tan giữa trời...
(Biết đâu nguồn cội)

Ít thấy nhịp thơ sáu chữ ở Trịnh Công Sơn, nhưng không phải là không có. Câu thơ sáu chữ xuất hiện đan xen trong nhiều bài thơ của anh thường tạo được hiệu quả lạ, như một dấu nhấn của cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như trong bài Nhìn những mùa thu đi, sau mỗi câu năm chữ là câu sáu chữ khá hay: "... Em nghe sầu lên trong nắng... Nghe tên mình vào quên lãng... Tay trơn buồn ôm nuối tiếc".

Bài Ru em là một bài thơ lục ngôn từ đầu đến cuối:

Ru em ngủ những đêm khuya
Ru em ngủ những âm u
Ru em cùng những u mê
Ru em dù đã chia xa...

Nhân nói đến thơ lục ngôn; bỗng nhớ đến một bài thơ nhịp 3 hết sức đặc biệt của Trịnh Công Sơn. Đó là bài Mưa hồng:

Trời ươm nắng
Cho mây hồng
Mây qua mau
Em nghiêng sầu
Còn mưa xuống
Như hôm nào
Em đến thăm
Mây âm thầm
Mang gió lên...

Điều đó nói lên sự đa dạng và tài hoa của Trịnh Công Sơn khi sử dụng thi điệu, bởi thơ nhịp 3 thường tươi vui nhí nhảnh, mà ở đây lại tả cái tâm trạng thương nhớ xa xăm: "Người ngồi xuống/Xin mưa đầy/Trên hai tay/Cơn đau dài"...).

Nhịp thơ thất ngôn là một sở trường của Trịnh Công Sơn. Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào. Có thể dẫn ra nhiều những trường hợp như vậy: "Một đêm bước chân về gác nhỏ", "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi", "Trên đời người trổ nhánh hoang vu", "Người đi quanh thân thế của người", "Vẫn thấy bên đời còn có em"...

Cũng là thơ thất ngôn, nhưng cách gieo nhiều vần bằng liên tiếp theo cảm hứng âm nhạc, đã khiến cho thơ anh không bị gò ép vào khuôn thước cổ thi, mà thoát ra, phong quang và mềm mại hẳn lên. Có những đoạn thơ chỉ gieo toàn vần bằng:

Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên
Lùa nắng cho buồn vào tóc em
Bàn tay xôn xao đón ưu phiền
Ngày xưa sao lá thu không vàng
Và nắng chưa vào trong mắt em

Cũng có khi, thơ thất ngôn của anh được gieo vần trắc:

Em đi biền biệt muôn trùng quá
Từng cơn gió và từng cơn gió
Em đi gió lạnh bến xa bờ
Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ

Lại có khi thơ thất ngôn được tổ chức theo từng khổ ba câu với những hình ảnh thật đẹp, thật lạ như: "lòng như khăn mới thêu", "lòng như nắng qua đèo", chỉ đọc một lần là bâng khuâng xao xuyến mãi:

Mười năm xưa đứng bên bờ dậu
Đường xanh hoa muối bay rì rào
Có người lòng như khăn mới thêu
Mười năm sau áo bay đường chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
Có người lòng như nắng qua đèo

Các thi ảnh vừa tươi mới vừa lạ lùng cứ nối tiếp nhau hiện lên trong thơ Trịnh Công Sơn để đẩy tứ thơ đến tận cùng bất ngờ: "Có một dòng sông đã qua đời". Tại sao dòng sông lại qua đời? Phải chăng, đấy chính là dòng sông biểu tượng cho tình yêu đã cạn!

Trịnh Công Sơn thuộc thế hệ những người mê đắm Thơ Mới, và thể thơ tám chữ mà các thi sĩ của phong trào Thơ Mới đã có công cải hóa và Việt hóa từ thơ Pháp có một nhịp điệu dễ mê hoặc lòng người. Trịnh Công Sơn tiếp thu nhịp điệu này, và chính âm nhạc đã thêm một lần nữa làm thơ tám chữ:

Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe (tiếng) rất nhu mì
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ
(Bên đời hiu quạnh)

Hoặc dùng lại đúng cái nhịp Thơ Mới vẫn thường dùng, nhưng tinh thần thì đã khác:

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em
(Tôi ơi đừng tuyệt vọng)

Một thi sĩ với rất nhiều cung bậc trong điệu nhạc tâm hồn, Trịnh Công Sơn thả sức bay lượn trong các nhịp thơ tự do đầy phóng túng. Những câu thơ dài ngắn khác nhau cứ tung tẩy trong các bài thơ tự do của anh. Khi thì triết lý: "Tình yêu như trái phá con tim mù lòa", khi thì lộng lẫy: "Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay", khi thì trùng điệp: "Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta", "Rừng núi dang tay nối liền biển xa - Ta đi, vòng tay lớn mãi để nối sơn hà", khi thì gập ghềnh mệt mỏi: "Ngựa buông vó/ Người đi chùng chân đã bao lần/ Nửa đêm đó/ Lời ca dạ lan như ngại ngùng/ Vùng u tối/ Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng", và có khi nhịp điệu trôi xa như sông bỗng quay về gần gũi như mưa:

Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ
Lời hẹn thề là những cơn mưa

Dù là phóng túng trong thơ tự do, nhưng vần điệu và ý tưởng lạ và đẹp ở thơ anh giống như chiếc neo thuyền, neo vào lòng người để nó chẳng bao giờ trôi đi vô vọng.

Có lẽ Trịnh Công Sơn là nhà thơ được người ta thuộc nhiều nhất. Điều đó không lạ, bởi thơ anh luôn có sự truyền tải diệu vợi bằng âm nhạc của chính anh. Nhưng cũng có thể nói ngược lại, âm nhạc của Trịnh Công Sơn luôn được thơ nâng cánh. Trong ca từ của anh có rất nhiều những câu thơ thật hay như:

- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em, biết không?
Để gió cuốn đi!

- Làm sao em biết bia đá không đau
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau

- Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi

- Mùa xanh lá
Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều

- Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người

- Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là những quán không
Bàn im hơi bên ghế ngồi
Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người

- Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa

- Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau

- Mẹ là nước chứa chan
Trôi giùm con phiền muộn
Cho đời mãi trong lành
Mẹ chìm dưới gian nan

- Hà Nội mùa thu
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
...
Nhớ đến một người để nhớ mọi người...

Có một tập ca khúc thời trẻ của Trịnh Công Sơn mang tên là Kinh Việt Nam. Phải chăng, trong sâu thẳm lòng mình, anh khao khát sáng tạo ra những bài kinh cầu cho dân tộc, cho tình yêu và cho thân phận? Đây chính là bài kinh cầu bên bờ vực linh hồn cần được cứu rỗi. Những bài kinh ấy chính là những bài thơ còn lại của Trịnh Công Sơn với một niềm yêu tin "gần như là tuyệt vọng" đã vượt lên số phận chia sẻ với đương thời và hậu thế, đấy là lòng tin vào con người khởi nguồn từ dòng cảm xúc tự nhiên, vượt qua cả tôn giáo và định kiến, bởi vì hương thơm đã sẵn đốt trong hồn (chữ của Chế Lan Viên). Cũng với một lòng tin như vậy, tôi xin mạn phép đổi một chữ trong câu thơ của anh để tạm kết thúc bài viết này:"Ngày sau sỏi đá cũng cần có THƠ!"

Nhà thơ - Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Nhân đây xin giới thiệu một số ca thơ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua chương trình "Thay lời muốn nói" của Đài truyền hình Tp.Hồ Chí Minh .

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Thu Minh




Xin cho tôi
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Hà Anh Tuấn
Guitar: Đức Thịnh




Một cõi đi về
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Hồng Nhung




Dấu chân địa đàng
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Quỳnh Lan & Nhóm Yellow Bongo




Em còn nhớ hay em đã quên
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Cẩm Vân
Guitar: Khắc Triệu




Tuổi đá buồn
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Tam ca Áo trắng




Như cánh vạc bay
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Hoài Nam
Guitar: Đức Thịnh




Ru ta ngậm ngùi
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Song Giang
Guitar: Đức Thịnh




Tình xa
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Hồng Ân




Diễm xưa
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Hồng Hạnh
Minh họa: Đạt Minh - Trúc Giang




Thương một người
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Xuân Phú
Violon: Tạ Anh Thiện




Hạ trắng
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Đức Tuấn




Biển nhớ
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Mỹ Hạnh




Ru em từng ngón xuân nồng
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Thu Hà
Violon: Tạ Anh Thiện




Hãy yêu nhau đi
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Biểu diễn: Đoan Trang & nhóm Cadillac


Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Giới thiệu một số quyển sách hay dạng LIT

Xin giới thiệu đến các bạn một số quyển sách rất hay một thời nổi tiếng , sách được viết dưới dạng lit ( Ms.Reader ) , để xem được sách , các bạn tải phần mềm Ms.Reader về máy tính để cài đặt ( tải phần mềm bằng cách click vào chữ Ms.Reader hoặc click vào đây ) .

Sau khi cài đặt phần mềm vào máy vi tính , các bạn thích xem quyển sách nào thì tải về và xem bằng phần mềm
Ms.Reader , chúc các bạn có nhiều thời gian hơn giành cho việc xem sách !


1/ Ba chị em nhà họ Tống (Nguyễn Văn Lý) [Tải về]
2/ Các công trình văn học quốc ngữ miền nam (Huỳnh Ái Tông) [
Tải về]
3/ Cuộc đời Mahatma Gandhi (Lê Bích Sơn) [
Tải về]
4/ Cuộc khởi nghỉa lật đổ triều Nguyên (Nguyễn Duy Chính) [
Tải về]
5/ Đắc nhân tâm - DaleCarnegie (Nguyễn Hiến Lê) [
Tải về]
6/ Danh nhân đất Việt (Khuyết Danh) [
Tải về]
7/ Đối mặt với thực tại - PemaChodron (Nguyên Hạnh) [
Tải về]
8/ Đức Phật lịch sử - HWSchumann (Trần Phương Lan) [
Tải về]
9/ Giai thoại văn học Việt Nam (Khuyết Danh) [
Tải về]
10/ Hà Nội 36 phố phường (Thạch Lam) [
Tải về]
11/ Hồi ký Bà Tùng Long [
Tải về]
12/ Hương sắc quê hương (Lãng Nhân) [
Tải về]
13/ Huyền Trang - Đường Tam Tạng thỉnh kinh (Võ Đình Cương) [
Tải về]
14/ Huyền Trang – nhà chiêm bái và học giả (Thích Minh Châu) [
Tải về]
15/ Một số cỏ cây hoa lá có độc tính (Hồ Phùng) [
Tải về]
16/ Nhà Tây Sơn (Quách Tấn) [
Tải về]
17/ Nhẹ gánh âu lo-Sri Dhammananda (Phạm Kim Khánh) [
Tải về]
18/ Những bí ẩn của cuộc đời- DaleCarnegie (Nguyễn Hữu Kiệt) [
Tải về]
19/ Non bộ trong lịch sử Việt Nam (Phan Quỳnh) [
Tải về]
20/ Pháp Hiển- Nhà chiêm bái (Thích Minh Châu) [
Tải về]
21/ Phong tục Việt Nam – 100 điều nên biết (Tân Việt) [
Tải về]
22/ Sài Gòn năm xưa (Vương Hồng Sển) [
Tải về]
23/ Tân An ngày xưa (Đào Văn Hội) [
Tải về]
24/ The Art Of Happiness-DalaiLama (Thích Tâm Quang) [
Tải về]
25/ Thuật xử thế của người xưa (Ngô Nguyên Phi) [
Tải về]
26/ Thử đọc lại Kim Dung (Nguyễn Nguyên) [
Tải về]
27/ Thượng kinh ký sự (Hải Thượng Lãn Ông) [
Tải về]
28/ Truyện Trạng Nguyên Việt Nam (Khuyết Danh) [
Tải về]
29/ Vốn dòng thi lễ (Lãng Nhân) [
Tải về]
30/ Vó ngựa và cánh cung (Nguyễn Duy Chính) [
Tải về]
31/ Vụ án Minh sử (Nguyễn Duy Chính) [
Tải về]
32/ Ý cao tình đẹp (Nguyễn Hiến Lê) [
Tải về]