Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Nghe đọc "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của Kim Dung (Phần 1)




Tiếu ngạo giang hồ là một tiểu thuyết kiếm hiệp lần đầu tiên được phát hành trên Minh báo vào năm 1967 của nhà văn Trung Quốc Kim Dung. Tiêu đề "Tiếu ngạo giang hồ" được đặt theo một bản nhạc cầm tiêu hợp tấu đóng vai trò trung tâm của tác phẩm. Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của Kim Dung.

Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, một đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.

Các diễn biến được phát triển dựa trên một bí kíp kiếm pháp truyền thuyết và sự liên hệ giữa các nhân vật với bí kíp đó. Theo lời đồn đại trên giang hồ, trong gia đình nhà họ Lâm có một pho kiếm phổ chép tay tên gọi "Tịch tà kiếm pháp", người luyện được kiếm pháp này có thể sở hữu tốc độ như điện chớp, võ công làm mưa làm gió chốn võ lâm. Nhiều người thực sự thèm khát có được nó, trong đó có những nhân vật tiếng tăm trên giang hồ, như Tả Lãnh Thiền chưởng môn phái Tung Sơn, minh chủ khối Ngũ Nhạc, Nhạc Bất Quần chưởng môn phái Hoa Sơn, Dư Thượng Hải chưởng môn phái Thanh Thành hay Mộc Cao Phong, Lao Đức Nặc....Chính từ đây đã nảy sinh bao âm mưu, bất hòa, tranh chấp hòng giành giật pho bí kíp này, xứng bá võ lâm.

Khác với nhiều tiểu thuyết được gắn với các giai đoạn lịch sử của Trung Hoa (ví dụ như Anh hùng xạ điêu vào thời Nam Tống, Thiên long bát bộ vào thời Bắc Tống, Ỷ thiên đồ long ký vào thời Nguyên - Minh...), tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ không chỉ rõ thời đại lịch sử của câu chuyện. Tuy nhiên, từ một số yếu tố sau đây, ta có thể suy đoán diễn biến câu chuyện xảy ra dưới triều đại nhà Minh, sau thời đại của Trương Tam Phong, sau khi các phái Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân đã ra đời và nổi danh trên giang hồ.

Trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký , ở gần cuối bộ truyện đã đề cập đến việc Chu Nguyên Chương phản bội Minh giáo và sáng lập ra nhà Minh. Do đó rất có thể ông ta đã ngược đãi Minh Giáo sau khi lên ngai vàng, dẫn đến việc Minh giáo bị đổi tên thành Nhật Nguyệt thần giáo , như trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ .Minh giáo trước đó thường được đồng đạo võ lâm gọi là ‘Ma giáo’ tỏ ý ghê sợ, điểm này tương đồng với Nhật Nguyệt thần giáo trong Tiếu ngạo giang hồ. Một đoạn đối thoại trong Tiếu ngạo giang hồ cũng có lần Nhạc Linh San nói "Chu Nguyên Chương cũng từng là một thầy tu."

Cũng truyện này nói rằng phái Võ Đang được Trương Tam Phong sáng lập trong những năm đầu của thời nhà Nguyên. Còn trong Tiếu ngạo giang hồ, phái Võ Đang đã trở thành một trong những môn phái có vị thế rất lớn trên giang hồ, đồng thời môn Thái Cực kiếm pháp do Trương Tam Phong sáng tạo ra đã có từ lâu và được những đồ đệ phái Võ Đang luyện tập.
Trong tiểu thuyết Lộc Đỉnh Ký , lấy bối cảnh triều vua Khang Hy thời nhà Thanh, phương trượng chùa Thiếu Lâm cũng có lần nói với Vi Tiểu Bảo về một anh hùng tên Lệnh Hồ Xung sống ở thời kỳ trước đó đã lâu.

Trong truyện Tiếu ngạo giang hồ có một nhân vật tên Ngô Thiên Đức, là võ quan triều đình, phẩm tước "Tham tướng" . Tước hàm này chỉ được sử dụng dưới các thời nhà Minh và nhà Tống.

Tiếu ngạo giang hồ được cố ý sáng tác như một sự phản ánh về các chính khách. Năm 1980, Kim Dung bình luận rằng ông không lồng ghép bộ truyện vào bất kỳ bối cảnh lịch sử nào chính là để chỉ ra những con người muôn hình muôn vẻ trong truyện ở thời đại nào cũng có. Hơn nữa, ông mô tả sinh động các nhân vật trong tiểu thuyết như những chính khách hơn là những người đứng đầu các môn phái võ công. Kim Dung cũng lưu ý rằng bộ tiểu thuyết được ông sáng tác trong thời kỳ cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra ở Trung Quốc. Những nhân vật như Lâm Bình Chi, hay Phương Chứng đại diện cho những chính khách có thật sống trong thời kỳ đó.

Tiếu ngạo giang hồ cũng chứa đựng những yếu tố gần giống như trong tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của nhà văn người Pháp Alexandre Dumas, một trong những nhà văn yêu thích của Kim Dung. Những cuộc kỳ ngộ giữa Lệnh Hồ Xung với vị sư thúc tổ ẩn dật Phong Thanh Dương và vị giáo chủ bị giam cầm Nhậm Ngã Hành cũng tương tự như cuộc gặp gỡ giữa Edmond Dantes với Cha Faria. Những âm mưa xấu xa của Nhạc Bất Quần, sự trả thù của của Lâm Bình Chi và đám cưới của Nhạc Linh San cũng tương tự với nhiều phần trong bộ tiểu thuyết của Dumas.

Tiếu ngạo giang hồ có tổng cộng 40 hồi. Tóm tắt nội dung

Tịch tà kiếm phổ của họ Lâm

Mọi tranh chấp trong Tiếu ngạo giang hồ đều bắt nguồn từ những huyền thoại về Tịch tà kiếm pháp của họ Lâm (Lâm Viễn Đồ). Trong quá khứ, Lâm Viễn Đồ ban đầu là một nhà sư pháp danh Ðộ Nguyên thiền sư, là đệ tử của Hồng Diệp thiền sư. Sau đó vô tình nhận được một phần bí kíp Quỳ Hoa bảo điển ở phái Hoa Sơn từ Mẫn Túc và Chu Tử Phong, ông đã hoàn tục, rời chùa Thiếu Lâm, lập gia đình, lập ra Phước Oai tiêu cục. Ông trở thành một cao thủ kiếm thuật, sử dụng 72 đường kiếm gọi là Tịch tà kiếm pháp đánh bại nhiều cao thủ (trong đó có đệ nhất kiếm thuật Trương Thanh Tử thuộc phái Thanh Thành) nên bí kíp Tịch tà kiếm pháp đã khiến nhiều nhân vật giang hồ thèm muốn. Tuy nhiên, Lâm Viễn Đồ hiểu tác hại của Tịch tà kiếm pháp nên đã không cho con cháu mình luyện tập. Đến đời cháu của Lâm Viễn Đồ là Lâm Chấn Nam làm chủ Phước Oai tiêu cục, phái Thanh Thành mà lúc đó đứng đầu là Dư Thương Hải đã tàn sát cả Phước Oai tiêu cục (lấy cớ báo thù cho con trai y), bắt cóc hai vợ chồng Lâm Chấn Nam nhằm chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ. Con trai của Lâm Chấn Nam là Lâm Bình Chi đã lưu lạc giang hồ để báo thù và vô tình gia nhập phái Hoa Sơn, một môn phái trong liên minh Ngũ Nhạc kiếm phái (thực ra là dưới vở kịch được dàn dựng của Nhạc Bất Quần, chưởng môn phái Hoa Sơn).

Khúc Tiếu ngạo giang hồ

Tiếu ngạo giang hồ là tên bản nhạc cầm tiêu hợp tấu do hai người là Lưu Chính Phong phái Hành Sơn (cao thủ thổi tiêu) và Khúc Dương của Nhật Nguyệt thần giáo (cao thủ chơi thất huyền cầm) cùng nhau sáng tác. Hai người kết bạn tri kỷ, Lưu Chính Phong định ở ẩn để cùng Khúc Dương tiêu dao nhưng đã bị phái Tung Sơn ngăn trở, giết chết cả gia đình và đánh cả hai trọng thương. Trước khi chết, cả hai đã cùng nhau chơi lần cuối bản nhạc này, sau đó khẩn cầu Lệnh Hồ Xung lưu truyền hậu thế bản nhạc này, rồi cùng nhau chết ở núi Hành Sơn. Cũng đồng thời, ở núi Hành Sơn, vợ chồng Lâm Chấn Nam trước khi chết đã nhờ Lệnh Hồ Xung căn dặn Lâm Bình Chi không luyện tập bí kíp Tịch tà kiếm pháp mà tổ tiên đã truyền lại.

Độc cô cửu kiếm

Lệnh Hồ Xung là nhân vật chính của tiểu thuyết. Khi xuống thành Hành Dương, đã cứu Nghi Lâm, ni cô phái Hằng Sơn khỏi tay Điền Bá Quang, được truyền lại khúc Tiếu ngạo giang hồ, trở về núi Hoa Sơn đã bị sư phụ mình là Nhạc Bất Quần phạt trên núi xám hối. Ở đó, Lệnh Hồ Xung đã có duyên được thái sư thúc tổ của mình là Phong Thanh Dương truyền thụ Độc cô cửu kiếm, bí kíp kiếm thuật tối thượng, từ đây, Lệnh Hồ Xung trở thành cao thủ đệ nhất kiếm thuật, đánh bại mọi cao thủ bằng kiếm thuật. Lệnh Hồ Xung vô tình bị Đào cốc lục tiên gây trọng thương mất hết nội lực, kiệt sức gần chết, phải lưu lạc giang hồ.

Tranh đoạt Tịch tà kiếm phổ

Lệnh Hồ Xung bị đồng môn hiểu lầm là chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ, tư thông với Nhật Nguyệt thần giáo (bị giới chính giáo gọi là Ma giáo) và bị đuổi khỏi phái Hoa Sơn. Trên đường lang thang giang hồ, chàng đã trở nên nổi tiếng nhờ dùng Độc cô cửu kiếm đánh bại nhiều cao thủ, kết bạn với nhiều kỳ nhân dị sĩ trên giang hồ và đặc biệt là yêu Nhậm Doanh Doanh, con gái của giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo Nhậm Ngã Hành, vô tình bị rơi vào những âm mưu tranh đoạt Tịch tà kiếm phổ của các môn phái.

Vang khúc Tiếu ngạo giang hồ

Cuối cùng, Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh đã trở thành những truyền nhân thực sự của khúc Tiếu Ngạo giang hồ, Doanh Doanh sử dụng đàn cầm, Lệnh Hồ Xung thổi tiêu, cùng nhau hợp tấu. Cả hai đã vượt qua nhiều sóng gió giang hồ, phá những âm mưu đen tối của nhiều nhân vật, đem lại hòa bình cho giang hồ. Đoạn kết, cả hai cùng nhau ngao du sông núi, cùng nhau tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ.

Tiếu ngạo giang hồ đã được chuyển thể sang phim ảnh và truyện đọc audio , để giúp các bạn giải trí trong khi làm việc mà không ảnh hưởng đến các đồng nghiệp khác , xin giới thiệu cùng các bạn 132 tập truyện đọc audio Tiếu ngạo giang hồ qua giọng đọc của Tuyết Lê và Nguyễn Đình Khánh .

Kỳ này , xin giới thiệu đến các bạn 40 tập đầu tiên .

Tieu Ngao Giang Ho 001 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 002 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 003 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 004 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 005 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 006 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 007 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 008 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 009 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 010 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 011 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 012 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 013 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 014 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 015 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 016 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 017 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 018 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 019 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 020 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 021 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 022 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 023 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 024 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 025 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 026 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 027 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 028 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 029 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 030 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 031 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 032 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 033 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 034 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 035 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 036 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 037 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 038 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 039 - Kim Dung.mp3
Tieu Ngao Giang Ho 040 - Kim Dung.mp3

Mời các bạn nghe các tập tiếp theo của bộ truyện "Tiếu Ngạo Giang Hồ" trong kỳ tới .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét