Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt ( Lê Hữu )

Tiểu sử Như Thương:

Như Thương tên thật là Phạm Kim Hương sinh năm 1956
Đến với Ban mê Thuột từ năm 1962 và rời xa năm 1975
Yêu thơ, nhạc và nhiếp ảnh

Tác phẩm đã xuất bản:

Thơ: Thơ Như Thương (2004)
Thơ: Đàn Cho Biển Hát (2005)
Thơ: Tháng Sáu, Yêu Em (2006)
CD Nhạc: Dấu Chữ Tình (2006) - Nhạc sĩ Nguyễn Tất Vịnh phổ thơ Như Thương
Thơ: Đa Tình Khúc (2009)



Mời nghe bài viết này trên đài VOA



Trầu ơi, xanh lá cho mau
cho duyên con gái thắm màu vôi yêu

Nghe câu lục bát ấy, nghe lời tỏ bày ẩn chứa những tình ý yêu đương ấy, chúng ta dễ dàng đoán biết được, đấy phải là thơ của một nhà thơ nữ.

Bên dưới câu lục bát đầy nữ tính ấy, người ta đọc thấy tên Như Thương.

Thơ em là giọt nắng
của chiều hoàng hôn rơi
Thơ em là giọt mưa
của đêm buồn rưng rức

Nàng thơ Như Thương từng giới thiệu về thơ mình như vậy. Những giọt nắng vàng phai của buổi chiều tàn và những giọt mưa đêm lặng lẽ rơi xuống thành phố nhỏ êm đềm ở Florida–quê hương thứ hai của nhà thơ–cũng đánh thức những nhớ thương dịu dàng về thành phố nào xa xôi trong trí tưởng ở chốn quê nhà. Ban-mê-thuột, với biệt danh “Buồn-muôn-thuở” nghe thật là… buồn, và với vẻ đẹp của những bông dã quỳ hoang dại mọc lên khắp miền đồi núi, như tấm áo màu vàng rực khoác lên thành phố miền cao nguyên đất đỏ ấy, từ thuở nhà thơ còn là cô nữ sinh hay mơ hay mộng và… chớm biết yêu.

Hôn em, vàng nụ dã quỳ
Nụ tình thơ, độ xuân thì năm xưa
Sân trường áo trắng sớm trưa
Lối mòn đất đỏ, cho vừa yêu em
Ngoan ngoan cặp sách êm đềm
Trang thơ tình bỗng… chợt mềm trái tim
Chân ai cuống quýt đi tìm
Một thời hoa bướm đã chìm nơi nao

Cô bé “ngoan ngoan cặp sách êm đềm” ấy, cô nữ sinh áo trắng Như Thương ấy từng sống những tháng năm tươi đẹp nhất của một đời người.

Dường như cô bé rất hiền
Tay ngoan cặp sách, mắt viền ngây thơ
Dường như ai đó tình cờ
Theo chân guốc nhỏ bất ngờ sau lưng

Thế rồi…, một ngày kia cô bỏ trường bỏ lớp, bỏ lại sau lưng thành phố đầy ắp những kỷ niệm, bỏ lại sau lưng những cánh đồng dã quỳ màu vàng rực hoang dại. Cô đã đi biệt, đi mãi không về, để… một người mỏi mắt trông chờ.

Thôi ta như cánh hoa vàng
đợi em về lại ngắm hoàng hoa xưa

Nhiều lắm, những câu lục bát đẹp như thế, mượt mà như thế người đọc dễ dàng bắt gặp đâu đó trong những trang thơ của Như Thương.

Dường như em áo quỳ vàng
Kiêu sa, góc phố rộn ràng theo em…
Hình như ngày tháng mượt xanh
Hình như em lại... nhớ anh vô cùng

Những… “hình như, có lẽ, chắc là, dường như” ấy là những bày tỏ thầm kín, và cũng là ngôn ngữ của tình yêu trong thơ Như Thương. Vẫn chưa hết, ta còn gặp những “phải chi”, “giả dụ”, “giá mà”…

Phải chi mưa chẳng là mưa
chỉ phơn phớt nhẹ cho vừa nhớ nhau…
Phải chi lá chẳng nhuộm vàng
mùa đông quên bẵng dịu dàng môi em…
Phải chi quá khứ về gần
tháng năm đã chẳng bâng khuâng bốn mùa

Thơ tình Như Thương vẽ lên những khuôn mặt khác nhau của tình yêu. Dẫu là khuôn mặt nào, người ta vẫn nhận ra thơ Như Thương, vẫn nghe ra lời mời gọi thật quyến rũ của tình yêu.

Có khi là thầm lặng, là khép kín như tình riêng:

Lạ chưa ánh mắt vô cùng
Lặng im, nhưng đã nghìn trùng có nhau
Nên duyên e ấp má đào
Gót chân em chợt lao đao hồn người

Có khi là bâng khuâng, là vấn vương như tình đầu:

Em, hồn cánh mỏng. Lòng ta
men theo lối cỏ một tà áo vương


Có khi là đằm thắm, là dịu dàng như tình cuối:

Thôi như chiếc lá vàng rơi
Áo bay theo gió hát lời bình yên


Lại có khi là háo hức, là giục giã như nhắc ta phải gấp gáp, phải vội vàng lên để mà chạy đua với chiếc kim thời khắc của tình yêu. Lại có khi là mê đắm, là cuồng nhiệt như bàng hoàng khám phá được bộ mặt khác của tình yêu:

Anh đôi mắt tình mù
rẽ tìm đường hoan lạc
Xác thân em ngơ ngác
khi chợt biết thiên đàng

Liệu đấy có phải là khuôn mặt đích thực và trọn vẹn nhất của tình yêu? Liệu loài người có tìm đến tình yêu như tìm đến những thiên đàng ái ân, như tìm đến những hoan lạc của cuộc sống? Chắc không ai biết rõ câu trả lời hơn nàng thơ của chúng ta.

Trong những trang thơ của Như Thương, ta còn gặp những câu thơ liêu trai, những câu thơ chập chờn giữa mộng và thực, như tình yêu vẫn luôn luôn là điều gì bí ẩn.

Tưởng em ở chốn này
ngờ đâu là kiếp trước
để áo em tha thướt
về gối mộng đêm nay

Những câu thơ như được phủ lên một lớp sương mù huyền hoặc. Huyền hoặc tựa hồ những bông hoa hạnh phúc mà ta chỉ có thể ngắm nhìn từ xa chứ không sao lại gần được. Huyền hoặc tựa hồ những kẻ yêu nhau có vươn tay về phía nhau nhưng không sao chạm tay vào nhau được.

Thật kỳ lạ, tình yêu dường như không bao giờ cũ, không bao giờ già, không bao giờ có tuổi. Sau bao mùa tang thương dâu bể, sau bao nhiêu giông tố dập vùi, người ta vẫn luôn luôn muốn được đi lại từ đầu, muốn được sống thêm một lần nữa “một thời để yêu”, muốn được yêu thêm một lần nữa bóng hình nào đã đi qua đời mình. Như là câu hát trong một tình khúc nào, “Tôi sẽ về lại để yêu em thêm một lần nữa”...

* * *

Thôi thì, anh – cánh chim bay
Em tà áo mỏng theo mây nghìn trùng
Ngắm trong gương lược ngỡ ngàng
Nhìn theo mây tóc vội vàng chia xa…

Cho em giữ tóc tơ mềm
buộc tình xưa ấy êm đềm bên anh
Biết đâu vạt cỏ thiên thanh
mai kia lặng lẽ hoá thành vàng thu

Những câu lục bát ấy ở trong bài “Vàng thu” của Như Thương. Nghe những tình ý và âm điệu của bài thơ, chúng ta như nghe đọng lại một chút vấn vương, một thoáng ngậm ngùi. Ngậm ngùi như cánh chim đã bay mất, như ngày vui qua mau, như những khoảnh khắc hạnh phúc thật ngắn ngủi. Dẫu sao cũng cám ơn Như Thương, cám ơn những câu thơ tựa hồ những khúc nhạc êm dịu làm lay động những trái tim, làm đẹp thêm cho những mối tình.

Cầu cho tình yêu không còn là nỗi cách chia, để cho những đôi tình nhân trên đời này có đủ bốn mùa yêu nhau, và mãi mãi được gần bên nhau…

(Lê Hữu)

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Các quốc gia đang phát triển có thể vượt các nước giàu trong 20 năm tới ?

Ngày 16/06/2010, Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE/OECD) đã công bố một bản báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới mang tựa đề ‘’Viễn ảnh Phát triển Toàn cầu : sự chuyển dịch của nền thịnh vượng’’. Theo ghi nhận của OCDE, thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn trong trật tự kinh tế toàn cầu, với phần đóng góp ngày càng lớn của các nước đang phát triển, mà các nhà kinh tế xem là đầu tàu hiện đang kéo kinh tế thế giới đi lên.


© OECD



Theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế FMI, đưa ra vào tháng 4/2010, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010, sẽ đạt tỷ lệ bình quân 4,2%. Tính riêng từng khu vực, thì tại vùng Châu Âu sử dụng đồng euro, tăng trưởng chỉ là 1%. Hoa Kỳ khá hơn một chút với 3,1%. Trong lúc đó thì Châu Á đạt 8,7%, với đầu tàu là Trung Quốc, có tỷ lệ 10%. Ấn Độ không kém với 8,8%. Brazil, một quốc gia đang vươn lên khác cũng đạt 5,5%. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, tăng trưởng tại các nước đang vươn lên này sẽ là động cơ, giúp các quốc gia giàu có vực dây nền kinh tế của mình.

Quả là có một sự đổi vai. nhưng tổ chức OCDE, tỏ ra rất lạc quan về triển vọng sắp tới của các quốc gia đang phát triển và đang vươn lên, thường được gọi chung là ‘’phương Nam’’. Khối nước này không chỉ bắt kịp các quốc gia đã phát triển, mà vào năm 2030, tức là trong 20 năm tới đây, còn sẽ vượt qua các nước phương Bắc, và chiếm một tỷ trọng đến gần 60% sản lượng toàn cầu, trong lúc mà toàn bộ số hơn 30 quốc gia thành viên giàu có của tổ chức OCDE, vào thời điểm đó chỉ còn chiếm được hơn 40%.

Tỷ lệ kể trên đã đảo ngược hoàn toàn so với cách đây 10 năm, khi các quốc gia giàu có còn chiếm 60%, tổng sản lượng toàn cầu. Đà suy giảm của khối nước phương Bắc tuy nhiên đã khởi sự, và đến năm 2010, tỷ trọng các quốc gia công nghiệp phát triển đã tuột xuống còn 51%. Trong trật tự thế giới mới do OCDE phác họa, trao đổi giữa các quốc gia phương Nam với nhau sẽ gia tăng, và trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu trong thập niên tới đây.

Về mức sống người dân, theo bản báo cáo, hiện nay một số quốc gia đang phát triển cũng đã bắt kịp mức sống các quốc gia giàu. Tuy nhiên OCDE cũng gợi lên một số điểm đen trong viễn ảnh lạc quan của mình : đó là sự chênh lệch phát triển giữa các quốc gia phương Nam với nhau và nhất là khoảng cách giàu nghèo càng lúc càng sâu thêm trong từng nước. Trong tình hình đó, OCDE khuyến cáo các nước phương Nam là nên nhanh chóng thực hiện các chính sách xã hội để giảm bớt các khó khăn nẩy sinh.

Vấn đề đặt ra là viễn ảnh mà tổ chức OCDE phác họa có thật sự sẽ hoàn toàn tốt đẹp như thế hay không. Trả lời phỏng vấn RFI sau đây, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghiã tại California, tỏ ra thận trọng, và nêu một số yếu tố mà các quốc gia Phương Nam còn thiếu và có thể ngăn cản bước tiến của các nước này, trong đó có cả những vấn đề phi kinh tế như trí tuệ và dân chủ.

RFI : Tổ chức Hợp tác và Phát triển OCDE đã công bố phúc trình về "Viễn ảnh Phát triển Toàn cầu" với nội dung tập trung vào những thay đổi lớn về sự giàu có trên thXế giới trong vòng hai chục năm tới. Thưa anh, xưa nay, người ta nói đến một ranh giới Nam-Bắc của phát triển, theo đó, các nước ở Bắc bán cầu đã công nghiệp hoá trước tiên, và trở thành giàu có nhất so sánh với các nước ở Nam bán cầu. Bây giờ, theo dự báo của OCDE thì người ta đang thấy ra một trật tự mới của kinh tế thế giới, với các nước miền Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Cụ thể thì nay đang ở trong tình trạng ngang ngửa, chứ 20 năm tới sẽ vượt qua các nước công nghiệp hoá ở miền Bắc và sẽ giao dịch mua bán với nhau nhiều hơn nên sẽ làm chủ một lượng tài sản lớn hơn của địa cầu. và nhất là thị trường tiêu thụ to lớn của họ có khả năng đảy lượng giao dịch với các nước phát triển mạnh hơn và giúp các nước này ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Anh nghĩ sao về những kết luận trên ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Người ta căn cứ trên những thành quả kinh tế trong 20 năm vừa qua, tức là từ đầu thập niên 90 cho đến cuối năm 2008, để đưa ra một cái dự phóng cho tương lai.
Căn cứ trên kết quả trong 20 năm qua thì ta thấy rằng các nước gọi là đang phát triển có tốc độ phát triển cao hơn, có sản lượng công nghiệp cao hơn, và họ buôn bán giao dịch với nhau nhiều hơn. Thành ra mức sống của dân cư tại những nơi đó cũng cải thiện, cụ thể là có cỡ chừng 500 triệu người thuộc loại bần cùng, tức là bình quân lợi tức chỉ có 1 đô la một ngày chẳng hạn, thì đã ra khỏi cái sự nghèo khổ đó.

Đa số thành phần đó nằm ở Trung Quốc. Và vì lợi tức gia tăng ở các nước đó mà người ta tin rằng và người ta cũng mong rằng là khả năng tiêu thụ cao hơn của các nước đang phát triển, có thể giúp cho các nước giàu có đang bị đình trệ kinh tế sẽ có một thị trường xuất cảng nhiều hơn. Và như vậy, vì thị trường tiêu thụ nội điạ của các nước đang phát triển có thể còn gia tăng theo mức lợi tức dân cư của họ mà họ nghĩ rằng có thể thế giới đang có một sự xoay chuyển lớn.

Trước đây, các nước công nghiệp thường nhập cảng nhiều, tiết kiệm ít và đà tăng trưởng thấp, và trong khi đó thì các nước nghèo, họ cố ra công xuất cảng nhiều, và có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Bây giờ thì nó có thể sẽ đưa đến một tình trạng gọi là tái quân bình lại luồng giao dịch giữa các nước với nhau và các nước nghèo có thể sẽ mua hàng của các nước giàu nhiều hơn và nhờ đó mà có thể kéo các nước Âu Mỹ, kể cả Nhật Bản, ra khỏi tình trạng đình trệ vừa rồi.

Tôi nghĩ đấy là một cái mặt gọi là tích cực mà bản thân tôi cho là quá lạc quan của những cái nhận định đó.

RFI: Tại sao anh lại cho là nhận định đó quá lạc quan ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi sẽ làm thính giả giật mình, thậm chí khó chịu, nếu nói rằng chúng ta đang chứng kiến một hài kịch có nhiều cảnh nhiều màn của kinh tế thế giới.

- Thứ nhất, Tổ chức Hợp tác và Phát triển OCDE chủ yếu chỉ là một trung tâm nghiên cứu, được hình thành từ sau Thế chiến II bởi các nước kỹ nghệ hoá thuộc Bắc bán cầu, đa số tại Âu châu. Trong số 34 hội viên hiện hành có hơn hai tá là các nước Âu châu và trong các nước Âu châu ấy, chừng mươi quốc gia đang gặp nhiều vấn đề kinh tế, thậm chí bị nguy cơ khủng hoảng. Tôi không tin là OCDE đã tiên báo được mức độ trầm trọng của vụ khủng hoảng ở ngay tại sân nhà là Âu châu nếu ta đọc lại báo cáo của tổ chức này về nạn tổng suy trầm vừa qua.

- Cũng vì vậy, và đây là yếu tố thứ hai, họ dễ chột dạ về sự suy sụp của mình và dự báo chu kỳ thịnh vượng của các nước mới phát triển, trong đó có các nước tôi xin gọi là "tân hưng", tức là mới nổi, và các nước vừa chập chững bước vào giai đoạn phát triển. Hiện tượng này cũng giống như sự lạc quan của các định chế quốc tế khi nói về phép lạ kinh tế Đông Á ngay trước khi Đông Á bị khủng hoảng thời 1997-1998. Họ nhìn vào kính chiếu hậu, là dựa vào những dữ kiện kinh tế của quá khứ, như tốc độ tăng trưởng hoặc lượng hàng giao dịch của ngoại thương, để từ đó vạch ra đường tuyến cho tương lai trước mắt. Rồi kết luận rằng thế giới đang bước qua một trật tự mới với sức nặng của các nước đang phát triển.

- Thực tế thì các nước đi sau đều học được kinh nghiệm của các nước đi trước cho nên có thể đốt giai đoạn và khi bắt đầu bước vào chu kỳ phát triển thì đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Sau đó, thì họ cũng lại chậm nhịp phát triển khi bước vào giai đoạn trưởng thành như các nước kia. Tuy nhiên, khác với các nước kỹ nghệ hoá đã trước tiên dân chủ hóa và có ý thức xã hội cao độ, các nước đi sau lại không được như vậy! May là phúc trình của OCDE có cảnh báo điều ấy khi nhấ mạnh tới sự bất công tiềm ẩn trong đà tăng trưởng....

RFI: Đúng là anh hay có thói quen xối nước lạnh! Báo cáo của tổ chức OCDE có nói đến thành tích xoá đói giảm nghèo trong các nước đang phát triển và còn nêu ra một con số thực tế là các quốc gia này đang nắm giữ một lượng dự trữ ngoai tệ lớn hơn các nước gọi là giàu có. Trong khi ấy, ta thấy là các nước giàu có này giờ đây đang mắc nợ, từ Nhật Bản, Hoa Kỳ về tới nhiều nước Âu Châu. Anh không cho rằng đó là thành tích đáng kể và tiềm lực đáng tin sao ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Báo cáo của OCDE tập trung vào thời khoảng hai chục năm qua, từ 1990 là khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến 2008 là khi thế giới bị trận tổng suy trầm toàn cầu. Từ đó, họ vạch đường tuyến tương tự cho tương lai hai chục năm tới và vẽ ra triển vọng màu hồng cho các nước đang phát triển. Tôi thiển nghĩ là sự thật lại không lạc quan như vậy vì nhiều lý do.

- Thứ nhất, chính là nguyên lý kinh tế tự do và chính trị dân chủ của các xứ kỹ nghệ hoá, chủ yếu là Âu-Mỹ, đã lấy trớn phát triển cho các nước nghèo trong 60 năm vừa qua. Nhờ vậy mà dân số các nước nghèo đã tăng mạnh và tương đối có kiến năng cao hơn thế hệ trước. Trong khi ấy, các nước công nghiệp hoá - ngoại lệ là Hoa Kỳ nhờ chính sách di dân - lại thấy dân số co cụm dần, bị lão hoá, và ảnh hưởng tới năng suất. Nhờ đầu tư nhiều hơn và có dân số đông hơn - khoảng một tỷ rưỡi người đi vào thị trường lao động - các nước nghèo có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao trong mấy chục năm liền. Nhưng khi họ bớt nghèo đi thì đà gia tăng dân số ấy cũng sẽ giảm, là chuyện ta bắt đầu thấy tại Trung Quốc. Và đà tăng trưởng cũng vậy.

- Thứ hai, nói về tài sản hay cụ thể là dự trữ ngoại tệ, ta không quên loại tài sản vô hình mà lại là then chốt cho phát triển và năng suất. Là kiến năng, kiến thức và khả năng. Các xứ tân hưng hay đang phát triển có thể nắm giữ một khối dự trữ ngoại tệ trị giá hơn 4.000 tỷ Mỹ kim hay ngoại tệ mạnh khác của các nước giàu. Nhưng họ làm chủ bao nhiêu bằng sáng chế trên thế giới? So với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức hay thậm chí Nam Hàn, thì dự trữ về trí tuệ của các nước này không đáng kể. Nếu không đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cấp về trình độ sản xuất thì các nước này chỉ sao chép sáng kiến của Bắc bán cầu và bán hàng cho nhau với giá trị gia tăng thật ra cũng không cao. Thế giới bị mê hoặc bởi các doanh nghiệp Ấn Độ hay Trung Quốc đã đầu tư vào thị trường Âu-Mỹ, nào mua hãng xe hơi xứ này, mua công ty điện toán xứ kia, nhưng nếu tương lai các nước tân hưng này quả là sáng láng như vậy vì sao họ không đầu tư vào khu vực nội địa lạc hậu của họ để nâng mức sống và phẩm chất của đời sống cho cả tỷ dân của họ?

- Thứ ba và đây là yếu tố bi quan nhất, đó là những dị biệt quá lớn về lợi tức, nhận thức và quyền lợi của các nước tân hưng hay đang phát triển với nhau. Ngược với suy luận lạc quan của nhiều người, tôi trộm nghĩ rằng các nước càng buôn bán giao dịch với nhau thì tranh chấp về quyền lợi càng dễ xảy ra. Đó là kinh nghiệm của Âu châu vào đầu thế kỷ trước. Cũng do kinh nghiệm đắt đỏ ấy mà Âu châu trở thành dân chủ và hiếu hoà hơn ngay trong trường cạnh tranh kinh tế. Các nước đang phát triển chưa tiến tới giai đoạn ấy và mâu thuẫn của họ với nhau vẫn có thể xảy ra và càng dễ xảy ra trong lãnh vực kinh tế vì những chuyển dịch của sự giàu có. Bất ổn đó có thể làm gãy đường tuyến lạc quan của tổ chức OCDE! Xin nhắc lại là sau Thế chiến thứ nhất, năm 1920, không ai ở Âu châu có thể tin là Âu châu sẽ lại gặp đại chiến trong vòng 20 năm tới...

Mai Vân (RFI)

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Loài diệc lông xám: Dấu hiệu của hệ sinh thái lành mạnh

Có người nói rằng sự xuất hiện của các con chim cổ đỏ là dấu hiệu báo trước mùa Xuân. Thế nhưng có một loài chim khác cũng thường xuất hiện vào lúc thời tiết bắt đầu ấm áp trở lại tại các nước Bắc Bán cầu. Đó là loài diệc lông xám, một động vật được bảo vệ vì trong một thời gian, số lượng loài này đã sụt giảm mạnh. Các chuyên gia cho rằng sự xuất hiện trở lại của loài chim chân cao này là dấu hiệu của một hệ sinh thái lành mạnh hơn. Hôm nay , xin được để gửi đến các bạn bài tường trình của biên tập viên đài VOA Stephanie Hemphill về loài động vật này và tầm quan trọng của việc bảo vệ tính đa dạng sinh học.


Một con diệc lông xám bắt cá ở Florida

Mời nghe bài viết của đài VOA.



Trên một cù lao ở thượng nguồn sông Mississipi, dáng dấp một hàng cây bông vải nổi bật lên trên nền trời màu xám. Những cành cây trụi lá đầy những tổ chim, được xây bằng những nhánh cây con. Gần tổ chim, những con diệc màu xanh đứng thẳng như lính canh đang gác cổng một tòa lâu đài. Những con diệc cao có đến hơn một mét. Hơn một trăm con đứng gác giang sơn của chúng trên những cây bông vải ở một khu vực trên thượng nguồn sông, không xa trung tâm thành phố Minneapolis là bao nhiêu. Khi một con cất cánh rồi bay lượn ra xa, đôi cánh giang dài đến 2 mét của nó che khuất những con vịt trời và những loài chim cùng sống trên cù lao. Khó có thể nhận ra được con nào là con đực hay con cái, bởi vì chúng đều có bộ lông màu xanh xám giống nhau.

Bà Sharon Stitler, một nhà nghiên cứu các loài chim nơi sống trong hoang dã, giải thích:

“Thường thì những con chim đực đến trước, chúng dàn xếp với nhau xem con nào phải gác tổ nào. Thông thường nếu ta thấy một con chim đang đứng một mình, thì y như rằng nó là chim đực. Nó đứng đấy canh là bởi vì các con chim đực khác có thể bay ngang qua và lấy trộm những nhánh cây con lòi ra từ tổ của nó đem về xây tổ cho đẹp hơn để dụ các con cái.”

Trên một số tổ chim, chúng ta có thể trông thấy những con diệc cái đang ấp những quả trứng màu xanh nhạt lớn bằng trái xoài nhỏ.

Tuy nhiên bà Stiteler nói các con diệc không phải lúc nào cũng là loài chim thương con.

“Nếu các con chim non rơi khỏi tổ và rớt xuống mặt đất, thì kể như con chim ấy đã đến thời mạt vận: cha mẹ nó sẽ không tiếp tục nuôi nó nữa, và vì thế chúng ta thường thấy những con gà tây lượn qua lượn lại quanh các tổ chim. Chúng đang chờ các con chim non rớt xuống đất để trở thành những miếng mồi ngon cho chúng xơi.”

Nhưng ít nhất trên cù lao này, không có nhiều loài thú ăn mồi sống như chó sói hay con cáo. Con diệc là một loài chim chân cao, cổ và mỏ dài, lông xám hoặc nâu hung, thường kiếm êăn ở các đồng lầy hoặc ruộng nước. Loài chim này từng bị con người đe dọa. Người ta thường săn bắn những con cò bạch, cùng họ với loài diệc, để lấy những bộ lông trắng tuyệt đẹp. Số lượng diệc và cò bạch nơi hoang đã sụt giảm đáng kể, cho tới khi thuốc diệt sâu DDT bị cấm sử dụng.

Giờ đây, người ta lại thấy chúng xuất hiện gần các dòng suối và các sông, hồ ở khắp mọi nơi. Chúng sinh sản ở Canada và phía Bắc vùng Trung Tây Hoa kỳ. Mùa đông, chúng bay đến bất cứ nơi nào có lương thực để kiếm ăn. Các con diệc thường săn mồi, như lời giải thích của bà Stiteler sau đây:

“Chúng rất là kiên nhẫn. Chúng cứ nhìn chăm chăm vào một điểm nào đó thật là lâu, thế rồi bất thình lình dùng mỏ chộp lấy một con cá. Cái mỏ con diệc có hình thù tương tự như một đôi đũa thật bén nhọn. Đôi khi tóm được một con cá thật lớn, nó phải xoay sở làm sao để con cá đang vùng vẫy được dựng đứng theo chiều dọc của cổ nó, để rốt cuộc bị nuốt trọn và trôi xuống cái cổ thật ốm và dài ngoằng”.

Bà Sharon Stiteler là một nhà tự nhiên học làm việc bán thời cho Dịch Vụ bảo tồn Công viên Quốc gia, bà cũng là tác giả của một blog về các loài chim, trên trang mạng bird-chick-dot-com.

Ngày hôm nay, mấy con diệc không mấy ồn ào như mọi khi, nhưng chiếc máy Blackberry của bà Stiteler đã thâu đủ loại âm thanh của loài diệc, kể cả tiếng kêu quác quác của nó khi nó giật mình.

Bà Stiteler nói những âm thanh mà những con diệc con phát ra khi đòi ăn, nghe rất lạ:

Sau khi nuôi con cho lớn, những con diệc sẽ ở tại chỗ trên sông, cho tới khi sông đông thành đá và chúng không còn bắt cá được nữa. Đến lúc đó thì chúng đồng loạt cất cánh bay đi tìm các vùng đất lành mới.

Bà Stiteler nói:

“Chúng ta trông thấy những con diệc lông xám mỗi ngày, thế rồi qua đêm, chúng biến mất, không còn một con nào.”

Bà Stiteler nói sự xuất hiện trở lại của loài diệc chân cao lông xám, cùng với các loài chim khác như bồ nông, đại bàng và các loài chim khác nơi hoang dã, là một dấu hiệu của một hệ sinh thái lành mạnh hơn.

Theo VOA

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

ĐỪNG QUÊN ĐIỀU CỐT YẾU!



Một người đàn bà bồng con trên tay đi ngang qua một cái hang. Bổng có tiếng từ trong vọng ra “Con hãy vào và lấy tất cả những gì con muốn, nhưng đừng quên rằng con được tự do chọn lựa mà không được quên mất điều cốt yếu.” Tiếng vọng lại nhắc thêm một chi tiết: “Con hãy nhới một điều nữa: “Sau khi con ra khỏi cái hang, cánh cửa sẽ tự động đóng lại vĩnh viễn. Song hãy tận dụng cơ hội mà đừng quên mất điều cốt yếu.”

Người đàn bà tò mò bước vào và thấy chung quanh mình toàn là vàng bạc, châu báu và những món trang sức lấp lánh hấp dẫn. Bà vội đặt đứa con xuống và bắt đầu chọn những gì bà ưa thích nhất. Tiếng nói lúc nãy lại vang lên: “Con chỉ có 8 phút thôi, đừng chậm trễ!”

Tám phút mau mắn trôi qua, người đàn bà ôm đầy vàng bạc và đủ thứ trang sức quý giá chạy vội ra khỏi hang và cửa hang đóng lại. Bấy giờ bà ta mới sực nhớ rằng mình đã bỏ quên đứa con lại trong hang. Bà quăng tất cả mọi thứ đã chọn xuống đất, than khóc kêu la như điên như dại trong tuyệt vọng …

Người đàn bà khốn khổ này đã có được đủ thứ nhưng lại quên mất điều cốt yếu nhất đối với bà (Theo Internet).

Câu chuyện về người đàn bà là câu chuyện con người sống ở đời. Tám phút vắn vỏi trong hang là ví như bảy tám chục năm hay thậm chí trăm năm ở trần gian. Chúng ta không có nhiều thời gian lắm để định đoạt về số phận mình. Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười! (Nguyễn Công Trứ).

Vậy mà, chung quanh ta có quá nhiều thứ làm ta hoa mắt, tưởng đó là những thứ quan trọng nhất, cần thiết nhất, không thể thiếu đối với ta. Ta mất nhiều thời giờ, công sức theo đuổi chúng. Nhưng tục ngữ Pháp có câu: Không phải cái gì óng ánh cũng đều là vàng cả. Chính kinh nghiệm sống cũng cho ta nhận ra chân lý đó, đôi khi kịp thời, lắm lúc quá muộn. Không ít lần trong đời, chúng ta đã tỉnh ngộ khi thấy nhiều thứ mà ta say sưa tìm kiếm, xây đắp hoá ra cũng chỉ là tạm bợ. Trong nháy mắt, hỡi ôi, tất cả đã sụp đổ rồi (Thánh vịnh). “Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!” (Ôn Như Hầu).

Biết thế, nhưng chúng ta vẫn thấy rất khó cưỡng lại sức thu hút của các thứ vàng giả mỗi khi nó mời mọc: Hãy chớp lấy cơ hội! Lần này, vận may của bạn đã đến rồi, đừng chần chừ!...

Đọc lại câu chuyện dụ ngôn trên trong thời buổi khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, chúng ta càng thấm thía bài học nó nêu lên. Đã có hàng trăm tỉ phú đô-la trên thế giới “đếm tiền mỏi tay” nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã thấy tài sản mình bốc hơi gần hết. Thử lấy hai thí dụ. Tỉ phú Nga Abramovich--ông chủ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea nổi tiếng nước Anh--đã mất hàng chục triệu USD ở thị trường chứng khoán Luân Đôn chỉ trong 6 tháng khi cổ phiếu Evraz (công ty mẹ của ông ta) giảm từ 28 tỉ euro xuống còn 3,2 tỉ euro. Hoặc Adolf Merckle, nhà giàu đứng hàng thứ năm của Đức, nhà thầu khoán tài năng sử dụng 100.000 nhân viên,với doanh số 30 tỉ euro/năm, ông đã mua hết cổ phiếu của hãng xe hơi Volkswagen vào mùa thu năm ngoái và đã bị phá sản hoàn toàn khi hãng này sụp đổ.

Nhưng không phải chỉ có những người giàu có nhất thế giới mới sạt nghiệp vì cơn khủng hoảng này, mà vô số những người bình thường cũng khốn đốn vì nó. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá ngày nay, nó chẳng chừa một tầng lớp nào, từ những công nhân nhập cư…, đến ông chủ tiệm buôn bán nhỏ lẻ nơi một góc phố, người nông dân trồng lúa hay cây công nghiệp, bà nội trợ ở những vùng xa xôi, v.v., tất cả đều là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp, lớn hay nhỏ của nó. Nó phủ xuống trên thế giới một màn tang tóc khi hàng trăm người mượn cái chết để tự giải thoát khỏi nỗi thất vọng, tuyệt vọng vì những gì họ coi là chỗ dựa cuộc đời bổng chốc sụp đổ!

Điều gì là cốt yếu? Câu hỏi đó, mỗi người, mỗi gia đình phải tự trả lời. Cuộc khủng hoảng kinh tế nói trên (cũng như, chẳng hạn trận động đất mới đây ở Trung Quốc hay cơn sóng thần hãi hùng tại Đông Á cách nay ít năm) chỉ là cơ hội giúp hồi tỉnh mà thôi, còn thực ra thì nó luôn luôn đặt ra cho chúng ta trong cuộc sống bình thường.

Đọc bài “Lạnh và trống rỗng” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 3 tháng 4 vừa qua, một người đã chia sẻ: “Nhìn vào nhà tôi ai cũng bảo là hạnh phúc ấm êm: chồng làm giám đốc một doanh nghiệp nhỏ, vợ là giáo viên mầm non, con trai đang học năm nhất đại học. Chúng tôi chưa bao giờ cãi nhau, chồng tôi rất ít nói, cái tính ít nói ngày xưa hấp dẫn tôi thế nào thì bây giờ là nguyên nhân của cái tổ lạnh này. Anh có thể huyên thuyên với bạn bè, với đồng nghiệp, với hàng xóm .. nhưng bước vào nhà anh ít nói một cách đáng sợ. Hỏi gì anh chỉ trả lời cụt lủn: ừ, vậy à, có, không … Dần dần chúng tôi cũng ít trao đổi công việc với nhau, dù ngày xưa là bạn học cùng ngành, cùng lớp. Sáng, ăn sáng, uống cà phê, mỗi người một tờ báo im lặng đọc. Chiều, anh không la cà nhậu nhẹt mà về rất đúng giờ, cùng ăn cơm với vợ con, xem tivi, lên mạng hoặc đi chơi thể thao … Thú thật … lòng tôi đã đóng băng rồi tôi không còn thấy khó chịu… Tôi tìm vui trong công việc hằng ngày. Ngày nào anh ấy đi công tác vắng nhà, tôi lại thấy dễ chịu, hai mẹ con nói chuyện, cười giỡn suốt ngày. Mấy từ “gia đình hạnh phúc” sao nghe xa lạ quá!” (TT, 8-5-2010, tr 9).

Đâu là điều cốt yếu? Có nhiều thứ cốt yếu, tùy từng lãnh vực, từng phương diện, nhưng cũng phải có một trật tự trong các giá trị theo đuổi,ví dụ: tinh thần phải được đặt cao hơn vật chất; con người, tình người, nhân phẩm, đạo đức, trách nhiệm v.v. cao quý hơn của cải, danh vọng, thành công, hiệu năng của công việc … Con người ta khát vọng nhiều thứ nhưng chung quy ai cũng tìm kiếm hạnh phúc cả. Điều được coi là cốt yếu trong phạm vi nào cũng chỉ là tương đối so với cái mục tiêu cuối cùng là cuộc đời hạnh phúc.

Trong khi tìm kiếm hạnh phúc ở đời, người Kitô hữu chúng ta còn được nhắc nhở rằng điều cốt yếu đối với ta còn nằm xa hơn: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? (Mt 16,26; x. Mc 8,36; Lc 9,25)”.

Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Bí ẩn hàng vạn người bị lột quần áo

Tai họa này hết sức lạ lùng và kỳ quặc bởi nó không chỉ hủy diệt kinh thành mà còn lột sạch quần áo của những người chết cũng như người sống


Ảnh minh họa

Trong lịch sử có những chuyện xảy ra vô cùng bí ẩn mà cho đến bây giờ vẫn khiến nhân loại thế giới đau đầu vì chưa tìm ra lời giải. Một trong số đó là sự kiện về một tai họa từng xảy ra ở thời nhà Minh vào ngày 20/5/1625 mà hiện người ta vẫn thấy kinh sợ và khó hiểu.


Tai họa xảy ra từ thời nhà Minh (ảnh minh họa)

Đúng vào buổi sáng, một tiếng nổ đinh tai nhức óc như tiếng sét đáng vang lên kéo theo sau là một trận động đất, nhà cửa sụp đổ, trời tối đen, bụi mù mịt…

Một diện tích đất rộng hàng ngàn km cùng với hàng vạn nhà cửa và người đều biến thành… tro bụi. Rất nhiều những mảnh xác người rơi lả tả từ trên trời xuống sau tai họa kinh hoàng này.

Sau đó, phố này nối tiếp phố kia, những xác người lấm lem, máu trộn bụi đất chồng chất lên nhau tanh nồng. Không những thế, xác chết của gia súc, động vật khiến cho không khí càng thêm ngột ngạt.

Thảm thương hơn là tại một công trình xây dựng, hơn 2.000 thợ đang thi công đã không còn ai toàn thây. Những con sư tử đá cũng không chống chọi được sức gió và bị cuốn đi xa cách đó vài trăm km.


Hàng trăm km đều bị phá hủy (ảnh minh họa)

Những người sống sót kể lại rằng, rất nhiều người chết trong tư thế kỳ quặc và những người sống cũng hết sức kỳ quặc. Chẳng hạn như trên phố Thừa Ân Tự, 8 người khênh kiệu cho một cô gái đang đi trên đường bỗng… biến mất. Còn gần đó, một vị khách đang nói chuyện với 6 người, bỗng bay mất đầu, thân thể và chân tay rơi xuống đất, nhưng 6 người kia thì lại bình an vô sự.

Một điều lạ lùng nhất chính là việc kể cả người chết lẫn người sống trong giây phút tai họa ập đến đều bị lột sạch quần áo, mình trần như nhộng, không mảnh vải che thân.

Tất cả đều nhìn nhau sợ hãi chạy tán loạn. Chính vì thế, một câu hỏi đặt ra là quần áo của những nạn nhân này tại sao lại biến mất?

Dù người ta đã tìm thấy rất nhiều quần áo bị mắc trên cây hay nằm la liệt, chất đống dưới đất cách nơi xảy ra tai họa tới hàng trăm km nhưng câu hỏi tại sao vẫn chưa có lời giải. Tất nhiên, nơi này còn bao gồm tiền bạc, trang sức, bát đĩa.. bị bay đến.


Cả người sống lẫn người chết đều không hiểu sao quần áo bị lột sạch và biến đâu mất (ảnh minh họa)

Sau này rất nhiều những nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tìm ra nguyên nhân. Rất nhiều những giả thuyết được đặt ra như chưa đi đến thống nhất và chưa được chấp thuận.

Trong số đó, giả thuyết tai họa này do tĩnh điện khí quyển gây nên, hoặc do động đất làm cháy nổ kho thuốc súng gây ra hay do tác dụng cưỡng bức nổ của nhiệt hạch Trái Đất... là nhiều nhất.

Tuy nhiên, những giả thuyết này chưa có căn cứ để chứng minh bởi trong khi tai họa ập đến thì nhiệt độ lại rất thấp và không hề có lửa. Lạ lùng nhất là hiện tượng mọi người đều lột sạch quần áo.

Và cho đến nay, tai họa khủng khiếp này vẫn được xem là một hiện tượng bí ẩn chưa từng có trong lịch sử và các nhà khoa học vẫn chưa ngừng tìm câu trả lời.

Theo Bảo Phiến (24H.COM.VN)



Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Điểm tin tuần (15/08/2010-22/08/2010)



Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp ngày 22/08/2010 của Đài truyền hình Việt Nam VTV.






Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Kỷ Niệm ( Thơ : Cao Vũ Huy Miên )



Anh xa em thật rồi
bỏ lại sau lưng chuỗi ngày dài mùa hạ
bỏ lại phía sau cả những chùm hoa nở
trên con đường mà chúng ta vẫn thường qua

Anh không hiểu vì sao ta có buổi chiều này
gặp lại nhau và bỗng dưng em khóc
giọt nước mắt, anh làm sao ngăn đuợc
em bây giờ như xa một tầm tay

Em đi về giờ đã có người đưa
anh ngơ ngác để làm rơi cả nón
tháng mười sao trời còn mưa muộn
anh lang thang rồi đứng ở cuối đường

Chẳng có điều gì để trách cứ em
em đã sống cho anh nhiều quá
đốt làm chi những tờ thư cũ
để anh nghe êm ái đến nhường nào

Để mai này anh sẽ yêu ai
tình yêu ấy nghìn lần không đơn giản
tình yêu ấy là chút gì lãng mạn
là hy sinh, là chia sớt trong đời
…là bây giờ… anh biết đơn côi …

Tác giả: Cao Vũ Huy Miên

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Cung Tiến phổ nhạc thành nhạc phẩm Hương xưa.

Dưới đây là phiên bản do Quang Lê trình bày.

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Bí ẩn chiếc máy bay "bỗng nhiên" trở về

Điều kỳ lạ là sau khi mất tích gần 50 năm, chiếc máy bay này lại “trở về” nguyên vẹn và không người lái.


Ảnh minh họa

Chính hiện tượng đó khiến người ta nghĩ rằng, những chiếc máy bay và tàu thuyền đã mất tích này là những linh hồn được trở về Trái Đất từ một Vũ Trụ khác.


Chiếc máy bay bỗng trở về nguyên vẹn sau gần 50 năm mất tích khiến người ta... bàng hoàng (ảnh minh họa)

Còn nhớ, vào năm 1985, trong một khu đầm lầy thuộc rừng Niu Ghinê, bỗng nhiên người ta phát hiện ra chiếc máy bay đã mất tích trước đó gần 50 năm trên đường bay từ Manila, Philippin đến đảo Mêndanao. Đó là một chiếc máy bay chở khách. Tất cả những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy chiếc máy bay này hoàn toàn mới như khi nó vẫn còn hoạt động mà không hề bị bụi bẩn han gỉ hay cũ nát.

Tất cả những gì thuộc về chiếc máy bay này vẫn rất rõ nét, từ số hiệu đến nước sơn và những tờ báo cũ của những năm 1937.

Sau khi phát hiện chuyện lạ và bí ẩn này, các chuyên gia đã được mời đến hiện trường của chiếc máy bay để nghiên cứu. Tất nhiên, hầu hết các chuyên gia đều tỏ ra kinh ngạc và sợ hãi bởi họ cho rằng, chiếc máy bay này vẫn còn nguyên vẹn đến kỳ lạ như bị… ma làm. Đó là việc “ngọa hình” chiếc máy bay vẫn rất mới, thân không một vết xước và nó lấp sáng như gương khi bị ánh sáng chiếu vào, nội thất vận hành trơn tru…


Trong lịch sử, những vụ mất tích máy bay đã không còn xa lạ (ảnh minh họa)

Điều kinh ngạc hơn nữa là trong khoang máy bay không hề có một xác chết nào. Còn bàn ghế, cốc chén vẫn y nguyên, sạch sẽ như thể có người hàng ngày lau chùi, dọn dẹp. Thậm chí, trong một chiếc phích vẫn có cà phê nóng và mùi thơm hấp dẫn như vừa được pha… Ngạc nhiên nhất là thùng nguyên liệu còn gần như đầy nguyên và bình ắc quy của máy bay vẫn đầy điện nên đèn trong máy bay vẫn có thể chiếu sáng khi người ta làm động tác vặn công tắc... Tất cả đều khiến những người điều tra rợn người.

Ngay sau đó, một lệnh phong tỏa khu vực chiếc máy bay đã được đưa ra.

Theo nhiều nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết thì có lẽ chiếc máy bay này đã được hạ cánh chỗ đất mềm trong đầm lầy nên không bị hư hại. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bởi còn nhiều hiện tượng kỳ lạ khác xung quanh nó. Chính vì thế, cho đến nay , các nhà khoa học vẫn đang tập trung điều tra về chiếc máy bay trở về đầy bí ẩn này.

Bảo Phiến (24H.COM.VN)

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh



Les Misérables hay Những kẻ khốn cùng là một trường thiên tiểu thuyết gồm 10 quyển, Victor Hugo bắt đầu viết từ năm 1845 đến 1847, rồi bỏ dở vì hoạt động chính trị, sau đó ông bị trục xuất khỏi nước Pháp, phải sống lưu vong trong gần 20 năm từ 1851 đến 1870, Les Misérables được hoàn tất năm 1861, và in năm 1862, khi Victor Hugo đang sống ở Anh.

Les misérables là một thiên anh hùng ca đấu tranh xã hội viết theo lối hiện thực Balzac. Tác phẩm phản ảnh ý thức đấu tranh chính trị và xã hội của Hugo. Thời gian tiểu thuyết trải dài trong thế kỷ XIX ở Pháp, với những nhân vật tiêu biểu cho các thành phần xã hội, mà vai chính là Jean Valjean, người tù khổ sai. Jean Valjean là một thứ homme du peuple, một nhân dân theo đúng nghiã thời thượng lúc bấy giờ.

Người «nhân dân» này có thể trở nên tốt hoặc xấu, tùy theo hoàn cảnh và môi trường sống. Và chính môi trường mục nát của xã hội Pháp thế kỷ XIX đã đầy đọa Valjean, bắt sống oan ức tù tội trong 20 năm. Les misérables không chỉ có một Jean Valjean mang bộ mặt khốn cùng mà bao nhiêu nhân vật khác cũng có những nét khốn cùng như thế, họ vẽ nên sự tàn nhẫn của một xã hội bất công, vô nhân, cần phải được tẩy uế toàn diện. Tiểu thuyết của Victor Hugo trải rộng trên bề dầy lịch sử và xã hội Pháp, thời kỳ công nghiệp bắt đầu phát triển, với những tranh chấp và xáo trộn chính trị giữa phe cộng hoà tiến bộ và phe bảo thủ bảo hoàng.

Là một chính khách và là một nhà văn chủ trương dân chủ, tự do và nhân bản, trong Les Misérables, Hugo khắc hoạ bối cảnh đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, xuyên qua tác phẩm văn học. Ông tuyên bố : «Tôi đứng về phiá những kẻ bị loại trừ, bị lưu đầy» và tác phẩm chứng minh cho câu nói trên. Les Misérables- Những kẻ khốn cùng được hình thành như một anh hùng ca về đạo nhân, đức nhân theo nghiã Ky-tô giáo, và Hugo đã dành trọn quyển một, để ca tụng đạo đức của Giám mục Myriel, người đã cải tà quy chính cho Jean Valjean.

Tác phẩm nghiêng xuống những đứa trẻ bụi đời, sống lang thang trong các đô thị công nghiệp hoá như Gavroche, những đứa bé mồ côi như Cosette, những phụ nữ bán thân nuôi con như Fantine. Tác phẩm tố cáo một xã hội duy luật, một thứ luật pháp chủ quan, độc đoán, mù quáng, vô nhân đạo.

Tác phẩm xây dựng chung quanh nhân vật chính Jean Valjean. Jean Valjean nghèo khổ, đói khát. Vì ăn cắp một miếng bánh mì về nuôi các cháu nên bị bắt, bị tù, vượt ngục nhiều lần, mỗi lần thêm án, từ 5 năm lên đến 20 năm. Mãn hạn tù Valjean trở thành kẻ hận đời, muốn trả thù xã hội. Sau được giám mục Myriel giác ngộ. Vì cần mẫn làm ăn, anh trở nên giàu có, và từ đây, anh dùng tài sản của mình vào việc từ thiện, cứu đời, nhưng những ba chìm bẩy nổi vẫn chưa thôi đeo đuổi và Jean Valjean phải đi hết số phận mình, như một vì sao xấu.

Baudelaire, trong bài tựa cuốn Les Misérables, đã chỉ định tác phẩm như một cuốn sách về lòng nhân ái. Hơn một trăm năm sau khi tác phẩm ra đời, những khuôn mặt trong Les Misérables như Jean Valjean, Gravoche, Cosette... tái hiện trên màn ảnh, trên kịch trường Pháp, như những biểu tượng sống của sự lầm than, áp bức.

Cảm tác một tác phẩm như thế không phải dễ. Bởi vì phải làm sao, ít nhất, nếu không vượt được nguyên bản, thì cũng phải đạt được tính độc sáng của một văn bản mới. Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh đã thành công trên bình diện: khắc thảo những chân dung con người đói khổ, khốn cùng, trong xã hội Việt Nam thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn, với ảnh hưởng đạo đức và triết lý Á đông, và tảo ra một khuôn mặt Jean Valjean Việt Nam trong Lê Văn Đó, khuôn mẫu cho những khuôn mặt cùng đinh sau này sẽ xuất hiện trong tiểu thuyết Việt nam.

Chúng ta cũng có thể dựa vào tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh như một nguồn văn hoá có thể khai thác, để rút ra những bức chân dung, những chủ đề, những phong tục tập quán, những ngôn ngữ, y phục, những trữ lượng thông tin vô cùng quý giá về xã hội Việt Nam thế kỷ XIX. Ngọn cỏ gió đùa ngoài chất bi kịch còn chuyên chở những tư tưởng cải tạo xã hội Việt nam, dựa trên giáo lý nhà Phật và nhà Nho, khác hẳn với tinh thần đạo lý Thiên chúa giáo của Victor Hugo.

Hồ Biểu Chánh đã dành 5 năm để dựng truyện Ngọn cỏ gió đùa, và khi dựng xong, ông viết trong vòng 2 tháng. Tác phẩm hoàn tất và in năm 1926. Và 1926, ở Việt Nam chưa tiểu thuyết nào có tầm cỡ như Ngọn cỏ gió đùa.

Hồ Biểu Chánh giữ nguyên cốt truyện Les Misérables, nhưng đưa bối cảnh vào xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, dưới thời các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Tác phẩm của ông đề cao các giá trị Á đông: lòng trọng nghĩa khinh tài của người chính nhân quân tử, nghiã từ bi hỷ xả của đức Phật Thích Ca, lòng đoan trinh của người phụ nữ và đạo hiếu trong gia đình.

Jean Valjean, Việt hoá dưới căn cước Lê Văn Đó, một nông dân khốn cùng, trong thời mất mùa đói kém, không kiếm được việc. Vì không đành lòng nhìn lũ cháu 7 đứa sắp chết đói, Lê Văn Đó lén bưng trộm nồi cháo cho heo ăn, ở nhà một điền chủ giàu, bị người ta bắt, xông vào đánh đập. Lê Văn Đó chống cự lại. Rút cục vẫn bị bắt. Bị đánh đòn 100 trượng, bị đồ 5 năm về tội cướp của và hành hung. Nhiều lần vượt ngục, mỗi lần tăng án, tổng cộng 20 năm mới được thả.

Từ một anh lực điền hiền lành chất phác, chưa hề biết oán hận lúc vào tù.

20 năm sau, khi ra tù, Lê Văn Đó trở thành một thứ thảo khấu lầm lỳ và hung hãn.

Lê Văn Đó đến gõ cửa chùa Chánh Tâm, với tư thế hách dịch của một Tôn Ngộ Không, tay cầm hèo, miệng quát hoà thượng trụ trì :

«Tao đây là Lê Văn Đó, ở Giồng Tre, người ta nói tao ăn trộm nên đầy tao hai mươi năm. Nay tao mãn tù về xứ. Ba ngày rày tao không có cơm ăn. Tới đâu xin họ cũng đuổi không cho ăn nên tao đói bụng lung lắm. Mầy chịu cho tao một vài chén cơm ăn đỡ đói hay không thì mày nói phứt đi, tao không thèm nài nỉ nữa đâu» (Ngọn cỏ gió đùa, trang 48).

Hoà thượng Chánh Tâm không nổi giận, người cứ từ tốn đãi Đó như một thượng khách, cho thay quần áo mới, cho ăn, cho ngủ. Hoà thượng ngày trước làm quan tới chức Án sát (được vua ban cho bộ chén) nhưng vì chán cảnh thối nát của quan trường, nên trở về đi tu.

Lê Văn Đó đợi mọi người ngủ say, ăn cắp bộ chén ngọc của Hoà Thượng mà lẻn đi. Giữa đường bị bắt, lý trưởng khám thấy đồ ăn cắp của nhà chùa nên đem giải về chùa cho Hoà thượng nhận mặt trước khi giải lên huyện để quan trên trừng trị. Hoà thượng nhìn thấy bộ chén của mình, bảo lý trưởng: « Đồ này là đồ của bần đạo cho chớ không phải là đồ ăn trộm» và người còn lấy thêm 5 nén bạc cho Lê Văn Đó có đủ lộ phí để tìm về quê cũ mà làm ăn.

Lê Văn Đó tiếp tục cuộc hành trình về quê, trên đường vẫn làm bậy: giữa đường cướp giật nồi cơm của hai vợ chồng người ăn mày già. Nhưng lần này, Đó vừa tìm được chỗ vắng rút nồi cơm ra ăn, thì nghe thấy tiếng quạ kêu: quạ quạ. Tiếng quạ vừa dứt, Đó tính bốc cơm ăn, lại nghe tiếng chuông kêu bon, bon... làm Đó giựt mình. Mà « hễ nghe tiếng chuông thì anh ta rùng mình rởn óc, rồi vang vẳng bên tai lại nghe tiếng khóc than của hai vợ chồng ông già » bị cướp cơm, Đó đành quay trở lại lén trả cho vợ chồng ăn mày nồi cơm trót cướp giật lúc nãy, thì thấy tâm mình lắng xuống. Tình cảnh của Lê Văn Đó, chẳng khác gì Tôn Ngộ Không, mỗi lần làm bậy, thì lại lên cơn nhức đầu vì cái vòng kim cô của Đức Phật siết lại. Hoà thượng Chánh Tâm không dùng vòng kim cô, người đã cứu Lê Văn Đó bằng một lời nói dối, và cảm hoá Lê Văn Đó bằng một nghĩa cử thật.

Về tới quê, mẹ đã chết, lũ cháu cũng chết đói, chị dâu phiêu bạt không biết nơi nào. Nhờ nghiã cử của hoà thượng, Lê Văn Đó, dùng 5 nén bạc để lập thân, đổi tên mình thành Chánh Tâm, phá rừng làm ruộng, thành một điền chủ giàu có, gặp khi có loạn Lê Văn Khôi, Chánh Tâm, vì có công nuôi lính nhà vua trong ba năm, để bao vây thành Gia Định. Dẹp xong loạn, Chánh Tâm được vua Minh Mệnh ban cho chức Thiên Hộ. Và ông Thiên Hộ Chánh Tâm tiếp tục đoạn đời thứ nhì: sống từ bi hỷ xả lấy của giúp người. Trước khi trở lại vùng đời sóng gió, trong đoạn thứ ba.

Chân dung thứ nhì trong Ngọn cỏ gió đùa là Ánh Nguyệt. Ánh Nguyệt hay Fantine là hai người phụ nữ sống hai xã hội khác nhau trong cùng một thế kỷ. Tâm thức Ánh Nguyệt gắn liền với giáo lý Khổng Mạnh, lấy chữ hiếu làm đầu. Vì hiếu với cha mà nàng mắc vòng ở đợ. Khi bị chồng phản bội bỏ rơi, nàng vẫn giữ trọn phẩm tiết. Không thể bán mình nuôi con như Fantine, trong xã hội Pháp ; Ánh Nguyệt chết trong cảnh nghèo khó vì muốn giữ tròn trinh tiết của mình.

Cục diện lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX, không có những đấu tranh cho dân chủ, dân quyền như trong xã hội Pháp. Cuộc xung đột giữa hai ý thức hệ dân chủ và bảo thủ trong xã hội Pháp được Hồ Biểu Chánh thay thế bằng cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mạng, như một phương tiện đấu tranh của phe đối lập. Lê Văn Khôi là con nuôi của tả quân Lê Văn Duyệt, sau khi tả quân mất, nổi lên chống lại thần quyền độc đoán và bất công của vua Minh Mạng. Cha con Vương Thế Hùng-Vương Thế Phụng, thay mặt cha con Pontmercy – Marius (biểu tượng phe dân chủ ở Pháp) lần lượt thay phiên nhau phất cờ theo phe « ngụy » (Lê Văn Khôi). Cuộc xung đột giữa hai ý thức hệ dân chủ và bảo thủ trong xã hội Pháp được thay thế bằng sự xung đột giữa hai thế hệ tiến bộ của cha con Vương Thế Hùng-Vương Thế Phụng, theo « ngụy », chống lại sự bảo thủ bảo hoàng của Đàm Tự Chấn (ông ngoại Thế Phụng), dưới triều nhà Nguyễn.

Hồ Biểu Chánh theo khá sát cốt truyện của Victor Hugo, bỏ những đoạn dài dòng khi Victor Hugo sa đà về tôn giáo, vào những ngoại cảnh, mở chân rết ra những vùng ngoại ô xa. Hổ Biểu Chánh gói trọn nội dung xung quanh một số nhân vật chính, bỏ những nhân vật như Gavroche, trẻ bụi đời, không thể có trong xã hội Việt Nam thế kỷ XIX chưa công nghiệp hoá. Giữ lại những nhân vật chính, là những đối tác không thể thiếu được trong sự đối chiếu hai xã hội, hai nền văn hoá : Jean Valjean- Lê văn Đó, Giám mục Myriel - Hoà Thượng Chánh Tâm. Fantine - Ánh Nguyệt. Cosette -Thu Vân. Thénacdier -Đỗ Cẩm. Javert- Phạm Ký, v.v...

Tác phẩm cúi xuống những thân phận lạc loài. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều làm nhiệm vụ cứu khốn phò nguy của những lương tri văn học.

Hồ Biểu Chánh đã thực hiện trong Ngọn cỏ gió đùa, một sự giao lưu văn hoá Pháp Việt sâu sắc, nhưng đồng thời tác phẩm của ông cũng lại chia biệt hai nẻo khác nhau giữa tâm hồn văn hoá Đông Phương và Tây Phương, dù cùng một mục đích là thể hiện lòng bác ái tương thân giữa người và người, nhưng Phật Giáo và Thiên Chúa giáo có hai triết lý sống khác nhau. Ngọn cỏ gió đùa còn cho thấy những khác biệt sâu xa giữa sự đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong xã hội Pháp thế Kỷ XIX và khuynh hướng đấu tranh cho lòng trọng nghĩa khinh tài, cho lý tưởng ái quốc nơi những người cấp tiến trong xã hội Việt, miền Nam, dưới triều nhà Nguyễn.

Tính chất đả phá xã hội ở hai nơi cũng hoàn toàn khác nhau : Bộ mặt đàng điếm bụi đời của xã hội Pháp bắt đầu công nghiệp hoá, với những tệ đoan, những bóc lột mới. Và bộ mặt dã man của chế độ quan lại, tham ô hà khắc dưới triều Nguyễn với những áp bức của thời phong kiến.

Nhưng quan trọng nhất là trong Ngọn cỏ gió đùa, in năm 1926, Hồ Biểu Chánh đã khắc tạc nên khuôn mặt Lê Văn Đó, khổ sai vượt ngục. Ba năm sau, trong Cha con nghiã nặng (1929), ông tạo ra chân dung Trần Văn Sửu, mắc oan giết vợ. Đó là hai khuôn mặt hiện thực sắc nét đầu tiên trong văn học Việt nam, hai khuôn mặt này đã để lại dấu ấn sâu xa, và đã tạo mẫu cho những người viết sau, hình thành những chân dung khác như Chị Dậu của Ngô Tất Tố, Mẹ Lê của Thạch Lam, Chí Phèo của Nam Cao.

Lực điền Lê Văn Đó, vô sản, vô học, Lê Văn Đó là hậu thân của những khuôn mặt đã có trong văn học, đó là những nét kiêu cường và hung hãn của Tôn Ngộ Không, những nét từ bi hỷ xả của Đường Tam Tạng. Lê Văn Đó còn là một con người bình thường bị nội tâm dày vò khi phải lựa chọn giữa việc ra đầu thú để cứu người, hoặc im lặng để cứu mình, của bất cứ cá nhân nào trước một thử thách cao độ về đạo sống.

Chỉ với một khuôn mặt Lê Văn Đó, Hồ Biều Chánh cũng đã dựng nên được một hình tượng đa nghiã và lãng bạt của con người. Con người mọi thời, mọi thế.

Chân dung Lê Văn Đó tức Jean Valjean Việt Nam, được đưa vào tiểu thuyết, trong bối cảnh như sau:

«Năm Mậu thìn (1808) nhằm Gia Long thất niên, tại huyện Tân Hòa, bây giờ là tỉnh Gò Công, trời hạn luôn trong hai tháng, là tháng bảy với tháng tám, không nhểu một giọt mưa. Lúa sớm gần trổ, mà bị ruộng khô nên không nở đòng đòng, lúa mùa vừa mới cấy, mà bị đất nẻ, nên cộng teo lá úa.

Cái cánh đồng, từ Rạch Lá tới Bến Lội, là vú sữa của nhơn dân trong huyện Tân Hòa, năm nào cũng nhờ đó mà nhà nhà đều được no cơm ấm áo, ngặc vì năm nay cả đồng khô héo, làm cho dân cả huyện trông thấy đều buồn bực thở than.

Tại Giồng Tre có nhà bà Trần Thị bần cùng đói rách, thuở nay trời cho trúng mùa mà nhà bà cũng không được vui, huống chi năm nay mất mùa, thiên hạ nhịn đói, thì nhà bà càng thảm khổ hơn nữa» (Ngọn cỏ gió đùa, trang 7)

Bà Trần Thị, goá bụa, có hai con trai: Lê Văn Đây, vừa chết, để lại mẹ già đau yếu, một vợ và 7 đứa con. Lê Văn Đó đang đi ở đợ, được mẹ gọi về làm chủ gia đình. Trong cảnh đói kém lan tràn ấy, Lê Văn Đó, lực điền 20 tuổi, phải xoay sở để nuôi mẹ, chị dâu và 7 cháu nhỏ:

« Lúc ban đầu trong nhà còn khoai còn bắp, hễ bữa nào Lê Văn Ðó kiếm gạo không được thì Thị Huyền nấu khoai hoặc bắp, rồi chia cho sắp con mỗi đứa con một củ khai, hoặc đôi ba muỗng bắp mà ăn đỡ, sắp nhỏ ăn không no, đến tối Lê Văn Ðó đi làm về, chị dâu lấy tộ bắp nấu để dành mà đưa cho Lê Văn Ðó ăn, thì sắp nhỏ bu lại đứng ngó lom lom, đứa xin cho một vài hột. Thị Huyền rầy con, biểu để cho chú ăn no, đặng ngày sau có sức đi làm mà kiếm gạo. Sắp nhỏ sợ mẹ nên dang ra, song bụng đói quá, nên mặt buồn xo. Lê Văn Ðó thấy vậy thương xót, không đành ngồi ăn một mình, day qua bên nầy đút cho đứa nầy một muỗng, trở qua bên kia đút cho đứa khác một muỗng nữa, đút gần hết tộ, té ra cũng không còn đủ cho nó ăn no được.

Cách chẳng bao lâu, khoai bắp trong nhà ăn đã sạch hết. Bữa nào không ai mướn Lê Văn Ðó làm, thì cả nhà đều phải luộc rau luộc cỏ mà ăn đỡ, chớ không có cháo mà ăn. Sắp nhỏ nhịn đói mặt mày vàng ẻo; còn Trần Thị đã già yếu rồi, mà trót mấy tháng nay bà lại chịu cơ hàn nữa, nên bà nhuốm bịnh nằm thiêm thiếp không dậy nổi.

Một bữa nọ Lê Văn Ðó đi tối một ngày mà không có ai mướn làm việc chi hết. Lúc trời chạng vạng tối, nó trở về nhà, hai chơn mỏi rụng, bụng đói xếp ve, lỗ tai lùng bùng, cặp mắt cháng váng. Chừng gần tới nhà, nó dừng chưn lại, gục đầu ngó xuống đất một hồi, rồi chậm rãi bước từ bước, dường như nhút nhát không muốn trở về nhà.

Nó bước vô tới đám bố trồng trước cửa, thì thấy trong nhà không có đèn đuốc chi hết, mà may nhờ có bóng trăng dọi, nên tuy không đèn nhưng sáng lờ mờ. Nó lén đi vòng qua phía tay mặt, rồi vạch vách lá mà dòm vô nhà.

Thị Huyền đương bồng đứa con út mà cho bú. Bỏ ba đứa nhỏ chạy chung quanh, một đứa nằm trên võng, một đứa vịn vai Thị Huyền, còn một đứa ngồi bên cửa, khóc và nói rằng: «Ðói bụng quá, lấy gì ăn bây giờ má? » Thị Huyền đáp rằng : «Nín đi, đừng có khóc con, đợi chút nữa chú con về đem gạo về, mẹ nấu cơm cho con ăn»

Ba đứa lớn nằm co trên ván phía bên này, lặng thinh như ngủ, chừng nghe Thị Huyền nói như vậy một đứa ngóc đầu hỏi rằng: «Chừng nào chú con về, má? » Thị Huyền đáp rằng: « Một chút nữa chú con về ». Ðứa lớn hơn hết lại khóc mà nói rằng: « Hôm qua chú về không có đem gạo về, sợ bữa nay cũng không có nữa ».

Tên Ðó đứng ngoài nghe như vậy rồi lại thấy Thị-Huyền lấy vạt áo lau nước mắt. Nó đi vòng vô phía trong, khi đi ngang chỗ chõng mẹ nó nằm, thì nó lại nghe bà Trần thị rên hù-hù.

Lê Văn Ðó thấy tình cảnh thê thảm dường ấy, thì teo gan héo ruột, nên lắc đầu thở dài, rồi lật đật bước riết ra đường, dường như nó không muốn thấy tình cảnh ấy nữa. Ra tới đường rồi nó lầm lũi đi tới hoài. Nếu lúc ấy ai cắc cớ hỏi nó đi đâu, thì chắc nó không biết đi đâu mà nói».

May nó đi mà không gặp ai hết. Lối nửa canh một, nó tới một xóm đông, không biết là xóm nào. Mấy nhà trong xóm đều ngủ hết, duy ở giữa xóm có một cái nhà lớn, tre trồng bao chung quanh, trong nhà đèn đốt sáng lòa, khách khứa đông dầy dầy, ăn uống vui cười inh ỏi». (các trang 11)

Đoạn văn trên đây, trở thành đoạn văn tiêu biểu, mô tả cảnh đói của một gia đình và bên cạnh là cảnh ăn uống thừa thãi của một nhà giàu. Bức tranh hiện thực đớn đau này, đã được Hồ Biểu Chánh dựng nên từ năm 1926. Đó là bức tranh hiện thực xã hội đầu tiên về sự đói khổ cùng cực của dân quê, về sự phung phí và tàn ác của những nhà giàu có trong làng. Những cảnh ấy, sau này sẽ được vẽ lại từng mảng: Cảnh nhà giàu áp bức Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, cảnh nhà giàu đuổi chó xua mẹ Lê, khiến mẹ Lê bị chó cắn mà chết trong Nhà Mẹ Lê của Thạch Lam và một Lê Văn Đó cùng đinh hung hãn sẽ trở lại trong Chí Phèo của Nam Cao.

Lê Văn Đó đã trở thành khuôn mặt tiêu biểu cho người vô sản bị áp bức, ngay từ 1926. Chân dung Lê Văn Đó được hình thành qua bốn cảnh.

1- Cảnh nhà giàu ăn uống linh đình, Lê Văn Đó đến xin:

« Lê Văn Ðó thấy nhà giàu cơm ăn không hết lại mời khách mà đãi thâm tới ban đêm, rồi nhớ tới nhà mình nghèo khổ, đèn không dầu nên tối mò, mẹ đau không thuốc nằm chờ ngày chết, sắp cháu đói bụng rên khóc van vầy, thì tức tủi trong lòng, quyết bước vô mà cậy chủ nhà giàu nầy một vài giạ lúa đen về cho gia quyến ăn, đợi năm tới thuận mùa rồi làm mà trả lại ».

« Lê Văn Ðó ở ngoài xăm xăm đi vô, đứng ngay cửa cái mà ngó. Khách trong nhà mắc ăn thịt uống rượu, mắc nói nói cười cười, không ai để ý tới ngoài sân, nên không ai thấy nó. Cách một hồi lâu, ông Bá hộ dòm ra, thấy có người lạ mặt đứng trước cửa, bèn sai gia-dịch ra hỏi coi đi đâu. Lê Văn Ðó thuở nay không từng nói chuyện với ai, mà cũng không hiểu lễ phép chi hết, nên nghe người ta hỏi đi đâu, không lấy lời dịu ngọt thê thảm mà động lòng nhơn từ của người, lại nói xẳn xớn rằng: «Nhà tôi nghèo quá, tôi đi làm mướn mà không ai chịu mướn tôi làm. Bây giờ nào là mẹ, nào là chị, nào là sắp cháu nhỏ của tôi chết đói hết thảy, tôi đi đến đây, thấy nhà nầy giàu có nên tôi ghé lại mượn một ít giạ lúa về ăn đỡ ».

Sắp gia dịch nghe rồi trở vô nhà nói làm sao với ông Bá hộ không biết, mà khách trong nhà cười rộ, rồi ông Bá hộ sai người ra đuổi Lê Văn Ðó biểu phải đi ra khỏi cửa cho mau».
(trang 12)

2- Nhưng Lê Văn Đó cưỡng lại, không chịu đi, chủ nhà đuổi chó ra cắn:

« Lê Văn Ðó không chịu đi, cứ đứng ngó vô trong nhà, và nói lầm-bầm rằng: «Ði đâu bây giờ mà biểu người ta đi. Mẹ ta với sắp cháu đói gần chết, ta về bây giờ lấy gì mà cho ăn ».

Sắp gia-dịch thấy nó không chịu đi, mới áp lại xô đẩy. Lê Văn Ðó trì lại, sức Lê Văn Ðó mạnh quá chúng nó xô không nổi, nên chúng nó giận bèn xích chó cho cắn. Trong nhà có một bầy chó năm sáu con, hùa nhau chạy tuông ra, rồi vây chung quanh tên Ðó mà sủa om sòm. Có một con chó dữ nhảy xốc vô cắn chơn tên Ðó, bị tên Ðó đá cho một đá té lăn cù. Bầy chó sợ đạp nên chạy dan ra rồi lại áp vô sủa nữa.

Ở trong nhà và chủ và khách óng tiếng nói om sòm. Tên Ðó không hiểu họ rầy ai, phần bị bầy chó làm dữ quá, sợ một mình cự không nổi nên thủng thẳng sụt lùi mà đi ra. Tên Ðó đã ra khỏi vuông tre của ông Bá hộ rồi, mà bầy chó cũng đứng trước cửa ngõ sủa theo.

Lê Văn Ðó không biết đi đâu, cứ gục mặt xuống đất thủng thẳng đi dọc theo bờ tre. Ði được vài chục bước, tên Ðó nghe dưới ống chơn rát rát, mới cúi xuống mà coi. Nhờ bóng trăng dọi sáng, nên nó thấy máu chảy ròng ròng, mới hay mình bị chó cắn.

Tên Ðó đi lại bụi tre, lấy một nắm lá tre khô mà chùi máu, rồi ngồi bẹp xuống đất khoanh tay mà thở ra. Bụng đói quá nên trời mát mà trán đổ mồ hôi ướt rượt, cặp mắt đổ hào quang, hai bàn tang mạch nhảy xoi-xói (...) Vừng trăng tỏ treo giữa trời vặc vặc, ngọn gió dàn lá tre giũ phất phơ. Rụt-rịt bên chơn con rắn mối bò đi giỡn trăng, chút-chút trong vườn tiếng chim cúc than phiền đêm lạnh lẽo»

3- Bị chó cắn Lê Văn Đó vẫn không chịu bỏ đi. Cứ đứng rình, thấy có nồi cháo nấu cho heo ăn không có người coi, Lê văn Đó bèn liều, ra bưng trộm:

« Lê Văn Ðó đứng ngoài bờ tre dòm vô, thấy nhà lớn của ông Bá hộ phía bên kia đèn còn đốt sáng trưng, khách còn nhộn nhàng đương ăn uống vui cười. Trong nhà bếp ở phía bên nầy thì sắp gia dịch qua lại lăng xăng, mà chẳng thấy ai đi ra chỗ đứa con gái ngồi nấu cháo hồi nãy hết. Tên Ðó dòm một hồi rồi vạch tre chun vô vườn, đi riết lại bưng trã cháo mà đi ra. Trã cháo lớn nên nặng, mà mới cạn nên còn nóng, song tên Ðó vác lên vai đi xông xổng, không biết nặng, không biết nóng, mà cũng không sợ họ thấy.

Nó đi vừa được năm bảy bước, bỗng nghe trong nhà bếp có người hỏi: «Ai vác cái gì mà đi đó?» Nó cứ đi riết không thèm trả lời. Trong nhà bếp có hai ba người chạy ra, tới chỗ nấu cháo heo thấy mất một trã cháo bèn la om sòm rằng: « Ăn trộm vô bưng trã cháo heo mà chạy đây nè, bớ người ta, rượt theo bắt nó. Ðó, nó chạy đó. Kìa, nó đương vạch hàng tre mà chun kia kìa, bớ người ta»

4- Bị bắt quả tang, nhưng Lê Văn Đó vẩn chống cự:

« Tên Ðó cứ vác trã cháo chun qua hàng tre, rồi băng ngang ruộng mà đi như thường, họ la mặc họ, nó không đứng lại, mà cũng không thèm chạy. Sắp gia dịch của Bá hộ Cao rượt theo, áp vô đứa nắm đầu, đứa ôm lưng mà bắt. Tên Ðó tay trái vịn trã cháo trên vai, tay mặt gạt sắp gia dịch té lăn cù, không đứa nào xáp vô mình nó được.

Sắp gia dịch la hét om sòm. Khách trong nhà kẻ xách cây người cầm hèo chạy túa theo tiếp ứng. Có một người thấy sắp gia dịch nhút nhát không dám vô bắt tên Ðó, mới xách một khúc tre bước tới nhắm đầu tên Ðó mà đập. Tên Ðó đưa tay ra đỡ, khúc tre gảy làm hai đoạn. Một người khác nhảy tới đập nữa, tên Ðó trớ khỏi song trật tay trã cháo rớt, trã bể nát còn cháo đổ đầy đất.

Tên Ðó đứng ngó mấy người rượt bắt mình và hỏi tỉnh táo rằng: “Làm giống gì dữ vậy ? Ðổ cháo hết uổng hôn!» (trang 16).

Bốn cảnh huống trên đây đã tạo nên bức chân dung độc đáo của con người bị xã hội thối nát ruồng bỏ, chà đạp, và người lực điền Đó đã chống lại với tâm hồn trinh bạch của kẻ nhìn thấy bất công, muốn đạp đổ mà không đạp đổ được. Lê Văn Đó là một Lục Vân Tiên không biết chữ. Lê Văn Đó là nhân vật trọng nghiã khinh tài vô học đầu tiên, một con người không cần đạo lý Khổng Mạnh, cũng đạt được ý nghiã cao nhất của cuộc sống.

Mời nghe đọc truyện audio Ngọn Cỏ Gió Đùa gồm 24 tập qua giọng đọc của Thanh Phương

Tập 1 :



Tập 2 :



Tập 3 :



Tập 4 :



Tập 5 :



Tập 6 :



Tập 7 :



Tập 8 :



Tập 9 :



Tập 10 :



Tập 11 :



Tập 12 :



Tập 13 :



Tập 14 :



Tập 15 :



Tập 16 :



Tập 17 :



Tập 18 :



Tập 19 :



Tập 20 :



Tập 21 :



Tập 22 :



Tập 23 :



Tập 24 :