Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Trên đời, công bằng nhất không gì qua được luật nhân quả

Thân làm chuyện tốt, miệng nói lời tốt, tâm tồn thiện niệm, đó chính là “tam hảo”. “Tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi khi gặp ngã rẽ giữa tốt và xấu. Vì thiện ác hữu báo, không phải không báo, mà là chưa báo.


Thân làm chuyện tốt, miệng nới lời tốt, tâm tồn thiện niệm, đó chính là “tam hảo”.

Con người có ba thứ rất quan trọng: Thân thể, có thể làm chuyện tốt hoặc chuyện xấu; miệng, có thể nói lời hữu ích hoặc xằng bậy; tâm, có thể sinh thiện niệm hoặc tà niệm. Ví như cũng là nắm đấm, ta đánh người một quyền là xấu; nhưng người đấm lưng cho ta lại là việc tốt. Còn như nói về tiền, có tiền sạch, cũng có tiền tài bất chính.

Cổ nhân từng giảng, không được tạo ác nghiệp; thiện nghiệp mới có thể giúp người lên thiên đường, tạo ác nghiệp chỉ thể hạ địa ngục, con người được thăng thiên, hay bị giáng hạ địa ngục, đều là tùy vào niệm đầu của chúng ta mà ra.

Cái gọi là “tam hảo chi gia” chính là chỉ thân, khẩu, ý. Thân làm chuyện tốt, miệng nói điều tốt, tâm tồn thiện niệm chính là “tam hảo”. Phía trước có hai con đường, một con đường thiện, một con đường ác, chúng ta đến ngã ba, nên chọn đường nào, “tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi.

Có người còn hoài nghi về quan hệ nhân quả thiện ác. Vì có người làm chuyện tốt lại không thấy phúc báo, làm chuyện xấu vẫn vinh hoa phú quý. Tuy nhiên, đó chính là nhân quả, người này làm chuyện xấu, nhưng có nhân duyên phú quý nên có nhiều tiền gửi ngân hàng, bạn không thể không cho họ lấy. Còn bạn làm việc tốt, tại sao chưa có phúc báo, đó là vì bạn đang mắc nợ, làm người tốt thì có thể không trả nợ sao? Kinh tế có nhân quả của kinh tế, đạo đức có nhân quả của đạo đức, sức khỏe có nhân quả của sức khỏe.

Muốn khỏe mạnh phải tập thể dục, phải chú ý dinh dưỡng và vệ sinh, không phải nói ta bái Phật ăn chay là có thể sống lâu trăm tuổi, đây là hiểu biết sai lầm về nhân quả. Muốn phát tài, phải cần cù, nỗ lực cố gắng trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Có nguyên nhân mới có kết quả, bởi vì nhân không tương ứng, thì không thể đắc quả.


Hành “tam hảo”, chính là đang gây dựng nhân duyên tốt. Nếu làm người tốt vẫn chưa thấy hồi báo tốt, thì đừng nên sốt ruột, luật nhân quả nhất định sẽ không cô phụ người; nó sớm muộn gì cũng sẽ trả lại cho bạn.

Phi không thể thắng lý, lý không thể thắng pháp; pháp không thể thắng quyền; quyền không thể thắng thiên. Sống ở đời, đùng nên so đo được mất thế nào; họ tại sao lại đánh ta; tại sao vũ nhục, làm tổn thương người thân của ta,… Tất cả đều có nguyên nhân đằng sau nó.

Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng, đó chính là “duyên”, tài phú, sự nghiệp, giao hữu, đều là do duyên phận. Vậy “duyên” là gì? Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ tại gốc cây bồ đề, ngộ được gì? Là chân lý, chính là bất luận điều gì cũng đều vì nhân duyên mà đến. Nếu nhân muốn sinh quả, nhất định phải có duyên.

Ví như bạn trồng hạt dưa hấu, đặt nó trên mặt bàn, thì sẽ không thể đơm hoa kết quả, phải đem nó trồng xuống đất, có ánh nắng Mặt trời, không khí, hơi nước, thì mới có thể đơm hoa kết quả, vì thế đối với mối quan hệ giữa nhân, duyên, quả, chúng ta cũng không dễ mà hiểu được, cũng không phải chỉ đơn giản như vậy.

Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng chính là duyên. (Ảnh: jkcfw.com)

Bước đầu tiên của nhân duyên, chính là cách nhìn nhận sự việc, phải có được kiến giải đúng đắn, kiến thức chính xác thì không thể nhìn sai, trên thực tế chúng ta nhận thức sai rất nhiều. Thị phi, thiện ác, tốt xấu, đều có những tiêu chuẩn nhất định. Tùy người mà xét vật, thường thì phần tử trí thức, học giả, thánh hiền sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn. Nhìn một chén trà, họ thấy không chỉ là chén trà, nó còn là đồ sứ, nó được sản xuất ra ở đâu, giá trị bao nhiêu,… Họ nhìn thấu thêm được rất nhiều điều.

Ví như có cái bàn, hỏi mọi người, đây là cái gì? Tất cả mọi người nói đây là cái bàn, nhưng sai rồi, cái bàn chỉ là giả tướng, nó là vật liệu gỗ có thể làm ra cái ghế, cái bàn? Lại sai rồi, nó không phải vật liệu gỗ, vật liệu gỗ cũng là giả tướng, nó là một thân cây; nó là đại thụ? Cũng sai rồi, đây là một hạt giống, nó thông qua ánh nắng Mặt trời, không khí, bùn đất, hơi nước, những nhân duyên này hòa hợp với nhau để tạo thành một cây đại thụ.

Đừng nói một thân cây, cho dù là một hạt cát đều chứa trong đó năng lục vạn hữu của vũ trụ kết hợp lại. Ai cũng có gia đình, người trong nhà đều có nhân duyên, nên vợ chồng cũng vì có duyên phận, nhưng phải là thiện duyên thì mới tốt.

Duyên là cần điều kiện, không thể đơn độc tồn tại. Bạn muốn ăn cơm, phải có nông dân, muốn mặc quần áo, muốn mua đồ đạc phải có thương nhân, giao thông cần có lái xe, con người cần phải có rất nhiều duyên phận mới có thể tồn tại.

Lê Hiếu biên dịch
Nguồn: Báo Bình Luận

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ


Xin gửi đến các bạn hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ - như sau:

Lần 7:

Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây
Xem theo links của Nguyễn Tuấn, P1 tại đây và P2 tại đây 
Xem video theo YouTube tại đây, có thể xem theo link của Nguyễn Tuấn tại đây



Hoặc xem theo Playlist YouTube tại đây



Xin xem lại các lần họp mặt trước đây.

Lần 1:
Lược thuật lần họp mặt lần 1 (2013), xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây, xem video tại đây

Lần 2:
Lược thuật lần họp mặt lần 2 (2014) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây , xem ảnh do bạn Tuấn lớp 7 cung cấp tại đây
, các bạn xem chi tiết Video theo YouTube tại đây

Lần 3:
Lược thuật lần họp mặt lần 3 (2015) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây hoặc tại đây

Lần 4:
Lược thuật lần họp mặt lần 4 (2016) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây

Lần 5:
Lược thuật lần họp mặt lần 5 (2017) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây

Lần 6:
Lược thuật lần họp mặt lần 6 (2018) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây hoặc tại đây
Xem video tại đây

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Nhân quả

Có một cổ ngữ 'NHÂN NÀO QUẢ NẤY' Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi mong bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao. Bạn không luôn luôn trông thấy họ, bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.



Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị 'pan' đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối, anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề, đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ, không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo và đói.

Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi. Cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta...

Anh nói: 'Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp? Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là Bryan Anderson.'

Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chỗ khuỷ tay cũng như lòng bàn tay một hai lần gì đó.

Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát.

Trong khi anh đang siết chặt mấy con ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Bryan chưa hề nghĩ đến điều là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh.Anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.

Anh nói với bà cụ nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ, bà có thể sẵn sàng cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: 'Và hãy nghĩ đến tôi'

Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.

Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ. Bà ghé lại, tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào, trước khi bà đi đoạn đường chót về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù đã phải đứng suốt ngày nay để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ ra sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.

Rồi tự nhiên bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy. Và bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người có ít đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng cho một người lạ mặt rất nhiều...

Sau khi ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ… nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa mất rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi khuất. Chị hầu bàn thắc mắc, không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi dọn dẹp, chị để ý trên bàn thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng…

Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: 'Cô sẽ không nợ gì tôi cả. Tôi cũng đã từng ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô hiện nay. Có ai đó đã một lần giúp tôi, giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.'

Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng, bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô-la nữa.

Thật ra, còn có những bàn ăn cần lau dọn, những hũ đường cần đổ đầy, và những khách hàng để phục vụ... Và chị hầu bàn đã hoàn tất những việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai.

Tối hôm đó, dù khi đi làm về và leo lên giường nằm, chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào mà bà cụ đã biết chị và chồng của chị hiện đang cần số tiền ấy? Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn… Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh, 'Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan, ạ.' (chị đâu có biết anh Bryan đã thay bánh xe cho bà già tội nghiệp trước đó).

Có một cổ ngữ 'NHÂN NÀO QUẢ NẤY' Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi mong bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao. Bạn không luôn luôn trông thấy họ, bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.

Nguồn: Hoa Xương Rồng

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

“Biết đủ” thì nghèo khổ cũng vui, “không biết đủ” thì giàu sang cũng vẫn buồn

Cuộc sống này biết sống như thế nào mới gọi là đủ? Điều quan trọng là trong tâm con người ta biết đủ thì đủ thôi!


“Biết đủ” thì nghèo khổ cũng vui, “không biết đủ” thì giàu sang cũng vẫn buồn

Kỳ thực “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, lý do gì mà chúng ta phải tham lam nhiều thứ như thế? Đến cuối cùng, tiền nhiều đến mấy, chức vị cao đến đâu đi nữa thì đến lúc lìa đời thì đâu còn ý nghĩa gì?

Sự tham lam lòng người là vô hạn. Bởi thế mà ông cha có câu: “Người không biết đủ giống như con rắn muốn nuốt cả con voi”, nuốt không được cũng lại không muốn nhả ra. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắτ gặp rất nhiều người bị “danh và lợi” buộc vào mình. Họ mãi chạy theo, một phút cũng không dừng lại, có thứ này lại muốn thứ khác, có rồi lại muốn cái mới hơn, cả ngày “được voi đòi tiên”.

Có một điều hiển nhiên rằng dục vọng của con người không bao giờ có thể thỏa mãn được. Nếu một mực cưỡng cầu thì nhất định sẽ sinh ra phiền não. Con người sống truy cầu danh lợi vốn là để được hạηh ρhúc, vui vẻ, nhưng rất nhiều người vì truy cầu không được lại đάnh mất niềm vui, niềm hạηh ρhúc vốn có. Đây đúng là cái vòng luẩn quẩn của nhân sinh.

Thực ra, quan trọng là ở tâm con người, tâm biết đủ quan trọng đến mức nào đối với sinh mệnh của một người. Suy cho cùng: “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, hà cớ gì chúng ta phải truy cầu lắm thứ như thế?

Có người nói: “Tôi cũng không muốn liều mạng, quả thật không cần quá nhiều vật chất và hưởng lạc, nhưng danh lợi là dấu hiệu của sự thành công. Cho nên, buông bỏ là không có chí tiến thủ, không thể buông xuống được.” Không thể nghi ngờ rằng, danh lợi có phần mang đến sự vinh quang cho con người, tự nhiên có lực hấp dẫn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên thành công và danh lợi lại không nhất định là ngang hàng với nhau.

Một người hám danh lợi sẽ khiến tâm không còn tĩnh tại, dễ làm nhiều việc không nên. Từ xưa đến nay, có bao nhiêu người cả đời lao tâm lao lực, đến lúc vinh hoa phú quý, công thành danh toại tưởng rằng như thế là hạηh ρhúc, khoái hoạt. Nhưng quay đầu lại nhìn thì hóa ra, hạηh ρhúc lại không phải ở nơi ấy…

Người như vậy ở nơi nào cũng có, họ rốt cuộc cuối cùng là thành công hay thất bại?

Người biết đủ sẽ không chọn cách sống như vậy, họ cự tuyệt cách sống “chui đầu vào cái giỏ danh lợi”, bởi vì họ biết sẽ bị “danh lợi” làm khổ cả đời. “Danh lợi” tuy rằng ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người khoái hoạt hạηh ρhúc nhưng dục vọng “danh lợi” mãi cứ giãn nở ra vô hạn thì chỉ có thể làm cho người ta thống khổ mà thôi.

Bởi thế nên, cổ nhân giảng: “Thấy đủ thường vui!” Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng hẳn là sẽ vui vẻ, hạηh ρhúc. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạηh ρhúc trong tay.

“Vui vẻ” là yếu tố không thể thiếu của mỗi người. Vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi:“Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”

Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạηh ρhúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạηh ρhúc lớn thứ hai. Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có τù nhân là cái hạηh ρhúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”

Nhiều cho rằng vị tiên sinh này không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh ρhúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạηh ρhúc của ông đến từ góc độ tương đối. Có câu nói rất hay rằng: “Đừng khóc vì không có giày đi bởi vì có người còn không có chân để đứng!”.

Thế nên mới nói: “Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui, không biết đủ thì người giàu sang cũng u buồn”. Ở vào cùng một hoàn cảnh, chúng ta chỉ cần thay đổi cách, thay đổi cái tâm của mình thì hoàn cảnh cũng tự nhiên thay đổi. Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại. Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi.

Thực ra, cách thoát khỏi tai họa chính là quý trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn.

Vậy nên, đại nạn không chết, bệnh nặng mà khỏi sẽ khiến con người cảm nhận rõ rệt được niềm hạnh ρhúc tăng lên gấp bội. Trái lại, không biết đủ mà tham lam sẽ dễ dàng sai đường lạc lối, khiến tai họa “không nên có” ập đến.


Nguồn: Phụ Nữ Đời Sống