Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Nghe đọc sách hay : AlBert EinsTein - con người vĩ đại



Tiểu sử AlBert EinsTein

Albert Einstein (14 tháng 03 năm 1879 – 18 tháng 04 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức – Do Thái. Ông được coi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Và người ta gọi ông là cha đẻ của vật lý hiện đại. Ông nhận giải Nobel về vật lý năm 1921 "vì những đóng góp cho vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá của ông về định luật quang điện". Ông được tạp chí Times phong là "Người đàn ông của thế kỷ". Ông là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX và một trí thức lỗi lạc nhất trong lịch sử.

Ông có rất nhiều đóng góp cho vật lý và đặc biệt thành tựu nổi bật nhất là thuyết tương đối, thực tế bao gồm thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng, cơ sở của vũ trụ học, giải thích chuyển động của điểm cận nhật sao Thủy, tiên đoán sự lệch ánh sáng, định lý nhiễu loạn hao tán mà giải thích chuyển động Brown của các phân tử, lý thuyết photon và lưỡng tính sóng hạt, lý thuyết lượng tử của chuyển động nguyên tử trong chất rắn, khái niệm năng lượng điểm không, phiên bản bán cổ điển của phương trình Schrödinger, và lý thuyết lượng tử của khí đơn nguyên tử với tiên đoán ngưng tụ Bose–Einstein. Năm 1917, ông sử dụng thuyết tương đối rộng để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ.

Trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần hai, Einstein đã gửi một lá thư đến tổng thống Franklin D. Roosevelt cảnh báo nguy cơ nước Đức có thể phát triển một loại vũ khí nguyên tử. Kết quả là Roosevelt đã ủng hộ chương trình nghiên cứu uranium và dự án Manhattan bí mật, đưa nước Mỹ trở thành nước duy nhất sở hửu vũ khí nguyên tử trong thời gian xảy ra chiến tranh.

Einstein đã công bố hơn 300 nghiên cứu khoa học cùng với hơn 150 đề tài ngoài khoa học khác, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều trường đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ; ông cũng viết nhiều về các chủ đề chính trị và triết học khác nhau như chủ nghĩa xã hội và quan hệ quốc tế. Với tài năng khiêm nhường bậc nhất của ông nên tên gọi "Einstein" đã trở thành đồng nghĩa với từ thiên tài.

Mời các bạn nghe đọc cuốn sách : AlBert EinsTein - con người vĩ đại

01. Con người vĩ đại - Mã Quan Phục

02. Cái la bàn cố chấp - Mã Quan Phục

03. Người thiếu niên trầm lặng - Mã Quan Phục

04. Lệnh đuổi học - Mã Quan Phục

05. Người sinh viên không quốc tịch - Mã Quan Phục

06. Con chim tự do mà tù túng - Mã Quan Phục

07. Cuối cùng cũng có hy vọng - Mã Quan Phục

08. Cục cấp bằng phát minh - Mã Quan Phục

09. Câu chuyện về tương trứng cá - Mã Quan Phục

10. Trời không phục lòng người - Mã Quan Phục

11. Thuyết tương đối nghĩa hẹp - Mã Quan Phục

12. Tìm giáo sư - Mã Quan Phục

13. Nguy cơ gia đình - Mã Quan Phục

14. Bắt đầu từ con số không - Mã Quan Phục

15. Tay cầm bông hồng đỏ - Mã Quan Phục

16. Đứng trước pháo lửa - Mã Quan Phục

17. Thuyết tương đối nghĩa rộng - Mã Quan Phục

18. Thành phố Preston - Mã Quan Phục

19. Lời kết - Mã Quan Phục

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Xem phim hay : Dương Môn Nữ Tướng



Chuyện Dương môn trung liệt, càn quét ngàn quân, anh dũng đánh lui địch, làm cho người ta cảm động.

Xa thái quân không nhẫn tâm thấy công lao của nhà họ Dương vào sanh ra tử, đẫm máu sa trường, bị gian thần hủy hoại. Bà suất lĩnh Dương môn nữ tướng chống địch, tranh đấu với quốc trượng, đoạt ấn chủ soái, viễn chinh đánh thắng Tiêu thái hậu nước Liêu.

Sau đó Mộc Quế Anh là nàng dâu xuất sắc của họ Dương đại phá Thiên Môn Trận, bảo vệ nước nhà, lưu danh muôn thưở....

Mời các bạn theo dõi bộ phim dài 40 tập .

Dương Môn Nữ Tướng (Phần 01: tập 01-05)



Dương Môn Nữ Tướng (Phần 02: tập 06-10)



Dương Môn Nữ Tướng (Phần 03: tập 11-15)



Dương Môn Nữ Tướng (Phần 04: tập 16-20)



Dương Môn Nữ Tướng (Phần 05: tập 21-25)



Dương Môn Nữ Tướng (Phần 06: tập 26-30)



Dương Môn Nữ Tướng (Phần 07: tập 31-35)



Dương Môn Nữ Tướng (Phần 08: tập 36-40)



Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Bao Thanh Thiên và bộ phim "Trảm Vương Gia"



Bao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 999–1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam.

Mời các bạn xem bộ phim về Bao Thanh Thiên - Trảm Vương Gia


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Bao Thanh Thiên và bộ phim "Người Mặt Quỷ"



Bao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 999–1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam.

Mời các bạn xem bộ phim về Bao Thanh Thiên - Người Mặt Quỷ


Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Bao Thanh Thiên và bộ phim "Một Tấc Thảo Tâm"



Bao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 999–1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam.

Mời các bạn xem bộ phim về Bao Thanh Thiên - Một Tấc Thảo Tâm


Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Bao Thanh Thiên và bộ phim "Kiếp Song Sinh"



Bao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 999–1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam.

Mời các bạn xem bộ phim về Bao Thanh Thiên - Kiếp Song Sinh


Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Bao Thanh Thiên và bộ phim "Cổ Cầm Oán"



Bao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 999–1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam.

Mời các bạn xem bộ phim về Bao Thanh Thiên - Cổ Cầm Oán


Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Bao Thanh Thiên và bộ phim "Báo Ân Đình"



Bao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 999–1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam.

Mời các bạn xem bộ phim về Bao Thanh Thiên - Báo Ân Đình


Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Bao Thanh Thiên và bộ phim "Ba Hồi Trống Giục"



Bao Công tên thật là Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 999–1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Bao Công, người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình bộ thị lang.

Lúc nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, đôn hậu, sống mực thước. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), nhưng vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ.

Sau khi cha mẹ qua đời, ông mới đi nhậm chức Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là Tri phủ Đoan Châu (nay thuộc TP. Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông).

Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Thị chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế).

Năm 1052 , vì giúp đỡ người thân là Trương Nghêu Tá làm phật lòng hoàng đế Nhân Tông, ông bị thuyên chuyển đến Hà Bắc làm Nhậm đốc chuyển vận sử. Bốn năm sau, ông mới được triệu về kinh nhậm chức Phủ doãn phủ Khai Phong . Chức vụ cao nhất là Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Xu mật Phó sử, tương đương với chức Phó tể tướng.

Năm 1062, ông lâm bệnh mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng ở quê nhà ông.

Hiện nay đền thờ của ông có hai câu liễn: “Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường”. Đại ý nói về phẩm chất cao quý của ông...

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam.

Mời các bạn xem bộ phim về Bao Thanh Thiên - Ba Hồi Trống Giục



Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

Xem phim : Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung



Lộc Đỉnh ký hay Lộc Đỉnh Công là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Kim Dung. Nhân vật Vi Tiểu Bảo thường được so sánh với AQ của Lỗ Tấn vì nói lên được tính cách chung của người Trung Quốc.

Cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp này bắt đầu xuất bản ngày 24 tháng 11 năm 1969 trên Minh Báo và kéo dài trong 2 năm, 11 tháng, đến ngày 23 tháng 9 năm 1972.

Câu chuyện xoay quanh một nhân vật chính thủ đoạn, gian manh vô học thức và lười biếng tên gọi Vi Tiểu Bảo. Bảo là con của Vi Xuân Phương kỹ nữ tại Lệ Xuân Viện, một nhà chứa tại Dương Châu. Ngay cả Vi Xuân Phương cũng không biết cha của gã là ai, chỉ đặt tên gã là Tiểu Bảo, sau này có người hỏi tới thì gã lấy họ mẹ.

Thông qua hàng loạt cuộc phiêu lưu mạo hiểm, rủi ro, gã thiếu niên họ Vi làm cuộc hành trình từ thành Dương Châu ở miền Nam đến tận Bắc Kinh, thủ đô của triều đình phong kiến Mãn Châu. Tại đó, gã bị bắt cóc và đưa vào Tử Cấm Thành rồi đội lốt làm một thái giám sau khi giết chết tên thái giám Tiểu Quế Tử.

Ngày nọ, Tiểu Bảo tình cờ gặp gỡ hoàng đế trẻ tuổi Khang Hy và cả hai trở thành một đôi bạn thân thiết. Bằng may mắn tuyệt vời và trí thông minh cùng những chiến lược nham hiểm, lén lút, gã đạt được rất nhiều thành tựu tiến chức thăng quan quá sức tưởng tượng của mình.

Ban đầu tại Tử Cấm Thành, gã gặp gỡ Trần Cận Nam, tổng đà chủ của tổ chức "phản Thanh phục Minh" là Thiên Địa Hội, một trong các tổ chức ngầm phản Thanh khôi phục nhà Minh, và trở thành một trong mười hương chủ của Thiên Địa Hội. Gã trở thành người do thám của Hội trong hoàng cung. Sau đó gã bị bắt cóc đến đảo Rắn (hay Thần Long đảo), trung tâm của Thần Long giáo, nhưng rồi lại trở thành Bạch Long sứ của Thần Long giáo.

Tiểu Bảo đóng vai trò quyết định trong việc bắt và giết chết gian thần Ngao Bái; giải cứu cha của Hoàng đế Khang Hy, tức Hoàng đế Thuận Trị, giúp hai cha con đoàn tụ; phá hủy Thần Long giáo (theo lệnh nhà vua); làm suy yếu sự phản kháng của viên tướng phản bội Ngô Tam Quế; đạt được hiệp ước biên giới với Nhiếp Chính công chúa Sophia Alekseyevna và quan đại thần Fedor Golovin của nước Nga.

Qua vô số chiến công đó, gã còn kiếm được của cải khổng lồ bằng đút lót, hối lộ, và rất nhiều tước hiệu cao quý trao bởi Khang Hy. Ngoài ra gã còn đạt được sự tín nhiệm của Thiên Địa Hội qua việc chống lại Ngô Tam Quế, các kẻ thù ngoại quốc khác như Nga, Mông Cổ, Tây Tạng, và việc giải cứu các thành viên quan trọng của Hội bị bắt.

Tuy nhiên, giống như tất cả các nhân vật hai mang, những vai trò mâu thuẫn của Vi Tiểu Bảo cuối cùng đi đến kết cục xung đột. Khang Hi cảnh báo Tiểu Bảo rằng Hoàng đế đã biết về quan hệ của gã với Thiên Địa Hội và bắt Tiểu Bảo phải chọn lựa giữa triều đình và Thiên Địa Hội. Mặc dù Khang Hi vẫn xem Bảo là một người bạn trung thành, Bảo cuối cùng phải chọn giải pháp đào thoát vì y không muốn làm kẻ phản bội bán đứng Thiên Địa Hội. Nhưng vài năm sau đó, gã lại được Khang Hy trọng dụng trở lại nhờ giải quyết xung đột biên giới với nước Nga.

Trong hồi cuối của tiểu thuyết, Tiểu Bảo nhận ra rằng gã không bao giờ có thể điều hòa giữa hai bên đối lập là triều đình và Thiên Địa Hội, vì cả hai cùng giằng xé nhau trong khi gã bị kẹt ở giữa. Vì thế gã quyết định bỏ đi theo con đường riêng của mình - đưa cả bảy cô vợ xinh đẹp và ba đứa con bí mật đi về Giang Nam sống một cuộc đời du sơn ngoạn thủy , giã từ chốn cung đình Khang Hy và cái lý tưởng đấu tranh của Thiên Địa Hội...

Mời các bạn cùng theo dõi bộ phim "Tân Lộc Đỉnh Ký" sản xuất năm 2008

Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 01 (tập 01-05)



Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 02 (tập 06-10)



Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 03 (tập 11-15)



Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 04 (tập 16-20)



Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 05 (tập 21-25)



Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 06 (tập 26-30)



Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 07 (tập 31-35)



Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 08 (tập 36-40)



Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 09 (tập 41-45)



Tân Lộc Đỉnh Ký - Phần 10 (tập 46-50)