Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Những điều cần biết về bệnh Rubella



Bệnh Rubella là bệnh gì?

Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh Ru-bê-on, bệnh sởi Đức (German measle). Theo một số tài liệu từ Đức (german) ở đây không liên quan gì đến nước Đức, mà xuất phát từ tiếng La tinh « germanus » có nghĩa là tương tự, ý muốn nói đến bệnh Rubella có một số các biểu hiện giống bệnh sởi. Rubella là một bệnh truyền nhiễm, do vi-rút rubella gây nên. Bệnh lưu hành trên toàn thế giới, thường xuất hiện vào mùa đông xuân, có thể xảy ra thành dịch.

Những ai có thể mắc bệnh này?

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Rubella, trong đó đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Những người đã bị Rubella lúc còn nhỏ được miễn dịch, không bị nhiễm bệnh lại.

Bệnh Rubella có nguy hiểm không?

Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm KHÔNG NGUY CẤP (không gây nên biến chứng nguy hiểm, không gây chết người) như bệnh sởi (thuờng gây những biến chứng trầm trọng: viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm cơ tim, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa…) nhưng lại khá NGHIÊM TRỌNG do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Một thai phụ mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ bị những tai biến như sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

Bệnh lây lan thế nào?

Bệnh Rubella lây truyền qua đường hô hấp khi người lành:
- Hít phải những giọt dịch tiết đường mũi họng (nước bọt, nước mũi) có chứa vi rút của người bệnh khi tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với người bệnh.
- Tiếp xúc với các vật dụng, các bề mặt (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi…) có dính chất tiết mũi họng của người bệnh.

Điều kiện thuận lợi để bệnh Rubella lan rộng là: Điều kiện sống chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu điều kiện vệ sinh (nhà trọ, ký túc xá v.v…). Người bị bệnh Rubella có thể lây truyền bệnh cho người khác một tuần trước khi phát ban và từ 1 đến 2 tuần sau khi ban đã lặn hết.

Bệnh Rubella diễn tiến ra sao và có những biểu hiện gì?

Bệnh diễn tiến qua 3 giai đoạn:
* Thời kỳ ủ bệnh: từ 12-23 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm vi-rút, nhưng chưa có biểu hiện bệnh.
* Thời kỳ phát bệnh: Người bệnh sẽ có những biểu hiện:
- Sốt nhẹ trên 370C kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, chảy mũi trong, đau họng, đôi khi có đỏ mắt.
- Phát ban: Ban đỏ, từng đốm lan tỏa, ban dát sần. Đặc biệt ban mọc đầu tiên ở mặt, sau đó lan ra thân mình (trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân).
- Đau khớp.
- Nổi hạch sau tai.
- Ở người lớn và trẻ lớn bệnh thường nặng hơn trẻ nhỏ.
* Thời kỳ lui bệnh:
Các triệu chứng bệnh kéo dài từ 3-4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh (nghĩa là sẽ không bị mắc bệnh trở lại).

Chăm sóc bệnh nhân Rubella như thế nào?

Bệnh Rubella là một bệnh lành tính, không có biến chứng nguy hiểm nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng:
- Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.
- Người bệnh cần được vệ sinh mũi họng (nhỏ mũi và súc họng) hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o.
- Nếu nhức đầu nhiều hoặc đau khớp có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau.
- Đối với trẻ nhỏ cần giặt khăn bằng nước ấm lau mình mẩy hàng ngày cho bé.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh Rubella?

* Phát hiện bệnh sớm để tránh lây lan cho người khác.
* Cách ly người bệnh:
- Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát bệnh (phát ban) cho đến 7 ngày sau khi phát ban (trẻ em nên nghỉ học, người lớn nên nghỉ làm).
- Để người bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho người bệnh (khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa, chăn, gối, màn…).
* Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
* Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi… của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.
* Tiêm chủng vắc xin: Vắc-xin phòng bệnh Rubella thông dụng hiện nay là loại vắc-xin MMR (Measle, Mumps, Rubella) phòng ngừa cho cả 3 bệnh Sởi, Quai bị, Rubella.

Vắc-xin ngừa Rubella gây những tác dụng phụ gì?

Vắc-xin phòng bệnh Rubella rất ít khi có tác dụng phụ. Thống kê cho thấy khoảng 15% trường hợp bị sốt vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm vắc-xin, khoảng 5% trường hợp xuất hiện ban đỏ nhẹ, dưới 1 phần triệu trường hợp có phản ứng dị ứng nặng.

Tiêm chủng vắc-xin ở đâu?

- Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh Rubella.
- Người dân có thể đến tiêm chủng tại các địa điểm sau đây:
+ Viện Pasteur TP.HCM tại số 282 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Phường 8 Quận 3 TP.HCM.
+ Trung tâm Y Tế Dự phòng TP.HCM - 699 Trần Hưng Đạo, P.9, Q.5
+ Các Trung tâm Y tế Quận Huyện.

Những ai cần được tiêm chủng?

- Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi cho đến dưới 13 tuổi, chưa chích ngừa Rubella lần nào: nhất là tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 được tiêm nhắc lại sau 2-3 năm sau khi đã tiêm mũi thứ nhất.
- Trẻ lớn trên 13 tuổi và người lớn: chỉ tiêm một mũi duy nhất.
- Những phụ nữ có ý định mang thai chưa từng bị bệnh Rubella hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ: nên tiêm ngừa trước 3 tháng trước khi quyết định có thai.
- Những người làm việc tại bệnh viện, các trung tâm y khoa, trung tâm chăm sóc trẻ em và các trường học.
- Việc tiêm chủng Rubella đặc biệt quan trọng đối với trẻ em gái để phòng chống bệnh trong suốt khoảng thời gian khi đứa trẻ lớn lên và mang thai sau này.

** Lưu ý:

Trẻ nhỏ từ 6 đến 8 tháng tuổi được miễn nhiễm (không mắc bệnh) đối với bệnh Rubella do có kháng thể từ mẹ truyền qua. Trong trường hợp cần thiết phải tiêm chủng Rubella trước 12 tháng tuổi nên tiến hành tiêm cho trẻ lúc 6 tháng tuổi, sau đó vẫn phải tiến hành tiêm chủng lại cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng của bệnh.

Những đối tượng sau đây không nên tiêm phòng vắc xin phòng Rubella.

+ Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.
+ Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng.
+ Những người có phản ứng với những lần tiêm ngừa Rubella trước.
+ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch.
+ Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu.
+ Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. (Ví dụ mắc bệnh lao chưa được điều trị).

** Lưu ý:
+ 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc-xin mới được phép mang thai.
+ Đối với người lớn, có thể làm xét nghiệm huyết thanh. Nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm chủng.
+ Phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm vi-rút Rubella hoặc sống trong vùng có dịch Rubella nên đi xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của vi-rút để có chẩn đoán xác định bệnh, sau đó đến khám tại các phòng khám sản phụ khoa để được hướng dẫn xử trí thích hợp.

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

Ung thư da - Nên hạn chế phơi nắng

Thưa quý vị, ung thư da là kết quả của sự phát triển bất thường của tế bào da, chủ yếu do da bị tổn thương bởi tia cực tím (UV) phát ra từ ánh sáng mặt trời. Nếu được phát hiện sớm, thì ung thư da là dạng ung thư có khả năng chữa khỏi cao nhất. Tuy nhiên, không chữa trị kịp thời, ung thư da có thể thay đổi diện mạo một người, và có trường hợp, đưa đến tử vong.


Các loại ung thư da

Mời nghe bài viết trên đài VOA



Ung thư da có thể xảy đến cho bất cứ ai ở bất cứ lứa tuổi nào. Các cựu Tổng Thống Mỹ, như Ronald Reagan, Bill Clinton và Tổng Thống George W. Bush, đều đã được chữa trị về bệnh ung thư da hoặc những vết loét tiền ung thư. Một số những nhân vật nổi tiếng thế giới khác mắc bệnh ung thư da hoặc có triệu chứng tiền ung thư đã được chữa trị, gồm có các nữ diễn viên điện ảnh Elizabeth Taylor, Cybill Shepherd và Melanie Griffith. Cả 3 nữ tài tử này đều sống sót.

Nhưng không phải ai cũng may mắn như thế. Nhạc sĩ Bob Marley qua đời năm 1981 sau khi ung thư tế bào hắc tố di căn sang các mô khác trong cơ thể ông. U hắc tố là một trong các hình thức nghiêm trọng nhất của ung thư da.

Nguyên do chủ yếu gây ra ung thư da là tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Ánh nắng và sức nóng của mặt trời có thể thay đổi những hóa chất trong làn da. Tia cực tím, gọi tắt là UV, có thể làm cháy da. Và theo thời gian, có thể phát bệnh ung thư.

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh ung thư da. Tuy nhiên có nguy cơ cao nhất là những người có làn da trắng, tóc và mắt màu sáng hơn. Có tiền sử bị sạm nắng nặng thời còn nhỏ, tăng nguy cơ ung thư da khi trưởng thành. Tắm nắng mà không bảo vệ da với kem chống nắng hoặc với quần áo, có thể tăng nguy cơ phát tác ung thư da.

Trong những năm gần đây, nhiều phụ nữ – đặc biệt ở các nước Tây phương, thường sử dụng các giường tắm nắng nhân tạo để có một làn da rám nắng, nâu hồng, mà không cần phơi nắng. Tia cực tím được dùng trong kỹ thuật làm sạm da như thế, là một nguyên do có khả năng cao gây ung thư da.

Một yếu tố khác không thể gạt bỏ là yếu tố di truyền.

Hai hình thức ung thư da phổ biến nhất là ung thư tế bào đáy, và ung thư tế bào vảy. Nhưng hình thức nguy hiểm hơn nhiều, là ung thư tế bào hắc tố, gọi tắt là u hắc tố (melanoma). U hắc tố có thể phát tác nơi những vùng da không bị phơi nắng. Hình thức ác tính khởi sự trong các tế bào tạo ra màu nâu sậm. Thường thì u hắc tố trông giống như một đốm trên da màu nâu có dạng bất thường. Đốm này có thể nổi cục hoặc bằng phẳng.

Một dấu hiệu khác đáng lưu ý và nên kiểm tra là một vết da đổi màu và sự xuất hiện của những vết sậm không đều đặn xuất hiện quanh một nốt ruồi có sẵn.

Đa số những người phát triển u hắc tố là đàn ông da trắng trên 50 tuổi. Không chữa trị kịp thời, hình thức ung thư này có thể nhanh chóng lan ra những nơi khác. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, hơn 68.000 người được chẩn đoán đã phát triển u hắc tố. Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gia ước lượng là trong năm 2009, có 8.650 ca tử vong vì bệnh này.

Chẩn đoán và Chữa trị:

Phát hiện càng sớm, cơ may chữa khỏi càng cao và điều trị càng dễ dàng. Đó là lý do vì sao các bác sĩ khuyên chúng ta nên tự khám lấy mỗi tháng, xem khắp người, từ đầu tới chân, có biến đổi khác thường nào trên da hay không, có đốm da nào đổi màu, có chu vi bất thường, đổi kích thước, độ dầy vv, hay không.

Nên đi khám bác sĩ trong trường hợp một nốt ruồi tự dưng rỉ máu, hoặc phát triển lớn hơn 6 mm, hoặc gây khó chịu khiến ta muốn xoa nắn nó. Điều quan trọng là phải sớm nhận ra những dấu hiệu báo trước, trước khi u ác tính có thể di căn sang nơi khác.

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên tìm hiểu làn da của mình để có thể sớm nhận ra bất cứ đột biến nào. Có người khuyên nên chụp hình tất cả các nốt ruồi, ghi ngày giờ, kích thước, để có thể so sánh theo thời gian.

Cách điều trị tùy thuộc vào hình thức ung thư, kích thước, địa điểm trên cơ thể, và độ sâu của u bướu. Một số yếu tố khác gồm tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

Nếu u chưa lan sang nơi khác, bác sĩ có thể mổ cắt các tế bào ung thư. Trong trường hợp u hắc tố đã lan, bác sĩ có thể dùng thuốc hoặc quang tuyến để diệt tế bào ung thư, và giảm bớt kích thước của u ác tính. Ngoài ra còn một số cách chữa trị khác, sử dụng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể để chống ung thư.

Tháng trước, các nhà nghiên cứu báo cáo về một loại thuốc đang trong vòng thí nghiệm có khả năng cải thiện cơ may sống sót nơi một số bệnh nhân mắc bệnh ung thư da ác tính. Dựa trên kết quả nghiên cứu, thuốc ipilimumab giúp hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể chống trả bệnh ung thư. Nhóm bệnh nhân được dùng thuốc này trung bình sống 10 tháng, so với 6 tháng nơi các bệnh nhân không được uống thuốc.

Công ty dược phẩm Bristol-Myers Squibb hy vọng có thể xin được giấy phép để bán thuốc ipilimumab ra thị trường trước cuối năm nay.

Đề nghị của Trung tâm CDC:


Nên hạn chế và tránh phơi nắng để tránh ung thư da

Trung tâm Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) đề nghị, để tránh ung thư da, nên hạn chế và tránh phơi nắng quanh năm, không chỉ vào mùa hè.

CDC nói tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến chúng ta ngay cả trong những ngày có mây, cũng như những ngày có nhiều nắng. Vào mùa hè, thời gian nguy hiểm nhất trên lục địa Hoa Kỳ kéo dài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Nên đội mũ và mặc quần áo sậm màu, bằng vải cô-tông, và chớ nên quên mang kiếng mát có khả năng ngăn tia cực tím để bảo vệ mắt.

Một lời khuyên khác là nên tránh xa các giường tắm nắng nhân tạo vì tia cực tím được dùng trong kỹ thuật làm sạm da gây hại cho da.

Tia cực tím có thể xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào, và là nguyên nhân chủ yếu đưa đến phần lớn các ca ung thư da, các vết nhăn và nốt tàn nhang thường xuất hiện với tuổi tác.

Tóm lại:

1. Nên giảm thời gian phơi nắng, tránh tiếp xúc với tia cực tím do mặt trời phát ra.

2. Khám định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu ung thư da. Dấu hiệu thường thấy của ung thư tế bào hắc tố thường là biến đổi bất thường của một nốt ruồi có sẵn, hoặc sự xuất hiện của những nốt ruồi mới đáng nghi ngờ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay, nếu thấy có gì khả nghi.

3. Nên dùng kem chống nắng trước khi phơi nắng, bôi vào tất cả những vùng phơi nắng, kể cả môi, 30 phút trước khi ra nắng. Nên sử dụng các loại kem có chức năng chống tác hại của tia UVA và UVB.

Mời xem clip về một số phương pháp chống lão hóa da để trẻ lâu - HTV1


Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Nghe đọc truyện : Anh hùng xạ điêu - Kim Dung (Phần 3 : Tập 61 đến Tập 83)



Nghe truyện Anh Hùng Xạ Diêu - Phần 1 (từ tập 01 đến tập 30)

Nghe truyện Anh Hùng Xạ Diêu - Phần 2 (từ tập 31 đến tập 60)

Bàn luận về tiểu thuyết võ hiệp và tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung (Ôn Thụy An)

Tiểu thuyết võ hiệp luôn thay đổi theo thời gian

Văn học Trung Quốc phát triển theo chiều hướng trữ tình, thơ ca ra đời từ sớm và đạt được những thành tựu to lớn. Tiểu thuyết ra đời trễ hơn, từ đời Thanh trở về trước, thể loại văn học này không đuợc coi trọng, nhà văn cũng không có địa vị quan trọng. Sau cuộc vận động cho văn Bạch thoại, tiểu thuyết mới được nhìn nhận, trở thành một bộ phận trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Tuy vậy, tiểu thuyết võ hiệp vẫn còn bị coi thường, thậm chí bị bài xích.

May mà còn có Hoàn Châu Lâu Chủ, còn có Kim Dung, còn có Cổ Long.

Hoàn Châu Lâu Chủ với trí tuởng tượng siêu phàm của mình đã nâng tiểu thuyết võ hiệp lên một tầm cao mới. Vốn quốc học sâu sắc, lối kiến giải Nho-Phật-Đạo độc đáo, bất kể tả cảnh hay người đều hấp dẫn được lòng độc giả, người ta như đắm mình vào tác phẩm. Chẳng trách khi tác phẩm Thục Sơn kiếm hiệp truyện ra đời, người ta kéo nhau đến thâm sơn cùng cốc để học đạo, tu tiên.

Nhưng cho đến Kim Dung, tiểu thuyết võ hiệp mới thực sự bước lên văn đàn. Rất nhiều người thích tác phẩm của Kim Dung. Người ta say mê những tình tiết ly kỳ hấp dẫn, rung động với tính cách mạnh mẽ, sâu sắc của những nhân vật dưới ngòi bút của ông, cảm động với những mối tình éo le trắc trở nhưng cũng thật đẹp, cuốn theo những trận đấu hào hùng, khâm phục những bậc nghĩa sĩ, dám liều mình vì nghĩa cả.

Về kết cấu, giao đãi, dựng truyện hay khắc họa tính cách nhân vật, Kim Dung hơn hẳn người khác. Với một nhà văn lớn, không phải tất cả các tác phẩm đầu hay. Đường thi có khoảng bốn vạn bài, nhưng gọi là hay thì chỉ có khoảng nghìn bài. Trong nền văn học hiện đại, lượng tác phẩm nhiều, phát hành rộng rãi, nên người viết dễ mắc sai sót. Tình trạng này cũng thường thấy trong tiểu thuyết võ hiệp. Tuy nhiên với Kim Dung thì không thế. Ông viết rất đều tay, tác phẩm thuộc loại kém của ôngcũng có thể xếp vào hàng nhất lưu.

Đương nhiên, ngoài Hoàn Châu Lâu Chủ, Kim Dung còn có những người khác như Bình Giang Bất Tiếu Sinh, Cổ Long, Bạch Vũ, Chu Trinh Mộc, Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân, mỗi người đều có nét đặc sắc của riêng mình, nhưng về thành tựu thì không thể bì được với Kim Dung. Nói như Nghê Khuông "Tiểu thuyết Kim Dung là vô tiền khoáng hậu". Vô tiền đó là điều chắc chắn, còn khoáng hậu, cũng có thể lắm chứ. Bởi giờ đây, điều kiện ra đời và thưởng thức của tác phẩm võ hiệp không còn được như trước nữa. Song, như tiểu thuyết võ hiệp vẫn thường nói, lúc bất lợi nhất cũng là lúc thuận lợi nhất. Những tưởng qua thời Hoàn Châu Lâu Chủ, tiểu thuyết võ hiệp sẽ xuống dốc, nhưng lại xuất hiện một Kim Dung, biết rút tỉa những đặc sắc của những nhà văn khác, kết hợp hài hòa thủ pháp tiểu thuyết Tây phương với tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc, tạo ra một luồng sinh khí mới cho tiểu thyuết võ hiệp. Phải chăng đây là thể loại luôn đổi mới và vượt qua mọi thử thử thách của thời gian. Chúng ta hãy chờ xem .

Tôi (Ôn Thụy An) cho rằng tiểu thuyết võ hiệp truyền thống có đặc điểm chính như sau :

Thắm đượm văn hóa truyền thống Trung Quốc

Trong nền văn học hiện đại, truyện võ hiệp là thể loại mang đậm dấu ấn dân tộc nhất.

Văn học cổ điển cũng có truyện võ hiệp, như Cầu Nhiêm Khách, Thủy Hử truyện, Thích khách liệt truyện,... tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng truyện võ hiệp của ngày nay là do tác giả hiện đại viết, nhưng ta vẫn thấy trong đó thấm đượm tinh thần văn hóa Trung Quốc.

Chẳng hạn, về chủ đề, các tác giả thường đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo, xả thân vì nghĩa, trung hiếu tiết liệt, cứu khốn phò nguy,...người đọc sẽ phải theo dõi theo từng bước chân của nhân vật, trăn trở cùng nhân vật. Ngoài ra tác giả còn đưa vào truyện những tư tưởng triết học, những tư tưởng này đan xen và tô điểm cho nhau, ví như tinh thần xả thân vì nước của Nho gia, thú ở ẩn của Đạo gia, thuyết vô ngã vô tướng của Đạo Phật. Đồng thời chúng ta có thể thấy, những nhân vật trong Đạo giáo hay Phật giáo là những người có võ công cao siêu, trí tuệ hơn người, phẩm chất tốt đẹp,...thường đóng vai trò điểm chỉ cho các nânh vật khác. Cũng có những nhân vật là đệ tử của bên này nhưng vì một cơ duyên nào đó lại học được võ công của phía bên kia, từ đó uy chấn thiên hạ.

Ta có thể thấy tinh thần này ở khắp nơi trong truyện võ hiệp. Ví như, trong các phái, sư trưởng rất quan trọng đối với các đệ tử, đệ tử phải phục tùng hoàn toàn sư trưởng, không được mạo phạm người trên. Cho nên, là một đệ tử, ngoài nợ nước thù nhà phải báo đền, còn phải nhớ mối thù diệt sư. Nhưng với một kiếm khách trong truyện võ hiệp Nhật Bản, nếu đệ tử muốn xuống núi, người đầu tiên phải đánh bại lại là sư phụ của mình.

Không những trọng nghĩa, nhân vật của tiểu thuyết võ hiệp còn phải thủ tín. Trong Hiệp Khách hành của Kim Dung, nhân vật Tạ Yên Khách thuộc hàng nhất lưu cao thủ, lại phải giữ lời hứa với một gã ngốc nghếch vì không thể thất tín với thiên hạ. Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu hiệp lữ bất chấp tất cả để giữ lời hứa với Tôn Bà, khiến cho nửa đời phải khốn khổ vì tình, Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ vì giữ bí mật không tiết lộ tung tích của Phong Thanh Dương mà bị giang hồ đồng đạo, sư môn hiểu lầm, không cách nào giải thích. Tinh thần trọng chữ tín ấy đuợc phát huy cao độ trong tiểu thuyết võ hiệp, "đại trượng phu nhất ngôn cửu đỉnh", trước mặt giang hồ đồng đạo một khi đã phát thệ thì "tứ mã nan truy". Nếu thất tín, hắc bạch lưỡng đạo sẽ chê cười.

Tác giả Tiếu ngạo giang hồ, phần hậu ký có viết một đoạn thế này : "Trong võ lâm, người ta rất coi trọng hai chữ tín nghĩa. Có các nhân vật bàng môn tả đạo khi đã phát thệ thì không hối hận. Nếu nuốt lời, danh tiếng sẽ tiêu tan. Ngay cả Điền Bá Quang, một tên thái hoa đại đạo cũng rất thủ tín. Vì Nghi Hòa đã thay mặt phái Hằng Sơn hứa với Dư Thương Hải không giúp Nhạc Linh San, Lệnh Hồ Xung yêu nàng là thế, vậy mà chỉ vì chữ tín mà chàng đành đứng nhìn cái chết đến gần vị tiểu sư muội yêu thương. May mà có Nhậm Doanh Doanh lấy danh nghĩa thánh cô Ma giáo rút kiếm tương trợ. Nếu không, Lệnh Hồ Xung sẽ mang tiếng là kẻ thất tín dưới mắt võ lâm đồng đạo, cho dù vì trượng nghĩa mà cứu người, độc giả chưa chắc đã thích chàng".

Văn hóa truyền thống không chỉ biểu hiện ở tính cách nhân vật, ở các tình tiết, mà còn thể hiện trong các đối thoại của nhân vật. Trong Tiếu ngạo giang hồ có câu thế này "Hôm nay may mắn gặp hai vị tiền bối, tận mắt thấy được cao chiêu, thật là vinh hạnh", đó là lời Lệnh Hồ Xung nói với hai người Võ Đang giả làm hai gã nhà quê thô lỗ nhưng kiếm pháp tinh diệu. Như vậy, có thể thấy, trong từng trường hợp giao tiếp đều có lễ tiết khác nhau.

Tiểu thuyết võ hiệp có thể biểu hiện tình cảm và tính cách dí dỏm của người Trung Quốc. Vì cứu Nghi Lâm mà Lệnh Hồ Xung đành phải mắng nào là thứ ni cô xui xẻo, gặp ni cô đánh bạc tất thua, chính là sự hài hước. Cứu Nghi Lâm không để lại tên tuổi, chính là tình cảm xuất phát từ quan niệm đạo đức của người xưa.

Lệnh Hồ Xung học đàn ở ngõ Tiểu Trúc thành Lạc Dương, cùng Hướng Vấn Thiên đàm đạo cầm kỳ thi họa với Mai Trang tứ hữu, luận rượu với Tổ Thiên Thu... đều mang đậm chất văn hóa Trung Quốc, làm độc giả thấy thú vị.

Giá trị của tiểu thuyết Kim Dung

Tôi cho rằng có năm lý do để bình luận, đánh giá tiểu thuyết Kim Dung.

1. Trong lịch sử tiểu thuyết võ hiệp, truyện của Kim Dung đạt tới đỉnh cao nhất. Độc giả của ông nhiều nhất và khắp trên thế giới, truyện của ông nhiều lần được dựng thành phim. Đồng thời luôn được sửa chữa, tạo được những cơn sốt.

2. Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung có tính kế thừa những người đi trước đồng thời mở đường cho những người đi sau, là tập đại thành tiểu thuyết võ hiệp và tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn vận dụng kỹ thuật viết văn tây phương, đặc biệt là thủ pháp của nghệ thuật hí kịch, thêm vào kiến thức phong phú về các mặt, tạo ra những tác phẩm có sự kết hợpgiữa cổ điển và hiện đại, giữa Đông và Tây phương, về mặt văn học, đây là một giá trị, có mức độ quan trọng nhất định.

3. Độc giả của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung có đủ các tầng lớp, nghề nghiệp, lứa tuổi khác nhau. Bởi lẽ, tiểu thuyết Kim Dung không chỉ là tiểu thuyết võ hiệp, nói một cách nghiêm túc, tiểu thuyết văn học, tiểu thuyết tượng trưng chính trị, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết cổ điển, nói một cách nhẹ nhàng thì đây còn là tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết kỳ tình,...

4. Kỹ thuật viết tiểu thuyết của Kim Dung có là điều rất đáng chú ý để tranh luận không? Về mặt đề tài, tiểu thuyết Kim Dung hay xuất hiện những sự hiểu nhầm, những hiểu nhầm ấy rất dễ giải thích, dưới ngòi bút của tác giả thì những hiểu nhầm ấy lại vì lý do cá tính của nhân vật hay dưới sự ảnh hưởng của hoàn cảnh, tạo ra những tình huống nan giải, làm cho độc giả phải theo dõi, có thể nói đây là một kỹ thuật cổ điển của tiểu thuyết nhiều kỳ. Kim Dung vận dụng nhiều nhất mà cũng giải quyết tốt nhất. Những hiểu nhầm ấy có thể được giải thích nhưng sự giải thích không rõ ràng, có thể nói, kết cấu của tiểu thuyết Kim Dung, hiểu nhầm là một trọng điểm, và xử lý những hiểu nhầm ấy thành công hay thất bại có ảnh hưởng lớn đến tác phẩm của ông.Một kỹ thật khác mà Kim Dung cũng hay sử dụng đó là nhân vật chính vì lý do nào đó, có thể là bị điểm huyệt hay thân mang trọng thương, không tự chủ được, sẽ phát hiện ra những bí mật động trời. Điều này thường thấy trong hí kịch tây phương, nhưng được Kim Dung vận dụng một cách thần diệu. Có lúc chỉ nghe chứ không thấy, hay ngược lại cũng có lúc nghe và thấy nhưng không thể nhúng tay vào. Những sự sắp xếp ấy là góc đẹp nhất của tác giả tiểu thuyết võ hiệp. Sử dụng nhiều sẽ tạo nên phong cách của tác giả cho toàn bộ tác phẩm.

5. Một tác phẩm kém nhất của Kim Dung cũng có thể xem là hay, ông viết rất đều tay. Trong số nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp, rất ít người được như ông, có thể nói rằng, không có một tác phẩm nào thất bại. Tất cả các tác phẩm của ông đều được sửa sang rồi mới xuất bản

Tóm tắt nội dung truyện Anh Hùng Xạ Điêu

Trong một đêm bão tuyết, tướng quân Nam Tống Đoàn Thiên Đức theo lệnh của đạo kiêm Triệu vương Hoàng Nhan Hồng Liệt đưa quân vây đánh Ngưu gia thôn ở ngoại ô thành Lâm An.

Hai gia đình Quách Khiến Thiên và Dương Thiết Lâm từ Sơn Đông chạy nạn tới đây cũng bị vạ lây nên nhà tan, người mất. Hai phu nhân của họ Quách và họ Dương đều đang mang thai. Một người chạy thoát về Mông Cổ, một người bị bắt tới Kim đô vương phủ, từ đó mỗi người một phương trời.

Đạo sĩ Khưu Xứ Cơ của Toàn Chân giáo cùng Giang Nam thất quái hẹn ước chia nhau tìm kiếm hậu nhân của hai gia đình Dương, Quách là Quách Tĩnh và Dương Khang. 18 năm sau, Quách Tĩnh theo lệnh của Giang Nam thất quái sư phụ xuống miền Nam. Dương Khang ham giàu sang nhận giặc làm cha.

Quách Tĩnh gặp Hoàng Dung ở Trương Gia Khấu. Hai người vừa gặp đã nảy sinh tình cảm. Đôi trai tài gái sắc này trải qua bao nhiêu hợp ly bi hoan, cuối cùng cũng được chung sống cùng nhau.

Quách Tĩnh theo Hoàng Dung trở về cố quốc. Từ đó, Quách Tĩnh tập hợp các cao thủ trong võ lâm, đoạt được Vũ mục di thư, thống lĩnh đại binh chống lại quân Mông cổ đánh xuống Trung Nguyên, lên Hoa sơn luận kiếm, cứu Tương Dương quốc bị nạn, chất vấn Thành Cát Tư Hãn

Chàng trẻ tuổi Quách Tĩnh đã viết nên thiên bi hùng ca về một vị anh hùng xạ điêu mộc mạc, chất phát…

Anh hùng xạ điêu xứng tầm là một thiên anh hùng ca bất hũ của nhà văn Kim Dung . Đài VoV đã chuyển thể thành truyện đọc audio với 83 tập . Kỳ trước , đã đăng tải phần 1 (từ tập 01 đến tập 30) và phần 2 ( từ tập 31 đến tập 60 ). Kỳ này , mời các bạn cùng theo dõi phần 3 của truyện gồm 23 tập audio ( từ tập 61 đến tập 83 ) sau đây :

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 61)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 62)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 63)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 64)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 65)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 66)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 67)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 68)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 69)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 70)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 71)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 72)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 73)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 74)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 75)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 76)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 77)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 78)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 79)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 80)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 81)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 82)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 83)

Các bạn có thể tải toàn bộ truyện audio "Anh Hùng Xạ Điêu" qua Mediafire tại đây.

Mời các bạn theo dõi truyện audio "Thần Điêu Hiệp Lữ " - phần 1 (Tập 01 - Tập 30) vào kỳ sau !

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Nghe đọc truyện : Anh hùng xạ điêu - Kim Dung (Phần 2 : Tập 31 đến Tập 60)



Nghe truyện Anh Hùng Xạ Diêu - Phần 1 (từ tập 01 đến tập 30)

Bàn luận về tình yêu trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Tuy tên gọi là tiểu thuyết võ hiệp nhưng bản chất những tác phẩm của Kim Dung là tình yêu đôi lứa nồng thắm. Chính tình yêu đã làm nên tính cách nhân bản và khiến cho hàng tỉ người say mê tác phẩm của Kim Dung.

Một cách khái quát, Kim Dung đã xây dựng những cặp nhân vật hoặc những cụm nhân vật rồi tạo điều kiện cho họ gặp gỡ hiểu biết và yêu nhau. Ông đã rất tinh tế để cho các nhân vật chính phái yêu tà phái, bạch đạo yêu hắc đạo để tạo nên những mâu thuẫn chiều dọc xuyên suốt chiều dài của tác phẩm và những mâu thuẫn chiều sâu trong tâm hồn của từng nhân vật. Điều đặc biệt là những nhân vật nữ của ông thường rất đẹp, rất thông minh, xuất thân từ Ma giáo hoặc ít nhất cũng mang “một chút tà khí trong người”. Đó là những cặp và những cụm nhân vật Lệnh Hồ Xung - Nhậm Doanh Doanh (Tiếu ngạo giang hồ), Trương Thuý Sơn – Hân Tố Tố, Trương Vô Kỵ - Triệu Minh – Chu Chỉ Nhược – Hân Ly - Tiểu Siêu (Ỷ thiên Đồ long ký); Kiều Phong – A Châu, Đoàn Dự - Vương Ngọc Yến - Mộc Uyển Thanh – Chung Linh, Du Thản Chi – A Tử, Hư Trúc – Văn Nghi công chúa (Thiên Long bát bộ), Thạch Phá Thiên – A Tú (Hiệp khách hành), Quách Tĩnh – Hoàng Dung – Hoa Tranh công chúa (Xạ điêu anh hùng truyện), Dương Qua - Tiểu Long Nữ (Thần điêu hiệp lữ)...

Những mối tình được được Kim Dung dựng lên là những mối tình thật trong sáng và do vậy, thật đẹp. Tác phẩm Kim Dung lấy bối cảnh lịch sử từ đầu đời Thanh trở về trước (trước thế kỷ XVII), khi mà tư duy phong kiến và nguyên tắc lễ giáo của đạo Nho đang giữ vai trò độc tôn chi phối toàn bộ những sinh hoạt xã hội. Cho nên, những nhân vật của Kim Dung yêu trong sự cho phép của những tư duy và nguyên tắc ấy. Thế nhưng, tính chất lãng mạn - một thuộc tính không thể thiếu trong yêu đương – thì rất phong phú.

Những nhân vật của Kim Dung đã yêu theo phong cách của võ lâm. trước hết, họ đánh nhau, sau đó hiểu nhau rồi mới yêu nhau. Hân Tố Tố, một nữ ma đầu, con gái Bạch mi ưng vương, đã dùng Văn tu châm (kim râu muỗi) không chế Trương Thuý Sơn phái Võ Đang, rồi sau đó mới yêu Trương. Triệu Minh, con gái Như Nam vương triều Nguyên lưa TRương Vô Kỵ lọt xuống hầm sâu rồi sau đó mới yêu Vô Kỵ (Ỷ thiên Đồ long ký). Mộc Uyển Thanh đã đánh cho Đoàn Dự thừa chết thiếu sống, sau đó mới nhận Đoàn Dự làm lang quân (Thiên Long bát bộ). Ở một chừng mực nào đó, các nâhn vật này vượt qua hàng rào của nghi thức phong kiến và ràng buộc giáo điều của lê giáo: họ tự quyết định tình yêu của mình và cảm thấy hạnh phúc khi được lựa chọn như vậy.

Tình yêu được mô tả trong tác phẩm võ hiê5p Kim Dung mang tính phấn đấu rất cao. Các nhân vật vượt lên hoàn cảnh, vượt qua những sự chống đối để bảo vệ tình yêu của mình. Trương Thúy Sơn cưới Hân Tố Tố, Trương Vô Kỵ bỏ hết sự nghiệp đi theo Triệu Minh, Nhậm Doanh Doanh lang thang qua ngàn trùng để bảo vệ Lệnh Hồ Xung, A Châu vượt ngàn dặm ra Nhạn Môn Quan để chờ đợi Kiều Phong... là những chuyện tình đẹp.

Tình yêu được mô tả trong tác phẩm Kim Dung luôn luôn kinh qua một quá trình hy sinh vô tận. Trương Thúy Sơn vì vợ mà tự tử khiến cho Tố Tố cũng tự vẫn để giữ gìn danh tiết, xứng đáng với chồng. Triệu Minh từ bỏ cha và anh ruột để ra đi cùng Trương Vô Kỵ. Tiểu Siêu về Ba Tư, lên ngôi Thánh nữ Minh giáo mà lòng đau như cắt, cảm thấy cuộc đời hoàn toàn vô vị vì cô chỉ muốn suốt đời hầu hạ cho Vô Kỵ thay áo, chảy đầu. Doanh Doanh cõng tình lang Lệnh Hồ Xung lên núi Thiếu Thất, chịu để phái Thiếu Lâm cầm tù mình đổi lấy lời hứa của Phương Chứng đại sư nhận chữa thương cho Lệnh Hồ Xung. Kim Dung đã thực sự biến tác phẩm võ hiệp của mình trở thành những bản tình ca tươi đẹp. Những bản tình ca ấy hoá giải được biên giới của chánh – tà, hắc - bạch, hận – thù. Chúng bành trướng cảm xúc cho người đọc khi đọc tác phẩm.

Kim Dung đã tạo ra được những nhân vật si tình kinh điển, những “giáo chủ” của đạo tình, hoặc là yêu, hoặc là chết. Vương tử Đoàn Dự suốt đời lẽo đẽo đi theo Vương Ngọc Yến chỉ để cho lúc nàng nguy nan là ghé vai cõng nàng chạy trốn. Du Thản Chi chịu bịt chiếc lồng sắt vào đầu, làm một tên Thiết Sửu giúp vui cho A Tử chỉ để được ngắm khuôn mặt thiên kiều bá mị nhưng tràn đầy ác độc của cô. Mỹ đao vương Hồ Dật Chi say mê Trân Viên Viên, hầu thiếp của Bình Tây vương Ngô Tam Quế đến nỗi chịu hóa thân thành một kẻ làm vườn, tưới rau trong mấy chục năm để được lén nhìn Trần. Truyện võ hiệp của Kim Dung đã xây dựng thành công những chàng si tình bậc nhất thiên hạ, xứng đáng đoạt huy chương vàng trong lịch sử tiểu thuyết cổ kim.

Người ta còn tìm thấy trong tác phẩm tiểu thuyết của ông những tình yêu ngang trái, rất người, thoát ra khỏi khuôn mẫu cho phép của lễ giáo phong kiến Trung Quốc. Đó là Tiểu Long Nữ sư phụ, một cô gái trong sáng bị kẻ tà dâm cưỡng bức, yêu say mê đồ đệ Dương Qua. Đó là Kỷ Hiểu Phù, vợ chưa cưới của Hân Lợi hanh phái Võ Đang, đã thất thân và đã yêu một ma đâu của Minh giáo là Dương Tiêu. Sinh ra một đứa con gái, Hiểu Phù đã can đảm đặt tên cho con là Dương Bất Hối (không hôi hận). Đó là Hồng phu nhân, vợ của giáo chủ Thần long giáo và A Kha, một thiếu nữ mất hết trinh tiết, đã trở thành vợ của Vi Tiểu Bảo.

Tiểu Thuyết của Kim Dung cũng đặt ra những trường hợp sa đoạ tình dục hết sức quái dị. Đó là Kiến Ninh công chúa, em gái vua Khang Hy, đã sa ngã với Vi Tiểu Bảo, một gã thái giám giả mạo, từ năm 14 tuổi. Kiến Ninh chỉ muốn được Vi Tiểu Bảo trói cột, đánh đập cho vỡ da toá máu mới được thấy lạc thú của trao thân. Cá biệt, có trường hợp của Đông Phương Bất Bại, giáo chủ Ma giáo, luyện Quỳ hoa bảo điển phải “dẫn đao tự cung”, trở thành kẻ ái nam ái nữ, quan hệ “yêu đương” với gã bộ hạ là Dương Liên Đình. Khi xây dựng những nhân vật, những loại “tình yêu” này, ông đã nghiên cứu rất kỹ những biểu hiện của tính cuồng dâm và đồng tính luyến ái.

Tác phẩm của Kim Dung có những đoạn nói đến tình yêu thật đẹp. Những nhân vật của ông không bao giờ thốt ra miệng chữ yêu nhưng tình yêu của họ nồng nàn trong ánh mắt, trong hành động và trong trái tim. Đó là A Châu trở về Nhạn Môn Quan chờ Kiều Phong để suốt đời “theo đại gia cùng đi săn chồn đuổi thỏ”. Đó là Tiểu Siêu chia tay với Trương Vô Kỵ trên biển “về Ba Tư, đừng nói lên ngôi thánh nữ, dẫu có làm đến nữ hoàng đi nữa mà xa công tử thì cuộc đời cũng rất vô vị”. Đó là Nhậm Doanh Doanh bắn tin cho giới ma đầu trên giang hồ phải giết ngay Lệnh Hồ Xung vì “ta muốn ngươi ở mãi bên ta để ta chở che, bảo vệ”. Đó là Triệu Mẫn với Trương Vô Kỵ: “Lông mày thiếp đã nhạt màu rồi. Công tử kẻ lại giùm cho thiếp đi”. Những lời tỏ tình mang đầy tính ẩn dụ và biểu tượng như thế khiến tác phẩm vừa sâu, vừa không dung tục.

Một điểm khác cũng đáng bàn đến là trong tác phẩm của Kim Dung vẫn có những tình yêu trá nguỵ. Nhạc Linh San bỏ Lệnh Hồ Xung để làm vợ gã ái nam ái nữ Lâm Bình Chi bởi mưu đồ chiếm pho Tịch tà kiếm phổ của Nhạc Bất Quần. Chu Chỉ Nhược đánh lừa hứa hôn với Trương Vô Kỵ để đánh cắp bộ Cửu âm chân kinh theo di huấn của sư phụ là Duyệt Tuyệt sư thái. Nhưng tuổi trẻ của Nhạc Linh San, Chu Chỉ Nhược không nghĩ ra được sự trá nguỵ ấy. Phần trá nguỵ, âm mưu thuộc về sự sắp đặt của những người lớn, người thầy, người cha.

Đọc tác phẩm của Kim Dung, người ta khám phá ra cái đẹp của tình yêu. So với những tác giả cùng thời, tình yêu trong tiều thuyết võ hiệp của ông trong sáng, lành mạnh. Thông qua tình yêu, ông giáo dục cho con người cái mỹ cảm về đạo đức. Nói rằng tác phẩm võ hiệp, thật ra chỉ là một cách nói. Chính tình yêu đã làm nên cái hồn, sự sống cho tiểu thuyết võ hiệp. Mỗi tác phẩm của ông ra đời trở thành một bức thông điệp ngọt ngào cho tình yêu lứa đôi

Tóm tắt nội dung truyện Anh Hùng Xạ Điêu

Trong một đêm bão tuyết, tướng quân Nam Tống Đoàn Thiên Đức theo lệnh của đạo kiêm Triệu vương Hoàng Nhan Hồng Liệt đưa quân vây đánh Ngưu gia thôn ở ngoại ô thành Lâm An.

Hai gia đình Quách Khiến Thiên và Dương Thiết Lâm từ Sơn Đông chạy nạn tới đây cũng bị vạ lây nên nhà tan, người mất. Hai phu nhân của họ Quách và họ Dương đều đang mang thai. Một người chạy thoát về Mông Cổ, một người bị bắt tới Kim đô vương phủ, từ đó mỗi người một phương trời.

Đạo sĩ Khưu Xứ Cơ của Toàn Chân giáo cùng Giang Nam thất quái hẹn ước chia nhau tìm kiếm hậu nhân của hai gia đình Dương, Quách là Quách Tĩnh và Dương Khang. 18 năm sau, Quách Tĩnh theo lệnh của Giang Nam thất quái sư phụ xuống miền Nam. Dương Khang ham giàu sang nhận giặc làm cha.

Quách Tĩnh gặp Hoàng Dung ở Trương Gia Khấu. Hai người vừa gặp đã nảy sinh tình cảm. Đôi trai tài gái sắc này trải qua bao nhiêu hợp ly bi hoan, cuối cùng cũng được chung sống cùng nhau.

Quách Tĩnh theo Hoàng Dung trở về cố quốc. Từ đó, Quách Tĩnh tập hợp các cao thủ trong võ lâm, đoạt được Vũ mục di thư, thống lĩnh đại binh chống lại quân Mông cổ đánh xuống Trung Nguyên, lên Hoa sơn luận kiếm, cứu Tương Dương quốc bị nạn, chất vấn Thành Cát Tư Hãn

Chàng trẻ tuổi Quách Tĩnh đã viết nên thiên bi hùng ca về một vị anh hùng xạ điêu mộc mạc, chất phát…

Anh hùng xạ điêu xứng tầm là một thiên anh hùng ca bất hũ của nhà văn Kim Dung . Đài VoV đã chuyển thể thành truyện đọc audio với 83 tập . Kỳ trước , đã đăng tải phần 1 (từ tập 01 đến tập 30) . Kỳ này , mời các bạn cùng theo dõi phần 2 của truyện gồm 30 tập audio ( từ tập 31 đến tập 60 ) sau đây :

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 31)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 32)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 33)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 34)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 35)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 36)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 37)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 38)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 39)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 40)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 41)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 42)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 43)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 44)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 45)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 46)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 47)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 48)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 49)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 50)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 51)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 52)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 53)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 54)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 55)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 56)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 57)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 58)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 59)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 60)


Mời các bạn theo dõi phần 3 (Tập 61 - Tập 83) vào kỳ sau !

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Nghe đọc truyện : Anh hùng xạ điêu - Kim Dung (Phần 1 : Tập 01 đến Tập 30)



Anh hùng xạ điêu hay Xạ điêu anh hùng truyện là một trong những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung được đánh giá cao, xuất bản năm 1957 bởi Hương Cảng Thương Báo. Đây là tiểu thuyết đầu tiên của Xạ Điêu Tam Bộ Khúc. Kim Dung đã chỉnh sửa tất cả các tác phẩm của mình bao gồm tiểu thuyết này vào những năm 1970 và một lần nữa vào những năm 2000.

Truyện xảy ra vào thời Tống (960-1279) khi người Nữ Chân bắt đầu tấn công bắc Trung Quốc. Phần đầu của tiểu thuyết xoay quanh tình bạn giữa Dương Thiết Tâm và Quách Khiếu Thiên, những anh hùng đã chiến đấu chống lại sự xâm chiếm lính Kim. Mối quan hệ của họ sâu đến nỗi họ thề khi con lớn, chúng sẽ trở thành huynh đệ kết nghĩa hoặc trở thành phu thê.

Phần hai của câu chuyện tập trung vào những gian nan đau khổ mà cả hai trải qua. Quách Tĩnh, con của Quách Khiếu Thiên lớn lên ở Mông Cổ, dưới sự bảo vệ của Thành Cát Tư Hãn, còn Dương Khang lớn lên là hoàng thân của nhà Kim.

Éo le của câu chuyện là Quách Tĩnh thì tính tình thật thà nhưng lại kém thông minh , học hành chậm chạp và rất nghĩa khí , hào hiệp . Trong khi đó , Dương Khang thì ngược lại , tính tình lọc lừa , khôn khéo , thông minh , trí tuệ , học một biết mười và ham mê giàu sang , phú quý , đi vào con đường lầm lạc , tà ác ...

Sau nhiều khó khăn , Quách Tĩnh lại trở thành một hiệp khách võ nghệ cao cường , còn Dương Khang trở thành kẻ tiểu nhân và bị chính đồng minh của mình giết chết .

Anh hùng xạ điêu xứng tầm là một thiên anh hùng ca bất hũ của nhà văn Kim Dung . Các bạn có thể xem truyện bằng phần mềm MS Reader và tải truyện về xem theo các link sau :

* Anh hùng xạ điêu 01-10 (Kim Dung) . [
Tải về ]
* Anh hùng xạ điêu 11-20 (Kim Dung) . [
Tải về ]
* Anh hùng xạ điêu 21-30 (Kim Dung) . [
Tải về ]
* Anh hùng xạ điêu 31-40 (Kim Dung) . [
Tải về ]

Truyện Anh Hùng xạ Điêu cũng đã được đài VoV chuyển thể thành truyện đọc audio với 83 tập . Kỳ này , mời các bạn cùng theo dõi phần 1 của truyện gồm 30 tập audio sau đây :

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 01)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 02)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 03)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 04)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 05)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 06)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 07)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 08)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 09)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 10)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 11)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 12)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 13)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 14)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 15)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 16)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 17)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 18)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 19)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 20)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 21)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 22)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 23)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 24)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 25)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 26)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 27)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 28)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 29)

Anh Hùng Xạ Điêu - Kim Dung (Tập 30)


Mời các bạn theo dõi phần 2 (Tập 31 - Tập 60) vào kỳ sau !

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Truyện audio : Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Phần 3 : Tập 59 đến Tập 82)



Mời nghe bình luận với chủ đề : "NGHI VẤN ĐẠO LÝ QUA KIẾN GIẢI CỦA KIM DUNG" .

Vào sớm mai đẹp trời, một chàng trai khôi ngô tuấn tú từ biệt sư phụ hạ sơn. Con đường hành đạo của chàng đang mở ra trước mắt với lời dặn dò của sư phụ - thường là bậc cao nhân tuyệt thế qui ẩn chốn lâm tuyền hay bậc kì nhân dị sĩ trong u sơn cùng cốc. Thế rồi từ đó, chàng “thân hoài tuyệt kĩ, nghĩa khí can vân” (Mình ôm võ công tuyệt thế, và tâm hồn nghĩa khí ngất trời) cứ ung dung đem võ công và đạo lí được thầy truyền thụ ra hành hiệp. Từ phá hắc điếm đến đả lôi đài hay giết kẻ thù...., tất cả đều được tiến hành với sự chiến thắng đã được định trước. Chàng luôn luôn là nhân vật bách chiến bách thắng và được xem như hiện thân cho công đạo của võ lâm.

Đó hầu như là cái mẫu chung cho loại tiểu thuyết võ hiệp cổ điển vốn thường đi theo khuôn khổ : nhân vật chính diện bao giờ cũng là nơi tụ hội của những điều tốt đẹp, lí tưởng. Không ai nghi ngờ gì về những việc anh ta làm và cái đạo lí mà anh ta đại diện. Thông thường câu chuyện võ hiệp cổ điển bắt đầu khi nhân vật chính đã học thành tài và hạ sơn. Trên con dường hành hiệp, nếu anh ta có tầm thù đi nữa thì kẻ thù đó cũng thường là một kẻ thù chung của nhiều người, đại diện cho một thế lực của tội ác. Chuyện tầm thù rưả hận đã dời bình diện, nó không còn là chuyện cá nhân của riêng anh ta nữa mà đã mang một ý nghĩa xã hội. Trả mối tư thù và duy trì công đạo đã trở thành một. Anh ta chỉ thay mặt cho Thần Công lí để thưởng thiện phạt ác, trả lại sự công chính cho võ lâm.

Người đọc cứ yên tâm là anh ta sẽ sống đến cuối câu chuyện với sự chiến thắng tất yếutrước mọi kẻ thù. Trong khi đó, các nhân vật phản diện luôn luôn là nơi tập trung của những cái xấu xa, tồi tệ, thậm chí đến mức gần như cường điệu. Các nhân vật chính và tà đối lập nhau rất rõ ràng về nhân cách. Nhìn chung, hiện thực được mô tả trong tiểu thuyết võ hiệp cổ điển là một thứ hiện thực được qui định. Loại tiểu thuyết đó luôn luôn chỉ tảcái phải là, cái nên là ( what should be) mà không bao giờ tả được cái đang là, cái thực sự là ( what is).

Dường như trước khi cầm bút thì các tác gia tiểu thuyết cổ điển đã có sẵn một cái công thức trong trí để mô phỏng theo, theo dạng các bài tập mẫu. Mọi diễn biến về nội dung cũng như tâm lí nhân vật, với đôi chút thay đổi về bối cảnh, đều phát triển theo lối đơn tuyến và đơn điệu. Đó là một nền văn học rập khuôn của các nhà tâm lí học thô thiển, và của các nhà đạo đức học ngây thơ.

Đến Kim Dung thì mọi chuyện thay đổi hẳn. Cái biên giới phân biệt chính tà, vốn được xem là rõ ràng và không thể chối cãi trong tiểu thuyết võ hiệp cổ điển, giờ đây đã bị xóa nhòa và thay vào đó là nỗi trăn trở băn khoăn. Ông sẵn sàng gán cho các nhân vật Tà giáo những nét quyến rũ tuyệt vời và không ngần ngại để lộ những bản chất xấu xa tàn độc của một số nhân vật Chính giáo. Người đọc làm sao có thể quên được nhan sắc lộng lẫy của Hân Tố Tố, kiến văn uyên bác của Kim mao vương Tạ Tốn, tài hoa tuyệt vời của Đông tà Hoàng Dược Sư hay tâm hồn sâu lắng của Khúc Dương trưởng lão ?.

Người đọc ắt hẳn phải giật mình trước âm mưu thâm hiểm của Tả Lãnh Thiền cũng như cái dã tâm ghê gớm của Nhạc Bất Quần. Một kẻ không ngần ngại, bằng mọi thủ đoạn, tàn sát đồng đạo để thực hiện cho được tham vọng thống nhất Ngũ nhạc kiếm phái, rốt cuộc lại sa vào bẫy của một kẻ khác thâm hiểm cao tay hơn. Mà cả hai đều là đại tôn sư võ học của phe Chính giáo ! Ai có thể không kinh hoàng trước cảnh tượng Diệt Tuyệt sư thái, chưởng môn một môn phái chuyên lấy từ bi của đức Phật làm gốc là Nga mi, lại thản nhiên vung *ỷ Thiên kiếm tàn sát một lúc mấy trăm giáo đồ Ma giáo trên hoang mạc khi những người này không còn đủ sức chống cự !

Một nhân vật trong phe bạch đạo có thể bình thản giết môt nhân vật khác trong phe hắc đạo và xem đó là một nhiệm vụ tất nhiên, với một lí do vô cùng đơn giản : người bị giết là người thuộc phe hắc đạo, có nghĩa đó là người xấu. Cái đạo lí mà họ làm cơ sở để dựa vào trong việc đồ sát được xem như là công đạo của võ lâm. Và ngược lại cũng thế đối với người thuộc phe hắc đạo. Người ta có thể an tâm giết người vì những cái cái nhãn hiệu mà người ta gán cho nhau. Trước kia, một người bị giết thường là vì một tội ác nào đó, còn giờ đây, khi bị ném vào cõi gíang hồ phức tạp mênh mông, chính tà lẫn lộn, thì y phải lo tự vệ để khỏi bị chết trước lúc kịp thắc mắc mình bị giết vì lí do gì !.

Dường như Kim Dung muốn chứng minh cho ta thấy sự phân biệt rạch ròi tà chính là điều hoàn toàn không thực. Người đọc không còn tin vào cái đạo lí được dại diện bởi phe được coi như tượng trưng cho chính nghĩa. Phải, làm sao tin nỗi khi mà bên cạnh những bậc chân tu đạo hạnh như Phương Chứng đại sư, Xung Hư đạo trưởng, Không Kiến thần tăng hay khoáng đạt như Phong Thanh Dương, Hồng Thất Công lại còn không ít những người gàn dỡ như Diệt Tuyệt sư thái, tàn độc như Tả Lãnh Thiền, thâm hiểm như Nhạc Bất Quần và sa đọa đến mức thô bỉ như bọn môn đệ phái Toàn Chân ? Và có thể xem thường Ma giáo được không, một khi đã nghe được khúc Tiếu ngạo giang hồ cao nhã cuả Trưởng lão Khúc Dương, hay được chứng kiến phong độ kiêu hùng của Bạch mi ưng vương Hân Thiên Chính trên Quang Minh đỉnh ? Công thức cũ đã bị phá vỡ và kéo theo nó là sự sụp đổ của định kiến về Chính Tà. Mọi việc không còn đơn giản như gán cho đối tượng một nhãn hiệu nào đó và an tâm đánh giá người đó qua cái nhãn mà y bị gán vào !

Những người anh hùng của Kim Dung đã không ít phen phải một mình trăn trở trước các vấn đề chính tà thiện ác nhằm xác định một đường đi, một giới tuyến cho chính mình. Họ thường bị đẩy đối diện với hai vấn nạn : một bên là giáo huấn của sư môn và truyền thống, bên kia là cái thực tế mà họ chứng kiến và sống. Lệnh Hồ Xung khi ngồi sám hối trên núi Hoa sơn đã nhiều phen băn hoăn trước lời giáo huấn của sư phụ lên án Ma giáo. Do bản tính khoáng đạt nên chỉ sau một lúc băn khoăn, gã viện dẫn một vài việc làm tồi tệ của phe Ma giáo và kết luận ngay : Ma giáo là một phe tồi tệ đốn mạt. Hơn nữa điều đó đã được khẳng định bởi sư phụ, sư nương là những người mà gã tôn kính, thì nó chắc chắn là đúng rồi ! Cái cách qui kết ngây thơ và vội vã ấy chỉ có thể tạm thời làm yên tâm gã theo kiểu bịt tai để ăn cắp nhạc ngựa mà thôi. Thực ra trong tâm hồn gã vấn đề chính tà đã bị nghi vấn hoá ! Cái nền tảng đạo lí mà gã hấp thụ đã bắt đầu bị lung lay. Để rồi sau này, khi đã chứng kiến được cái thủ đoạn thâm độc của phái Tung sơn và ngẫu nhiên giao du với các tay kiêu hùng trong Ma giáo như Hướng Vấn Thiên, Nhậm Ngã Hành thì cái khuôn khổ đạo lí ước thúc gã lại càng lung lay thêm nữa !

Một cậu bé Vô Kị lang thang khắp giang hồ để chứng kiến một thế giới tà không ra tà, chính không ra chính. Mọi cái công thức chính tà, mọi cái khuôn khổ giáo huấn đều bị đổ vỡ khi cậu thấy rõ và thậm chí còn là nạn nhân của sự thâm độc của các nhân vật phe Chính giáo. Các bài học vỡ lòng mà cậu tiếp thu từ các bậc trưởng bối phái Võ đương nó khác xa thực tế biết bao. Bên cạnh tinh thần trượng nghĩa của nhân vật Ma giáo là Thường Ngộ Xuân thì, dưới mắt Vô Kị, nhân cách của chưởng môn phái Côn luân Hà Thái Xung trông thật đê hèn và đáng khinh đến ngần nào ! Khi nhìn thấy cảnh Diệt Tuyệt sư thái tàn sát giáo chúng Ma giáo, Vô Kị vì cảm phục cái hào khí của bọn người bị truyền thống cho là tàn độc xấu xa đó, mà đã liều thân nhảy ra can thiệp. Tiếng nói của lương tri đã chiến thắng ! Lúc đó, giữa cái gọi là Chính và Tà, ai đúng ai sai và thử hỏi ai tàn độc hơn ai ?

Sẽ dễ dàng biết bao nếu để cho một kẻ độc ác như Tây độc Âu Dương Phong bị chết thảm để đền bù lại những điêù tàn ác mà y đã gây cho người khác. Nhưng Kim Dung đã rất sâu sắc khi để hai nhân vật sống như hai thái cực của Thiện và ác Hồng Thất Công và Âu Dương Phong, sau khi giao đấu với nhau mấy ngày đêm, cùng ôm nhau chết trên đỉnh non tuyết lạnh. Mẹ Thiên Nhiên vĩ đại đã hoá giải tất cả ân cừu và ôm hai đứa con, dầu hư đốn hay tốt đẹp, vào trong vòng tay bao dung của mình. Và không phải ngẫu nhiên mà một nhân vật cao ngạo cổ quái như Hoàng Dược Sư lại gây được ấn tượng vô cùng sâu sắc đối với người đọc. Ông chẳng thèm coi cái đạo lí giang hồ vào đâu và suốt đời, ông đạp đổ thị phi, xóa nhòa tà chính mà chỉ tôn thờ một điều duy nhất : đó là sự tự do tuyệt đối của chính mình. Ông được gán ngoại hiệu Đông Tà chỉ vì đối với ông, mọi phân biệt chính tà thiện ác trên giang hồ đều là trò hề, thậm chí ngu xuẩn, vì chúng không hề có thực mà chỉ là những nhãn hiệu ! Xét cho cùng, đó cũng có thể là sự phản kháng lại định kiến xã hội của một tâm hồn minh triết hay một loại l’ homme révolté -con người phản kháng - của A.Camus trong võ học ! Một Tạ Tốn sẵn sàng trích dẫn sử sách để biện minh cho việc sát nhân của mình. Ta gặp lại lối cưỡng từ đoạt lí mà Đạo Chích dùng để công kích Khổng Tử trong Nam hoa kinh (Nam hoa kinh, Tạp thiên, chương Đạo chích).

Có phải Kim Dung muốn xoá bỏ mọi phân biệt chính tà để đẩy tất cả đến chỗ hoài nghi, xoá bỏ biên giới thị phi để đi đến một quan điểm hư vô chủ nghiã (nihilisme) trong đức lí ? Không, Kim Dung có một cách nhìn khác về đức lí dưới quan điểm võ học. Đó là nỗ lực muốn thay thế các phạm trù chính tà thiện ác theo tiêu chuẩn nhân văn và qui định xã hội bằng các nguyên lí trong tự nhiên: Âm và Dương. Dường như chỉ trong tác phẩm Kim Dung, võ học mới được chia thành hai phạm trù đối lập tương đối rõ rệt : Âm công và Dương công. Võ học thuộc Âm công thì thường biến hoá phức tạp, thâm hiểm và tàn độc, võ học thuộc Dương công thì cương mãnh, dứt khoát, minh bạch. Thông thường phe Ma giáo sử dụng môn võ thuộc Âm công và phe Chính giáo sư dụng môn võ thuộc Dương công. Võ công giờ đây đã trở thành một thứ chứng minh thư để xác định nguồn gốc. Mà đã là võ công thì thứ nào, dù là Âm hay Dương, lại không thể giết người ?.

Trong thiên nhiên vốn không có thiện ác, cũng không hề có sự phân biệt chính tà. Một cơn cuồng phong kéo qua gây bao tang tóc là ác hay là thiện ? Có lẽ Kim Dung muốn nối tiếp và triển khai quan điểm của bậc đại nho đời Tống là Trình Hạo Thiện ác giai thiên lí (Thiện hay ác cũng đều là thiên lí cả). Âm hay Dương cũng chỉ là hai mặt của tự nhiên. Chúng đối lập bổ sung cho nhau, mâu thuẫn đối kháng và chuyển hoá lẫn nhau trong sự hoà điệu vĩ đại. Không hề có việc cái này sẽ triệt tiêu toàn bộ cái kia. Võ công trong Thánh hỏa lệnh có cao siêu đến đâu đi nữa vẫn bị vây khổn trong vòng Phục ma khuyên của ba vị cao tăng Thiếu lâm tự. Thiên thủ như lai chưởng của Phương Chứng đại sư biến hoá kì diệu là thế nhưng cũng không thể thắng nổi chưởng pháp chậm chạp, thô phác của Nhậm Ngã Hành!.

Trang tử đã viết hàng vạn lời trong Nam hoa kinh, đặc biệt là thiên Tề vật luận, chỉ để chứng minh rằng phân biệt rạch ròi thị phi là điều không thể, vì đó là những vấn đề của vô cùng (Thị diệc nhất vô cùng, phi diệc nhất vô cùng dã - Nam hoa kinh, Tề Vật luận). Kim Dung viết hàng chục pho sách cũng là một cách để nối tiếp truyền thống trên. Đã hơn một lần, Kim Dung cố gắng đưa đến một tổng hợp chính tà bằng tình yêu cũng như tình bằng hữu. Tình yêu Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố cùng tình bằng hữu tri âm giữa Khúc Dương với Lưu Chính Phong cho dù có kết thúc trong đau thương đi nữa thì điều đó cũng cho thấy nỗ lực của Kim Dung muốn chống lại định kiến, nhằm mở rộng tâm thức nhân gian để con người nhìn lại vấn đề !.

Dường như những tâm hồn lớn, Đông cũng như Tây, đều có cách nhìn sâu thẳm về bản chất của cái gọi là tà chính thị phi. Cái nhìn đó sẽ vượt qua đức lí thông thường để nhận thức vấn đêù dưới làn ánh sáng của Đức Lí Uyên Nguyên (éthique Originelle ). Biết đâu cái Chính hôm nay sẽ là cái Tà của ngày mai và cái Thị ngày mai sẽ là cái Phi của ngày sau nữa ! Nguyễn Du ắt hẳn đã lịch hành hết cuộc bể dâu mới nói được Thị phi tận thuộc thiên niên sự ( Vấn đề đúng hay sai đều thuộc vào chuyện của ngàn năm.- Vịnh Tần Cối).

Nhìn qua phương Tây, ta vẫn có thể gặp được một chút hoà âm cộng hưởng. Một tâm hồn cuồng ngạo và nổi loạn với truyền thống như Đông tà Hoàng Dược Sư biết đâu sẽ tìm được mối thanh khí ứng cầu trong tư tưởng của một Shakespeare : There is nothing either good or bar but thinking makes it so , hay trong một Emerson : Good and bad are but names very readily transferable to that or to this. Có phải chăng đó là chỗ gặp gỡ nhỏ giữa Đông và Tây trong những tâm hồn lớn ?

Nội dung của truyện Thần Điêu Hiệp Lữ

Dương Quá, sở học không những bác tạp cả hắc bạch lưỡng phái, mà bản chất con người y cũng là sự kết hợp của chính và tà, minh và ám. Y có lúc như một đại hiệp đại trí đại dũng, có lúc như một tiểu nhân xấu xa, hèn hạ ti bỉ...

Quách Tĩnh chính khí hiên ngang, thần oai lẫm lẫm, một mình tung hoành trong thiên binh vạn mã chẳng khác chốn không người. Y một thân võ học uyên thâm, một lòng sắt son vì nước vì dân, một tình cảm chân thành quan hoài yêu thương từ tâm khảm dành cho Dương Quá. Nhưng ngày xưa Quách Tĩnh đã không cảm hóa được nghĩa đệ Dương Khang bây giờ liệu có cảm hóa được Dương Quá chăng?

Tiểu Long Nữ trong sáng, mĩ lệ như bạch ngọc, nhưng cũng lạnh lùng như băng giá. Có ai biết được ẩn dấu trong sự lạnh lùng ấy là cả một tấm chân tình ấm áp, nồng nhiệt, tha thiết và chung thủy đến trọn đời. Có một người yêu, người thầy như nàng, Dương Quá có mãi lạc vào con đường tà đạo?

Một trận Tương Dương tỏ mặt anh hùng.

Mười sáu năm, Tuyệt Tình Cốc chia ly, hiểu rõ lòng người quân tử.

Thần Điêu khổng lồ, trọng kiếm vô địch, thân như thần long kiến thủ bất kiến vỹ, sao lòng người mãi chưa thôi day dứt, sao lại còn phải sáng tạo ra độc chưởng Ám Nhiên Tiêu Hồn?

Thần Điêu Hiệp Lữ là truyền thuyết về một anh hùng, một mối tình cảm động cả quỷ thần và một trang sử bi tráng của dân tộc Trung Hoa.

Thần Điêu Hiệp Lữ còn là phần kết của những câu chuyện về Võ Lâm Ngũ Bá trong Anh Hùng Xạ Điêu, đồng thời mở ra những tiền đề cho Ỷ Thiên Đồ Long Ký - tuyệt tác tiếp theo của Kim Dung.

Tải truyện Thần Điêu Hiệp Lữ về xem tại đây , phần mềm MSReaderSetupUSA.exe

Mời nghe truyện Audio Thần Điêu Hiệp Lữ Phần 3 (Từ tập 59 đến tập 82)

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Truyện audio : Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Phần 2 : Tập 31 đến Tập 57)



Mời nghe Đỗ Lai Thúy bình luận với chủ đề : "CHƯỞNG KIM DUNG CÓ PHẢI LẦ TÁC PHẨM VĂN HỌC" .

Tôi là loại người mê các tiểu thuyết võ hiệp. Niềm mê ấy có lẽ bắt nguồn từ thơ ấu. Một vùng quê yên tĩnh ven sông Đáy. Con đê dài biếc xanh cỏ. Lũ trẻ chăn trâu thò lò mũi chúng tôi ngồi túm tụm nghe anh lớn đọc truyện kiếm hiệp. Sau này, khi tôi biết đọc, tôi ngấu nghiến các truyện Bồng Lai hiệp khách, Giao Trì nữ hiệp, Long hình quái khách... Chúng tôi đi bộ hàng chục cây số để trao đổi sách...

Nhưng rồi khi lớn lên, chúng tôi được dạy rằng đó là những loại sách tầm thường, nhảm nhí, chưa kể có thể gây ra những độc hại. Tôi cũng thấy rằng nếu chỉ đọc nhiều kiếm hiệp có thể sẽ làm hỏng thị hiếu. Nếu chỉ ham đọc những loại sách có cốt truyện hấp dẫn, tình tiết li kì... thì khó kham nổi những tiểu thuyết hiện đại không có cốt truyện, chỉ có tâm lý, thậm chí ngoại tâm lý mà không có hành động...

Mãi đến sau bảy năm, khi người ta rộ lên đọc chưởng Kim Dung, tôi vẫn giữ thái độ "Kính nhi viễn chi". Rồi một đêm kia, trong một chuyến đi nhỡ độ đường, nắm một mình nơi nhà khách tĩnh, trong tay không có gì để đọc. Anh bạn phòng bên cho mượn cuốn Tiếu Ngạo Giang Hồ 'giết thời gian". Sau một phút ngần ngại, tôi cầm đọc. Thế là cả một thế giới đắm say ấu thời tưởng đã được đào sâu chôn chặt, lại đội mồ sống dậy. Một thế giới của những cái phi thường, những nhân vật phi thường - tốt cũng như xấu, những hành động phi thường... Một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc khác hẳn với cuộc sống thường nhạt nhẽo, tủn mủn, đầy những toan lo. Sau tiếng đàn tái hợp này, tôi lại mê say đọc tiếp những cuốn khác của Kim Dung như Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp...

Bạn bè vẫn có người dè bỉu truyện chưởng, hoặc mỉm cười độ lượng vì thói ham chưởng của tôi. "Nhân vô thập toàn, ai cũng có gót chân Asin cả" - ánh mắt và nụ cười của họ nói lên điều đó. Rằng mê thì thật là mê, nhưng trong tôi vẫn cứ lóe lên một phản tỉnh: "Tại sao tôi lại thích tiểu thuyết võ hiệp và truyện chưởng Kim Dung có phải là văn học không?". Có lẽ, chỉ khi giải đáp được băn khoăn này tôi mới khỏi phải giấu thú đọc chưởng như lấp liếm đi một thói xấu...

Tiểu thuyết võ hiệp thường chỉ ra đời như một thể loại ở những nơi tồn tại một tầng lớp kị sĩ, tức một tầng lớp chiến binh chuyên nghiệp. Họ có lối sống riêng với những quan niệm, lí tưởng, quy tắc khác với người thường. Tuy triệt để phục tùng lối sống đó, nhưng ý thức cá nhân của họ đã bắt đầu phát triển. Đó là tầng lớp hiệp sĩ của châu Âu trung đại, những người hiệp khách ở Trung Hoa và tầng lớp võ sĩ đạo của Nhật Bản... Độc giả Việt Nam thông thường không có điều kiện đọc chính vào tiểu thuyết võ hiệp thì vẫn có thể hình dung về tầng lớp này qua bóng dáng của nó trong Ba người lính ngự lâm của Alexandre Dumas bố, Hiệp sĩ Ivanhoe của Walter Scott, Musashi của Eiji Yoshikawa... nhất là ở các truyện kiếm hiệp của Trung Hoa. Thế giới võ hiệp này thật lạ lẫm với những người dân thường, nhất là với những người dân ở xứ sở nông nghiệp như người Việt, sống định cư trong lũy tre làng, tuân theo nhịp điệu của mùa vụ.

Cũng như truyện trinh thám, truyện khoa học viễn tưởng, truyện danh nhân, hồi kí chính trị, tiểu thuyết minh họa, truyện phiêu lưu... đều là cận văn học (paraliterature), tức sáng tạo không dành quyền ưu tiên cho việc tìm kiếm cái đẹp, tức không coi chức năng thẫm mỹ là dominate(chủ đạo), mà để thỏa mãn các chiều kích cũng cơ bản khác trong con người: óc tò mò, nhu cầu giải trí, sự ham hiểu biết, thích trải nghiệm những cảm giác mạnh, sự phát triển óc tưởng tượng, nhu cầu được sống trong những không gian và thời gian khác với ở đây và bây giờ... Nhưng cận văn học cũng chỉ làm xuất bản phát điểm, một thứ thành phần xuất thân. Nhờ tài năng cá nhân, nhờ xu hướng thời đại, nhiều tác phẩm cận văn học đã trở thành văn học, một thứ văn học đích thực, mĩ văn. Đông Ki Sốt cũng là một tiểu thuyết hiệp sĩ trung đại lúc này đã trở nên nhàm chán, một "phản - tiểu thuyết hiệp sĩ " (khái niệm "phản - tiểu thuyết hiệp sĩ " tôi dùng ở đây vẫn có ý nghĩa là tiểu thuyết hiệp sĩ đứng về mặt thể loại, nhưng đã có những cách tân táo bạo, nâng cao một bước về chất, làm cho nó khác hẳn với tiểu thuyết hiệp sĩ cũ. Cách hiểu này phù hợp với cách hiểu chung của văn học thế giới ở những khái niệm phản - tiểu thuyết, phản - kịch, phản - thơ...). Các cuốn tùy bút dân tộc học của Claude - Levy Strauss, của Maninovski như Nhiệt đới buồn, Người Argonnautes ở Tây Thái Bình Dương... đều được coi là những tác phẩm văn chương. Nhiệt đới buồn của Levy Strauss, thậm chí, trong một cuộc trưng cầu độc giả Ý, còn nằm trong số mười văn phẩm của thế kỷ XX đáng được đóng container gửi vào tương lai.

Chưởng Kim Dung cũng xuất thân từ một thể loại cận văn học - tiểu thuyết võ hiệp - nhưng đã trở thành văn học. Bởi lẽ, tác phẩm của nhà văn này đã tạo ra một thế giới nghệ thuật. Thế giới ấy có bờ cõi và quy luật riêng của nó. Quy luật đó là Kinh Dịch, khởi điểm của những khởi điểm của nền văn minh Trung Hoa. Và cùng với nó là thuyết âm dương, ngũ hành. Các triết lý này trở thành nguyên tắc cấu trúc của cách xây dựng nhân vật, võ thuật, khí công, vũ khí..., thậm chí chi phối cả cách đặt tên người, tên thế võ, binh khí. Thế giới Kim Dung dựa trên sự đối lập mà thống nhất của âm dương: trong âm có dương, trong dương có âm. Như một cái que có thể bẻ đôi, rồi lại bẻ đôi... cứ thế đến vô tận, thế giới nhân vật Kim Dung cũng chia nữa thành âm dương(tà chánh, tốt xấu...), rồi lại chia nữa thành âm âm/ âm dương và dương dương/ âm âm... cũng đến vô tận. Điều này tạo nên sự thống nhất, sự mạch lạc nội tại của tác phẩm.

Thế giới Kim Dung, nếu chỉ như vậy, thì cũng dễ rơi vào đơn điệu, xám màu nguyên lí. Nghệ thuật không chỉ là nguyên lý mà còn là cuộc sống. Nghệ thuật không phải chỉ là đối xứng, hoặc cân đối, mà còn là phản đối xứng. Kim Dung chống lại cái nhìn thế giới một cách ngắc, bất động, sự phân biệt chánh tà một cách tiên thiên, nhất thành bất biến. Bởi vậy, nhân vật chính của nhà văn thường xuất thân từ phái, hoặc chí ít cũng dính dáng đến tà phái, những Trương Vô Kỵ, Doanh Doanh, Triệu Mẫn, Lệnh Hồ Xung... cuối cùng, họ đã gạt bỏ được mọi hiểu lầm để khẳng định được sự "gần bùn mà chẳng..." của mình. Bởi vậy, nhân vật Kim Dung có nội tâm, không đơn giản, cứng nhắc như đa số các nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp trước Kim Dung hoặc những tiểu thuyết phản chưởng của nhiều tác giả cùng thời với Kim Dung.

Là tiểu thuyết võ hiệp, nhưng thế giới Kim Dung có đầy đủ những vấn đề của cuộc sống và do cuộc sống đặt ra: tình yêu, căm thù, ghen tuông, âm nhạc, hội họa, trà đạo, tửu đạo, thời trang... Ngoài ra nhà văn còn là một người dựng chuyện rất "mả". Người ta có thể tìm thấy ở chưởng Kim Dung những vụ án hình sự li kì, những truyện gián điệp và phản gián tài tình. Cũng như tiểu thuyết của Dostoievski, tiểu thuyết Kim Dung được xây dựng trên những xung đột căng thẳng. Nhà văn chẳng những biết tháo gỡ sự căng thẳng đó một cách bất ngờ, mà còn biết hãm, biết kéo dài sự căng thẳng đó bằng cách đan cài vào mạch đi của câu chuyện những đoạn trữ tình ngoại đề tuyệt vời về thư pháp, hội họa, nghệ thuật trồng hoa, nghệ thuật uống rượu, luận bàn về sách cổ... Bởi vậy, người đọc Kim Dung còn tiếp thu được ở ông nhiều tri thức về lịch sử, văn hóa, tôn giáo... của xã hội Trung Hoa.

Sau cùng, Kim Dung có một văn phong riêng biệt, sáng sủa, duyên dáng và hấp dẫn, điều còn nhiều ánh xạ trong những bản dịch Tiếng Việt của Sài Gòn vốn bị xâm thực bởi nhiều yếu tố thực dụng. Tất cả những điều trên làm cho chưởng Kim Dung trở thành những tác phẩm văn chương độc đáo, khác hẳn với chưởng của những tác giả khác chỉ là một thứ cận văn học. Ở khía cạnh này có thể nói, tiểu thuyết phản chưởng. Lý thuyết thì xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi. Sự phân chia thành văn học, văn học đích thực, mĩ văn, cận văn học... chỉ là tương đối. Luôn luôn có những tác phẩm vượt qua thành phần xuất thân của mình để vươn lên, cũng như luôn có những tác phẩm tụt khỏi thành phần cơ bản. Điều đó, như đã nói ở trên, chủ yếu phụ thuộc vào tài năng cá nhân của tác giả. Bởi vậy, không lấy làm ngạc nhiên khi thấy tong những năm gần đây Kim Dung được đánh giá rất cao ở Trung Quốc, được mời về nước và trao hàm Giáo Sư danh dự Đại học Bắc Kinh. Thậm chí, có nhà nghiên cứu còn lấy làm lạ khi Kim Dung chưa nằm trong danh sách các nhà văn ứng cử giải Nobel Văn học.

Nội dung của truyện Thần Điêu Hiệp Lữ

Dương Quá, sở học không những bác tạp cả hắc bạch lưỡng phái, mà bản chất con người y cũng là sự kết hợp của chính và tà, minh và ám. Y có lúc như một đại hiệp đại trí đại dũng, có lúc như một tiểu nhân xấu xa, hèn hạ ti bỉ...

Quách Tĩnh chính khí hiên ngang, thần oai lẫm lẫm, một mình tung hoành trong thiên binh vạn mã chẳng khác chốn không người. Y một thân võ học uyên thâm, một lòng sắt son vì nước vì dân, một tình cảm chân thành quan hoài yêu thương từ tâm khảm dành cho Dương Quá. Nhưng ngày xưa Quách Tĩnh đã không cảm hóa được nghĩa đệ Dương Khang bây giờ liệu có cảm hóa được Dương Quá chăng?

Tiểu Long Nữ trong sáng, mĩ lệ như bạch ngọc, nhưng cũng lạnh lùng như băng giá. Có ai biết được ẩn dấu trong sự lạnh lùng ấy là cả một tấm chân tình ấm áp, nồng nhiệt, tha thiết và chung thủy đến trọn đời. Có một người yêu, người thầy như nàng, Dương Quá có mãi lạc vào con đường tà đạo?

Một trận Tương Dương tỏ mặt anh hùng.

Mười sáu năm, Tuyệt Tình Cốc chia ly, hiểu rõ lòng người quân tử.

Thần Điêu khổng lồ, trọng kiếm vô địch, thân như thần long kiến thủ bất kiến vỹ, sao lòng người mãi chưa thôi day dứt, sao lại còn phải sáng tạo ra độc chưởng Ám Nhiên Tiêu Hồn?

Thần Điêu Hiệp Lữ là truyền thuyết về một anh hùng, một mối tình cảm động cả quỷ thần và một trang sử bi tráng của dân tộc Trung Hoa.

Thần Điêu Hiệp Lữ còn là phần kết của những câu chuyện về Võ Lâm Ngũ Bá trong Anh Hùng Xạ Điêu, đồng thời mở ra những tiền đề cho Ỷ Thiên Đồ Long Ký - tuyệt tác tiếp theo của Kim Dung.

Tải truyện Thần Điêu Hiệp Lữ về xem tại đây , phần mềm MSReaderSetupUSA.exe

Mời nghe truyện Audio Thần Điêu Hiệp Lữ Phần 2 (Từ tập 31 đến tập 57)

Powered by eSnips.com

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Truyện audio - Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Phần 1 : tập 01 - tập 30)



Bàn về Hoa trong truyện Kim Dung

Sớm nhìn hoa nở
Tối mơ thấy người
Mỗi đóa hoa tươi
Một vời vợi nhớ

Đến như hoa có mặt suốt cuộc tình của Lăng Sương Hoa, với ý nghĩa và vị trí đặc biệt "thăng hoa" trong tiểu thuyết Liên thành quyết, ngay từ buổi "khai hoa" của mối tình giữa nàng với giang hồ khách Đinh Điển.

Ở đó, hoa đã thay mặt nói lên tiếng nói nhớ thương của người tình ngoài cửa ngục, gửi đến người yêu bị xiềng xích bên trong. Rồi hoa lặng lẽ thở dài bên tro xương tàn tạ của hai người trong đoạn cuối. Mở đầu, họ gặp nhau trong một hội hoa. Đinh Điển trao hoa cho Lăng Sương Hoa và bảo hoa đó rất lâu tàn: "mỗi lần ngắm hoa hãy kể như có Đinh Điển trước mặt". Tuy muốn mãi gần người tặng hoa, như màu hoa và cánh hoa không tách rời nhau, nhưng tri phủ Kinh Châu Lăng Thoái Chi, cha của Lăng Sương Hoa, ngăn cấm, chia cách họ. Vì dưới mắt ông, Đinh Điển thuộc hàng giang hồ trôi giạt như mây, không xứng với Lăng Sương Hoa là tiểu thư, hoa khôi vùng Vũ Hán. Nghe tin Đinh Điển nắm bí mật của kho tàng mà mình đang ham muốn, tìm kiếm, tri phủ họ Lăng mời Đinh Điển đến để bàn chuyện tác hợp mối duyên với con gái mình, nhưng thật ra ông ta đã dùng hoa độc làm thuốc mê bắt giam Đinh Điển, tra tấn hòng chiếm đoạt Liên thành quyết để giải mã bí ẩn về kho tàng và môn Thần chiếu công. Đinh Điển nhìn qua cửa ngục thường ngày thấy hoa trên cửa phòng của tiểu thư Lăng Sương Hoa vẫn tươi, biết là hoa ấy tươi vì mình, nở cho mình, là tín hiệu tình yêu không tàn của nàng.

Đoạn này, Huỳnh Ngọc Chiến liên tưởng khá thú vị: "Cảnh đưa tin của Đinh Điển và Lăng Sương Hoa giống như anh chàng Hời trong chuyện Tô Hoài. Một người ngồi dệt vải, khi nghe mùi hương thoang thoảng lan trong cảnh đêm thanh tĩnh của cánh hoa lài ném qua cửa sổ, là biết đã đến giờ hẹn với người yêu" và "chỉ có một sự hòa điệu của cung bậc tri âm trong tình yêu chân chính mới có thể giúp người con gái xinh đẹp (Lăng Sương Hoa) làm một điều mà cả thượng đế cũng phải bàng hoàng", đó là hủy hoại nhan sắc, trở nên xấu xí, để không ai muốn cầu hôn nữa và giữ chung thủy với Đinh Điển đến chết trong sầu muộn. Đinh Điển được thả khỏi nhà giam đến bên quan tài của nàng vốn đã bị tri phủ họ Lăng dùng chất độc của hoa kim ba tuần rải lên. Đinh Điển chết, tro tàn được hợp táng cùng mộ nàng Hoa. Có thể nói, chuyện tình này là một trong những chuyện lãng mạn đậm đà mà Kim Dung đã viết và đem vào thế giới võ hiệp của ông mùi hương của một loài "hoa tình yêu" mới, nhưng vẫn mang cái tên khai sinh thanh khiết và quen thuộc đặt cho người là: Hoa.

Những chuyện tình như vậy trong thế giới võ hiệp Kim Dung đến với bạn đọc Việt Nam khá sớm. Cuối những năm của thập niên 1960, đã có một số tác giả như Đỗ Long Vân, Bửu Ý hoặc Bùi Giáng viết về Kim Dung qua các bài phê bình, sáng tác của mình. Trong đó, nhận định về chữ Tình (và các đề tài triết học, văn học khác) trong tác phẩm Kim Dung đến nay vẫn được nhiều bạn đọc tâm đắc, là của nhà nghiên cứu Đỗ Long Vân với Vô Kỵ giữa chúng ta (viết cách đây hơn 38 năm, NXB Trình Bày 1967). Theo đó, các nhân vật của Kim Dung đã thường xuyên tự tra vấn, xét lại những thành kiến và những quyết định mà họ trót bị cột chặt vào đó, cho nên "người nào cũng có một đời sống bên trong sôi động". Và bên ngoài cái phong cách tàn bạo giang hồ thì "nhân vật nào trong Kim Dung lại không đa sầu, đa cảm và đa tình?". Như Hoàng Dược Sư thủy chung với người vợ sớm qua đời đã "cất tiếng sáo trên nước biếc, một mình một chiếc thuyền, ông đi khắp bốn bể tìm con".

Từ đề dẫn trên, Đỗ Long Vân viết: "Cái tình là tiếng nói của cái phần sâu xa nhất trong mỗi người", tuy cái tình đó khó biểu lộ và khá lạnh lùng giữa quan hệ của "các vai trò xã hội" nhưng nó lại bùng phát tự nhiên, ấm áp, hoặc nóng bỏng một khi "hai nhân vật khám phá ra nhau". Ví dụ khi Trương Thúy Sơn thuộc danh môn chánh phái Võ Đang thấy rằng Hân Tố Tố "không giống hẳn cái ảnh tượng mà ba tiếng nữ ma đầu gợi ra trong đầu chàng thì cái tình giữa hai người đã bắt đầu". Điều khác nơi các nhân vật của Kim Dung so với chuyện võ hiệp cổ điển là họ dám phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp của các quan niệm cũ. Trước họ, chữ Tình "chỉ định một tương quan ngoại tại, ước lệ và trừu tượng, quy định bởi thứ bậc xã hội và những tiêu chuẩn đạo lý" nên khó có mối tình nào nảy nở đơm bông giữa hai người Tà môn và Chính giáo.

Đến Kim Dung "cái tình là tinh hoa của năng tính" có sức mạnh chuyển hóa các mâu thuẫn nội tại cũng như những "giới hạn giả tạo" do con người đặt ra ngoài xã hội. Cái tinh hoa đó tự phát tiết mang lại những sắc thái của tình yêu mà Đỗ Long Vân đúc kết như sau: "Tri kỷ như giữa Hoàng Dung và Quách Tĩnh, thần tiên như giữa Dương Qua và Tiểu Long Nữ, ác độc như giữa Du Thản Chi và A Tỷ. Có những mối tình trưởng thành trong sự chia sẻ những nguy hiểm và gian khổ chung, và những mối tình như của Hân Ly với Vô Kỵ kết tinh từ một kỷ niệm nhỏ thuở thiếu thời. Lại có những mối tình sét đánh, như Đoàn Dự vừa trông thấy Vương Ngọc Yến là tưởng như tất cả những nhan sắc khác đều bị xóa nhòa. Những người yêu thì có kẻ đào hoa như Đoàn Chính Thuần, phụng hiến như Đoàn Dự, ngây thơ như Hân Ly, đau khổ như Chu Chỉ Nhược, dịu dàng như A Chu, nhưng người nào cũng yêu đắm đuối như đã gặp trong người mình yêu một cái gì không thể gặp được lần thứ hai ở trên đời".

Tới đây chúng ta hãy đến với mối tình nở hoa giữa Dương Qua và Tiểu Long Nữ. Kết quả của mối tình này khác hoàn toàn với mối tình sầu muộn của Lăng Sương Hoa viết ở đầu bài. Tiểu Long Nữ là người dạy võ nghệ cho Dương Qua nên đứng về vai vế là sư phụ của Dương Qua. Vì thế trong khuôn khổ trật tự truyền thống, hai người không thể "yêu nhau" được... Nhưng họ đã vượt qua rào cản đó để đến với nhau. Tình yêu của họ nảy mầm từ một thế giới cách biệt với người đời - hồn nhiên như mây gặp gió trên trời. Như Tiểu Long Nữ từ trong cổ mộ bước ra và Dương Qua từ cõi mồ côi vắng vẻ đến gặp nàng. Khi Tiểu Long Nữ bị kẻ khác chiếm đoạt trinh tiết, Dương Qua không coi đó là hố sâu ngăn cách. Khi Dương Qua bị chém cụt cánh tay, thành tàn tật, Tiểu Long Nữ không bị ám ảnh bởi "khiếm khuyết" đó của người yêu. Họ sẵn sàng đổi sinh mạng của người này cho sự sống người kia. Suốt 16 năm xa cách, lúc nào họ cũng nghĩ đến nhau. Gặp lại bên bàn tiệc của Cái bang, trước mặt đông đảo giới giang hồ, họ vẫn ngồi kề bên nhau chuyện trò, thắm thiết. Vượt qua những cái nhìn khắt khe, không ám ảnh bởi sự thất tiết, tật nguyền, được thử thách bởi sự phân ly, sinh tử, để cuối cùng họ sống bên nhau, thiết lập "một cõi riêng" bềnh bồng trong thế giới đầy định kiến của con người. Chuyện tình của họ đến nay vẫn được nhắc đến bởi nhiều cây bút Việt Nam. Những năm gần đây, đã xuất hiện thêm các chuyên luận, bài viết và bản dịch của các tác giả: Ông Văn Tùng, Cao Tự Thanh, Phạm Tú Châu. Vũ Đức Sao Biển, Lê Khánh Trường, Huỳnh Ngọc Chiến, Nguyễn Thị Bích Hải... Trong đó Ngoài trời lại có trời của Vương Trí Nhàn gợi mở "một cách nhìn khác xưa" như thế nào về tiểu thuyết Kim Dung?

Nội dung của truyện Thần Điêu Hiệp Lữ

Dương Quá, sở học không những bác tạp cả hắc bạch lưỡng phái, mà bản chất con người y cũng là sự kết hợp của chính và tà, minh và ám. Y có lúc như một đại hiệp đại trí đại dũng, có lúc như một tiểu nhân xấu xa, hèn hạ ti bỉ...

Quách Tĩnh chính khí hiên ngang, thần oai lẫm lẫm, một mình tung hoành trong thiên binh vạn mã chẳng khác chốn không người. Y một thân võ học uyên thâm, một lòng sắt son vì nước vì dân, một tình cảm chân thành quan hoài yêu thương từ tâm khảm dành cho Dương Quá. Nhưng ngày xưa Quách Tĩnh đã không cảm hóa được nghĩa đệ Dương Khang bây giờ liệu có cảm hóa được Dương Quá chăng?

Tiểu Long Nữ trong sáng, mĩ lệ như bạch ngọc, nhưng cũng lạnh lùng như băng giá. Có ai biết được ẩn dấu trong sự lạnh lùng ấy là cả một tấm chân tình ấm áp, nồng nhiệt, tha thiết và chung thủy đến trọn đời. Có một người yêu, người thầy như nàng, Dương Quá có mãi lạc vào con đường tà đạo?

Một trận Tương Dương tỏ mặt anh hùng.

Mười sáu năm, Tuyệt Tình Cốc chia ly, hiểu rõ lòng người quân tử.

Thần Điêu khổng lồ, trọng kiếm vô địch, thân như thần long kiến thủ bất kiến vỹ, sao lòng người mãi chưa thôi day dứt, sao lại còn phải sáng tạo ra độc chưởng Ám Nhiên Tiêu Hồn?

Thần Điêu Hiệp Lữ là truyền thuyết về một anh hùng, một mối tình cảm động cả quỷ thần và một trang sử bi tráng của dân tộc Trung Hoa.

Thần Điêu Hiệp Lữ còn là phần kết của những câu chuyện về Võ Lâm Ngũ Bá trong Anh Hùng Xạ Điêu, đồng thời mở ra những tiền đề cho Ỷ Thiên Đồ Long Ký - tuyệt tác tiếp theo của Kim Dung.

Tải truyện Thần Điêu Hiệp Lữ về xem tại đây , phần mềm MSReaderSetupUSA.exe

Mời nghe truyện Audio Thần Điêu Hiệp Lữ Phần 1 (Từ tập 01 đến tập 30)

Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 01)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 02)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 03)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 04)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 05)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 06)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 07)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 08)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 09)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 10)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 11)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 12)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 13)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 14)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 15)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 16)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 17)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 18)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 19)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 20)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 21)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 22)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 23)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 24)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 25)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 26)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 27)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 28)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 29)
Thần Điêu Hiệp Lữ - Kim Dung (Tập 30)

Nghe truyện Audio Thần Điêu Hiệp Lữ Phần 1 (Từ tập 01 đến tập 30) theo esnips playlist

Powered by eSnips.com

Mời nghe truyện Audio Thần Điêu Hiệp Lữ Phần 2 (Từ tập 31 đến tập 58)