Tại Việt Nam, từ đầu năm 2010, ngay vào giữa mùa lễ hội, nhiều tiếng nói bắt đầu cất lên đề nghị nhà nước cần sớm đưa ra các quy định pháp luật mới để ngăn cấm việc đốt đồ mã, một trào lưu ngày càng trở nên phổ biến.
Cảnh đốt đồ mã (DR)
Hành động này được nhiều người coi là để lại nhiều hậu quả tiêu cực, như gây tốn kém, ảnh hưởng đến an toàn và trật tự trong xã hội, đặc biệt là tại các địa điểm tín ngưỡng.
Trên thực tế, cuối năm 2006, một nghị định của chính phủ, trong đó có quy định cấm đốt vàng mã tại các nơi di tích trong thời gian lễ hội, đã được ban hành. Tuy nhiên, bất chấp việc cấm đoán về mặt nguyên tắc, trên thực tế, đồ mã ngày càng phát triển, thậm chí còn trở thành một mặt hàng sản xuất kinh doanh phổ biến, và là nguồn thu nhập của không ít người, đặc biệt tại các tỉnh phía bắc.
Trước áp lực của những người phản đối mạnh các tệ nạn gắn liền với việc đốt mã, Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du lịch đã chuẩn bị ra một thông tư mới để điều chỉnh việc đốt mã tại các nơi di tích trong dịp lễ hội. Dự thảo thông tư đã nhận được rất nhiều ý kiến đa chiều.
Đầu tháng này, một cuộc trao đổi, do Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Việt Nam tổ chức, giữa các ông bà đồng, các thủ nhang và các nhà quản lý và nhà nghiên cứu đã được tiến hành. Một trong những nội dung của cuộc trao đổi này là tìm cách hạn chế các tiêu cực trong « tín ngưỡng truyền thống », cụ thể là trong việc đốt mã.
Trong khi thông tư về điều chỉnh việc đốt mã nơi lễ hội vẫn đang còn được cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch soạn thảo, thì ngay trong tuần qua, một nghị định của chính phủ, ghi ngày 12/7/2010, đã được ban hành, qui định rõ « phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với việc đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử-văn hóa, nơi công cộng khác ». Phần liên quan đến đồ mã trong nghị định kể trên, về mặt nội dung gần như giống hoàn toàn với nghị định năm 2006 cũng do chính phủ ban hành.
Trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay, nhiều người đang có xu hướng đi tìm một thỏa hiệp hay một nguyên tắc mang tính công bằng trong lĩnh vực phức tạp này. Để rộng đường công luận và tham gia vào cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này, ban Việt ngữ RFI phỏng vấn giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu về văn hóa « tín ngưỡng tôn giáo truyền thống », đồng thời là chuyên viên Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du lịch.
Mời nghe bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền (Hà Nội):
Trọng Thành (RFI)
Cảnh đốt đồ mã (DR)
Hành động này được nhiều người coi là để lại nhiều hậu quả tiêu cực, như gây tốn kém, ảnh hưởng đến an toàn và trật tự trong xã hội, đặc biệt là tại các địa điểm tín ngưỡng.
Trên thực tế, cuối năm 2006, một nghị định của chính phủ, trong đó có quy định cấm đốt vàng mã tại các nơi di tích trong thời gian lễ hội, đã được ban hành. Tuy nhiên, bất chấp việc cấm đoán về mặt nguyên tắc, trên thực tế, đồ mã ngày càng phát triển, thậm chí còn trở thành một mặt hàng sản xuất kinh doanh phổ biến, và là nguồn thu nhập của không ít người, đặc biệt tại các tỉnh phía bắc.
Trước áp lực của những người phản đối mạnh các tệ nạn gắn liền với việc đốt mã, Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du lịch đã chuẩn bị ra một thông tư mới để điều chỉnh việc đốt mã tại các nơi di tích trong dịp lễ hội. Dự thảo thông tư đã nhận được rất nhiều ý kiến đa chiều.
Đầu tháng này, một cuộc trao đổi, do Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Việt Nam tổ chức, giữa các ông bà đồng, các thủ nhang và các nhà quản lý và nhà nghiên cứu đã được tiến hành. Một trong những nội dung của cuộc trao đổi này là tìm cách hạn chế các tiêu cực trong « tín ngưỡng truyền thống », cụ thể là trong việc đốt mã.
Trong khi thông tư về điều chỉnh việc đốt mã nơi lễ hội vẫn đang còn được cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch soạn thảo, thì ngay trong tuần qua, một nghị định của chính phủ, ghi ngày 12/7/2010, đã được ban hành, qui định rõ « phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với việc đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử-văn hóa, nơi công cộng khác ». Phần liên quan đến đồ mã trong nghị định kể trên, về mặt nội dung gần như giống hoàn toàn với nghị định năm 2006 cũng do chính phủ ban hành.
Trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay, nhiều người đang có xu hướng đi tìm một thỏa hiệp hay một nguyên tắc mang tính công bằng trong lĩnh vực phức tạp này. Để rộng đường công luận và tham gia vào cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này, ban Việt ngữ RFI phỏng vấn giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu về văn hóa « tín ngưỡng tôn giáo truyền thống », đồng thời là chuyên viên Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du lịch.
Mời nghe bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền (Hà Nội):
Trọng Thành (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét