Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Những điều kì diệu về Trái Đất và Sự sống



Nơi chúng ta đang đứng là điểm nào của Trái Đất? Đó có phải là những vị trí độc đáo? Hành tinh kì diệu này của chúng ta chứa đựng những điều kì diệu nào? Nguồn gốc sự sống của Trái Đất? Còn bao nhiêu điều khiến chúng ta thắc mắc về Trái Đất.

Trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Nhưng không mấy người cảm nhận được điều này như một ân huệ lớn và độc nhất vô nhị của thiên nhiên đã ban phát cho muôn loài sinh vật mà con người là trung tâm.

Cuốn sách Những điều kì diệu về Trái Đất và sự sống của tác giả Tạ Hòa Phương mô tả những điều khó tin nhưng có thật trong thế giới sinh vật từ cổ chí kim, cho ta thấy sự kì diệu của thiên nhiên. Đã xa rồi thời kì thống trị của các truyền thuyết hoang đường, cách giải thích mơ hồ về nguồn gốc và thời gian sinh thành Trái Đất. Những cách giải thích đó đã không thỏa mãn được nỗi khao khát của con người trong việc tìm hiểu cội nguồn hành tinh đã cưu mang mình từ cõi hỗn mang vươn lên ánh sáng văn minh.

Đến với Những điều kì diệu về Trái Đất và sự sống, bạn đọc sẽ bị lôi cuốn vào thế giới sinh vật với biết bao điều kì lạ, bí ẩn bởi những câu chữ và hình ảnh minh họa đa dạng. Cùng với những lực kiến tạo vĩ đại gây chuyển động trên quy mô toàn cầu, thế giới sinh vật trên trái đất cũng không ngừng biến đổi, thích nghi và phát triển. Những chu kì của sinh giới có tác động không nhỏ đến quá trình địa chất xảy ra trong quá khứ, tạo nên hơi thở và nhịp sống kì diệu của hành tinh này.

Tác giả đã tái hiện lược sử Trái Đất từ buổi đầu sơ khai đến nay với những vận động, va chạm không ngừng nghỉ của các mảng thạch quyển. Qua rất nhiều trang sách, Hòa Phương đã giới thiệu về thế giới sinh vật hóa đá - từ những sinh thể nhỏ xíu đến những con thú khổng lồ, từ những hóa thạch cá quí hơn vàng được phát hiện trong lòng đất nước ta cho đến những "hóa thạch sống" còn tồn tại đó đây trên thế giới.

Đọc giả còn có cơ hội tìm hiểu vai trò của sinh vật trong việc hình thành các tầng đá, các khoáng sản. Bằng cách nào cây xanh mách bảo con người nơi ẩn náu của quặng mỏ? Điều gì làm nên hiện tượng lân quang óng ánh trên mặt biển đêm? Vì sao vị trí thủy tổ của chim Thủy Tổ bị lung lay? Rồi vì sao cá chình Châu Âu phải vượt hàng ngàn cây số qua Đại Tây Dương để sinh con đẻ cái? Vì sao chuột Lem phải rồng rắn hàng triệu con về phía bắc để “tự sát tập thể” trong làn nước giá lạnh của Bắc Băng Dương?... những kết quả nghiên cứu tưởng chừng vô cùng khó khăn, khó hiểu của các ngành khoa học về Trái Đất, trong đó có Cổ sinh - Địa tầng học, được trình bày một cách cuốn hút, dễ hiểu. Mỗi trang sách như một của sổ nhỏ mở ra những chân trời rộng lớn, cho ta thấy những nét sinh động của Trái Đất, nơi còn biết bao điều cần được khám phá.

Có thể nói, chỉ trong gần 200 trang của cuốn sách với những hình ảnh minh họa sống động, tác giả Tạ Hòa Phương đã cho chúng ta thấy cả một thế giới đa dạng từ những sinh vật nhỏ bé đến những sinh vật tiến hóa như con người. Hãy cùng bước vào để khám phá bao điều bí ẩn trên Trái Đất này mà chúng ta chưa được biết, bạn nhé!

Nội dung sách nói :

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Điểm tin tuần (18/04/2010 - 25/04/2010)

Kinh tế
border=3


Văn hóa giáo dục
border=3



Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Lịch sử Việt Nam : Khởi nghĩa Bà Triệu



Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.

Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Ất Tỵ (225) tại miền núi Quân Yên, quận Cửu Chân (nay thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa).

Thủa nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên.

Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt, bà giết đi rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.

Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này. Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời . Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.

Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh, vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu uý, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền . Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng. Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào ngày 21 tháng 2 âm lịch năm Mậu Thìn (tức ngày 1 tháng 4 năm 248), năm 23 tuổi.

Lâu nay sử sách đều biên chép cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, và bà đã tự vẫn năm 248. Tuy nhiên, GS. Lê Mạnh Thát đã dẫn Thiên Nam ngữ lục và Ngụy chí để kết luận rằng Bà Triệu đã không thua bởi tay Lục Dận, trái lại đã đánh bại viên tướng này. Lục Dận chỉ chiếm được vùng đất nay thuộc Quảng Tây. Và Bà Triệu đã giữ được độc lập cho đất nước đến khi Đặng Tuân được Tôn Hựu sai sang đánh Giao Chỉ vào năm 257 và nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.

Về sau vua Lý Nam Đế (tức Lý Bí) khen Bà Triệu là người trung dũng sai lập miếu thờ, phong là: "Bất chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân".

Hiện nay, nơi núi Tùng (xã Triệu Lộc), vẫn còn di tích lăng mộ của bà. Cách nơi bà mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc) là đền thờ bà. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà. Tại nhiều tỉnh thành trong nước Việt Nam, tên bà cũng đã được dùng để đặt tên cho nhiều trường học và đường phố; riêng tại Hà Nội, có một con đường mang tên phố Bà Triệu.

Mời các bạn theo dõi truyền thuyết về Bà Triệu của Lịch sử Việt Nam theo chương trình của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.



Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

Điểm tin tuần (11/04/2010 - 18/04/2010)

Kinh tế


Văn hóa - giáo dục

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Nghe đọc thơ tình Nguyễn Bính




[Download]

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang một sắc thái quê mùa, dân dã riêng biệt. Cùng với Xuân Diệu, ông được mệnh danh là "Vua thơ tình" .

Nguyễn Bính sinh vào năm 1918 với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà trường mà chỉ được học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, cha đi bước nữa, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà.

Năm 13 tuổi ông được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác:

...Anh đố em này:
Làng ta chưa vợ mấy người ?
Chưa chồng mấy ả, em thời biết không
Đố ai đi khắp tây đông,
Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
Làm sao như rượu mới say,
Như giăng mới mọc, như cây mới trồng ?
Làm sao như vợ như chồng ?
Làm sao cho thỏa má hồng răng đen
Làm sao cho tỏ hơi đèn ?
Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ?
Làm sao ? anh khen em tài ?
Làm sao ? em đáp một lời làm sao ... ?

Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết.

Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây... Chính vì vậy ông được gọi là "thi sỹ giang hồ".

Từ độ về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghĩa xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu.
(Từ Độ Về Đây - 1943)

Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn ở Hà Nội một thời gian.

Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn - Giai phẩm.
Đến năm 1958, bị buộc chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty Văn hoá Nam Định cho đến khi mất.

Nguyễn Bính mất sáng ngày 20 tháng 1 năm 1966, tức ngày 29 tháng chạp âm lịch xuân Ất Tị, tại nhà một người bạn ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Khi đó không một người vợ con ruột thịt nào của ông có mặt.

Nguyễn Bính được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

Lịch sử Việt Nam : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng



Bức phù điêu miêu tả Hai Bà Trưng cưỡi voi cùng quân lính ào ạt tấn công vào các trị sở, thành của nhà Đông Hán. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào mùa xuân năm 40 sau Công nguyên do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo.

Hai Bà quê ở Mê Linh, con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Vua Hùng, sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách (con trai Lạc tướng Chu Diên, vùng Đan Phượng, Hà Tây ngày nay) đã bị Tô Định giết hại, tinh thần sục sôi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thể hiện sự quyết tâm đền nợ nước, trả thù nhà, lời thề Trưng Trắc vẫn còn lưu truyền đến ngày nay:

Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này


“Trích: “Thiên Nam ngữ lục”.

Ngay từ đầu, khi cuộc khởi nghĩa nổ ra đã được sự hưởng ứng đông đảo của cư dân Việt, đặc biệt là sự hưởng ứng của các phụ nữ từ mọi miền khác nhau như: bà Lê Chân ở Hải Phòng, bà Thánh Thiên ở Bắc Giang, bà Lê Thị Hoa ở Thanh Hoá....

Sau khi đánh chiếm và làm chủ Mê Linh, Hai Bà tiếp tục đánh thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). Tấn công Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh - trị sở của nhà Hán) và hơn 60 thành trì khác. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng ách đô hộ hơn hai thế kỷ của phong kiến phương Bắc, khôi phục lại nền độc lập tự chủ. Hai Bà Trưng được suy tôn, lấy danh hiệu là Trưng Vương đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc). Cư dân Việt lại được sống trong cảnh thái bình.

Công lao của Hai Bà Tnmg cũng như các nữ tướng của Bà vẫn còn mãi đến ngày nay với vết tích thành Mê Linh còn đó, với hàng trăm đền thờ cùng với bao sắc phong... Đặc biệt là ba đền thờ chính của Hai Bà Trưng ở Mê Linh (Vĩnh Phúc), đền Đồng Nhân (Hà Nội) và đền Hát Môn (Hà Tây) với lễ hội tưởng nhớ công lao của hai Bà được diễn ra vào mồng 6 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Tục thờ Hai Bà Trưng (một biểu hiện của tục thờ Mẹ) đã trở thành truyền thống của cư dân Việt. Về ý nghĩa xã hội, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thể hiện vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Theo Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.

Mời các bạn theo dõi video về Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong Lịch sử Việt Nam của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC