Les Misérables hay Những kẻ khốn cùng là một trường thiên tiểu thuyết gồm 10 quyển, Victor Hugo bắt đầu viết từ năm 1845 đến 1847, rồi bỏ dở vì hoạt động chính trị, sau đó ông bị trục xuất khỏi nước Pháp, phải sống lưu vong trong gần 20 năm từ 1851 đến 1870, Les Misérables được hoàn tất năm 1861, và in năm 1862, khi Victor Hugo đang sống ở Anh.
Les misérables là một thiên anh hùng ca đấu tranh xã hội viết theo lối hiện thực Balzac. Tác phẩm phản ảnh ý thức đấu tranh chính trị và xã hội của Hugo. Thời gian tiểu thuyết trải dài trong thế kỷ XIX ở Pháp, với những nhân vật tiêu biểu cho các thành phần xã hội, mà vai chính là Jean Valjean, người tù khổ sai. Jean Valjean là một thứ homme du peuple, một nhân dân theo đúng nghiã thời thượng lúc bấy giờ.
Người «nhân dân» này có thể trở nên tốt hoặc xấu, tùy theo hoàn cảnh và môi trường sống. Và chính môi trường mục nát của xã hội Pháp thế kỷ XIX đã đầy đọa Valjean, bắt sống oan ức tù tội trong 20 năm. Les misérables không chỉ có một Jean Valjean mang bộ mặt khốn cùng mà bao nhiêu nhân vật khác cũng có những nét khốn cùng như thế, họ vẽ nên sự tàn nhẫn của một xã hội bất công, vô nhân, cần phải được tẩy uế toàn diện. Tiểu thuyết của Victor Hugo trải rộng trên bề dầy lịch sử và xã hội Pháp, thời kỳ công nghiệp bắt đầu phát triển, với những tranh chấp và xáo trộn chính trị giữa phe cộng hoà tiến bộ và phe bảo thủ bảo hoàng.
Là một chính khách và là một nhà văn chủ trương dân chủ, tự do và nhân bản, trong Les Misérables, Hugo khắc hoạ bối cảnh đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, xuyên qua tác phẩm văn học. Ông tuyên bố : «Tôi đứng về phiá những kẻ bị loại trừ, bị lưu đầy» và tác phẩm chứng minh cho câu nói trên. Les Misérables- Những kẻ khốn cùng được hình thành như một anh hùng ca về đạo nhân, đức nhân theo nghiã Ky-tô giáo, và Hugo đã dành trọn quyển một, để ca tụng đạo đức của Giám mục Myriel, người đã cải tà quy chính cho Jean Valjean.
Tác phẩm nghiêng xuống những đứa trẻ bụi đời, sống lang thang trong các đô thị công nghiệp hoá như Gavroche, những đứa bé mồ côi như Cosette, những phụ nữ bán thân nuôi con như Fantine. Tác phẩm tố cáo một xã hội duy luật, một thứ luật pháp chủ quan, độc đoán, mù quáng, vô nhân đạo.
Tác phẩm xây dựng chung quanh nhân vật chính Jean Valjean. Jean Valjean nghèo khổ, đói khát. Vì ăn cắp một miếng bánh mì về nuôi các cháu nên bị bắt, bị tù, vượt ngục nhiều lần, mỗi lần thêm án, từ 5 năm lên đến 20 năm. Mãn hạn tù Valjean trở thành kẻ hận đời, muốn trả thù xã hội. Sau được giám mục Myriel giác ngộ. Vì cần mẫn làm ăn, anh trở nên giàu có, và từ đây, anh dùng tài sản của mình vào việc từ thiện, cứu đời, nhưng những ba chìm bẩy nổi vẫn chưa thôi đeo đuổi và Jean Valjean phải đi hết số phận mình, như một vì sao xấu.
Baudelaire, trong bài tựa cuốn Les Misérables, đã chỉ định tác phẩm như một cuốn sách về lòng nhân ái. Hơn một trăm năm sau khi tác phẩm ra đời, những khuôn mặt trong Les Misérables như Jean Valjean, Gravoche, Cosette... tái hiện trên màn ảnh, trên kịch trường Pháp, như những biểu tượng sống của sự lầm than, áp bức.
Cảm tác một tác phẩm như thế không phải dễ. Bởi vì phải làm sao, ít nhất, nếu không vượt được nguyên bản, thì cũng phải đạt được tính độc sáng của một văn bản mới. Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh đã thành công trên bình diện: khắc thảo những chân dung con người đói khổ, khốn cùng, trong xã hội Việt Nam thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn, với ảnh hưởng đạo đức và triết lý Á đông, và tảo ra một khuôn mặt Jean Valjean Việt Nam trong Lê Văn Đó, khuôn mẫu cho những khuôn mặt cùng đinh sau này sẽ xuất hiện trong tiểu thuyết Việt nam.
Chúng ta cũng có thể dựa vào tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh như một nguồn văn hoá có thể khai thác, để rút ra những bức chân dung, những chủ đề, những phong tục tập quán, những ngôn ngữ, y phục, những trữ lượng thông tin vô cùng quý giá về xã hội Việt Nam thế kỷ XIX. Ngọn cỏ gió đùa ngoài chất bi kịch còn chuyên chở những tư tưởng cải tạo xã hội Việt nam, dựa trên giáo lý nhà Phật và nhà Nho, khác hẳn với tinh thần đạo lý Thiên chúa giáo của Victor Hugo.
Hồ Biểu Chánh đã dành 5 năm để dựng truyện Ngọn cỏ gió đùa, và khi dựng xong, ông viết trong vòng 2 tháng. Tác phẩm hoàn tất và in năm 1926. Và 1926, ở Việt Nam chưa tiểu thuyết nào có tầm cỡ như Ngọn cỏ gió đùa.
Hồ Biểu Chánh giữ nguyên cốt truyện Les Misérables, nhưng đưa bối cảnh vào xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, dưới thời các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Tác phẩm của ông đề cao các giá trị Á đông: lòng trọng nghĩa khinh tài của người chính nhân quân tử, nghiã từ bi hỷ xả của đức Phật Thích Ca, lòng đoan trinh của người phụ nữ và đạo hiếu trong gia đình.
Jean Valjean, Việt hoá dưới căn cước Lê Văn Đó, một nông dân khốn cùng, trong thời mất mùa đói kém, không kiếm được việc. Vì không đành lòng nhìn lũ cháu 7 đứa sắp chết đói, Lê Văn Đó lén bưng trộm nồi cháo cho heo ăn, ở nhà một điền chủ giàu, bị người ta bắt, xông vào đánh đập. Lê Văn Đó chống cự lại. Rút cục vẫn bị bắt. Bị đánh đòn 100 trượng, bị đồ 5 năm về tội cướp của và hành hung. Nhiều lần vượt ngục, mỗi lần tăng án, tổng cộng 20 năm mới được thả.
Từ một anh lực điền hiền lành chất phác, chưa hề biết oán hận lúc vào tù.
20 năm sau, khi ra tù, Lê Văn Đó trở thành một thứ thảo khấu lầm lỳ và hung hãn.
Lê Văn Đó đến gõ cửa chùa Chánh Tâm, với tư thế hách dịch của một Tôn Ngộ Không, tay cầm hèo, miệng quát hoà thượng trụ trì :
«Tao đây là Lê Văn Đó, ở Giồng Tre, người ta nói tao ăn trộm nên đầy tao hai mươi năm. Nay tao mãn tù về xứ. Ba ngày rày tao không có cơm ăn. Tới đâu xin họ cũng đuổi không cho ăn nên tao đói bụng lung lắm. Mầy chịu cho tao một vài chén cơm ăn đỡ đói hay không thì mày nói phứt đi, tao không thèm nài nỉ nữa đâu» (Ngọn cỏ gió đùa, trang 48).
Hoà thượng Chánh Tâm không nổi giận, người cứ từ tốn đãi Đó như một thượng khách, cho thay quần áo mới, cho ăn, cho ngủ. Hoà thượng ngày trước làm quan tới chức Án sát (được vua ban cho bộ chén) nhưng vì chán cảnh thối nát của quan trường, nên trở về đi tu.
Lê Văn Đó đợi mọi người ngủ say, ăn cắp bộ chén ngọc của Hoà Thượng mà lẻn đi. Giữa đường bị bắt, lý trưởng khám thấy đồ ăn cắp của nhà chùa nên đem giải về chùa cho Hoà thượng nhận mặt trước khi giải lên huyện để quan trên trừng trị. Hoà thượng nhìn thấy bộ chén của mình, bảo lý trưởng: « Đồ này là đồ của bần đạo cho chớ không phải là đồ ăn trộm» và người còn lấy thêm 5 nén bạc cho Lê Văn Đó có đủ lộ phí để tìm về quê cũ mà làm ăn.
Lê Văn Đó tiếp tục cuộc hành trình về quê, trên đường vẫn làm bậy: giữa đường cướp giật nồi cơm của hai vợ chồng người ăn mày già. Nhưng lần này, Đó vừa tìm được chỗ vắng rút nồi cơm ra ăn, thì nghe thấy tiếng quạ kêu: quạ quạ. Tiếng quạ vừa dứt, Đó tính bốc cơm ăn, lại nghe tiếng chuông kêu bon, bon... làm Đó giựt mình. Mà « hễ nghe tiếng chuông thì anh ta rùng mình rởn óc, rồi vang vẳng bên tai lại nghe tiếng khóc than của hai vợ chồng ông già » bị cướp cơm, Đó đành quay trở lại lén trả cho vợ chồng ăn mày nồi cơm trót cướp giật lúc nãy, thì thấy tâm mình lắng xuống. Tình cảnh của Lê Văn Đó, chẳng khác gì Tôn Ngộ Không, mỗi lần làm bậy, thì lại lên cơn nhức đầu vì cái vòng kim cô của Đức Phật siết lại. Hoà thượng Chánh Tâm không dùng vòng kim cô, người đã cứu Lê Văn Đó bằng một lời nói dối, và cảm hoá Lê Văn Đó bằng một nghĩa cử thật.
Về tới quê, mẹ đã chết, lũ cháu cũng chết đói, chị dâu phiêu bạt không biết nơi nào. Nhờ nghiã cử của hoà thượng, Lê Văn Đó, dùng 5 nén bạc để lập thân, đổi tên mình thành Chánh Tâm, phá rừng làm ruộng, thành một điền chủ giàu có, gặp khi có loạn Lê Văn Khôi, Chánh Tâm, vì có công nuôi lính nhà vua trong ba năm, để bao vây thành Gia Định. Dẹp xong loạn, Chánh Tâm được vua Minh Mệnh ban cho chức Thiên Hộ. Và ông Thiên Hộ Chánh Tâm tiếp tục đoạn đời thứ nhì: sống từ bi hỷ xả lấy của giúp người. Trước khi trở lại vùng đời sóng gió, trong đoạn thứ ba.
Chân dung thứ nhì trong Ngọn cỏ gió đùa là Ánh Nguyệt. Ánh Nguyệt hay Fantine là hai người phụ nữ sống hai xã hội khác nhau trong cùng một thế kỷ. Tâm thức Ánh Nguyệt gắn liền với giáo lý Khổng Mạnh, lấy chữ hiếu làm đầu. Vì hiếu với cha mà nàng mắc vòng ở đợ. Khi bị chồng phản bội bỏ rơi, nàng vẫn giữ trọn phẩm tiết. Không thể bán mình nuôi con như Fantine, trong xã hội Pháp ; Ánh Nguyệt chết trong cảnh nghèo khó vì muốn giữ tròn trinh tiết của mình.
Cục diện lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX, không có những đấu tranh cho dân chủ, dân quyền như trong xã hội Pháp. Cuộc xung đột giữa hai ý thức hệ dân chủ và bảo thủ trong xã hội Pháp được Hồ Biểu Chánh thay thế bằng cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mạng, như một phương tiện đấu tranh của phe đối lập. Lê Văn Khôi là con nuôi của tả quân Lê Văn Duyệt, sau khi tả quân mất, nổi lên chống lại thần quyền độc đoán và bất công của vua Minh Mạng. Cha con Vương Thế Hùng-Vương Thế Phụng, thay mặt cha con Pontmercy – Marius (biểu tượng phe dân chủ ở Pháp) lần lượt thay phiên nhau phất cờ theo phe « ngụy » (Lê Văn Khôi). Cuộc xung đột giữa hai ý thức hệ dân chủ và bảo thủ trong xã hội Pháp được thay thế bằng sự xung đột giữa hai thế hệ tiến bộ của cha con Vương Thế Hùng-Vương Thế Phụng, theo « ngụy », chống lại sự bảo thủ bảo hoàng của Đàm Tự Chấn (ông ngoại Thế Phụng), dưới triều nhà Nguyễn.
Hồ Biểu Chánh theo khá sát cốt truyện của Victor Hugo, bỏ những đoạn dài dòng khi Victor Hugo sa đà về tôn giáo, vào những ngoại cảnh, mở chân rết ra những vùng ngoại ô xa. Hổ Biểu Chánh gói trọn nội dung xung quanh một số nhân vật chính, bỏ những nhân vật như Gavroche, trẻ bụi đời, không thể có trong xã hội Việt Nam thế kỷ XIX chưa công nghiệp hoá. Giữ lại những nhân vật chính, là những đối tác không thể thiếu được trong sự đối chiếu hai xã hội, hai nền văn hoá : Jean Valjean- Lê văn Đó, Giám mục Myriel - Hoà Thượng Chánh Tâm. Fantine - Ánh Nguyệt. Cosette -Thu Vân. Thénacdier -Đỗ Cẩm. Javert- Phạm Ký, v.v...
Tác phẩm cúi xuống những thân phận lạc loài. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều làm nhiệm vụ cứu khốn phò nguy của những lương tri văn học.
Hồ Biểu Chánh đã thực hiện trong Ngọn cỏ gió đùa, một sự giao lưu văn hoá Pháp Việt sâu sắc, nhưng đồng thời tác phẩm của ông cũng lại chia biệt hai nẻo khác nhau giữa tâm hồn văn hoá Đông Phương và Tây Phương, dù cùng một mục đích là thể hiện lòng bác ái tương thân giữa người và người, nhưng Phật Giáo và Thiên Chúa giáo có hai triết lý sống khác nhau. Ngọn cỏ gió đùa còn cho thấy những khác biệt sâu xa giữa sự đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong xã hội Pháp thế Kỷ XIX và khuynh hướng đấu tranh cho lòng trọng nghĩa khinh tài, cho lý tưởng ái quốc nơi những người cấp tiến trong xã hội Việt, miền Nam, dưới triều nhà Nguyễn.
Tính chất đả phá xã hội ở hai nơi cũng hoàn toàn khác nhau : Bộ mặt đàng điếm bụi đời của xã hội Pháp bắt đầu công nghiệp hoá, với những tệ đoan, những bóc lột mới. Và bộ mặt dã man của chế độ quan lại, tham ô hà khắc dưới triều Nguyễn với những áp bức của thời phong kiến.
Nhưng quan trọng nhất là trong Ngọn cỏ gió đùa, in năm 1926, Hồ Biểu Chánh đã khắc tạc nên khuôn mặt Lê Văn Đó, khổ sai vượt ngục. Ba năm sau, trong Cha con nghiã nặng (1929), ông tạo ra chân dung Trần Văn Sửu, mắc oan giết vợ. Đó là hai khuôn mặt hiện thực sắc nét đầu tiên trong văn học Việt nam, hai khuôn mặt này đã để lại dấu ấn sâu xa, và đã tạo mẫu cho những người viết sau, hình thành những chân dung khác như Chị Dậu của Ngô Tất Tố, Mẹ Lê của Thạch Lam, Chí Phèo của Nam Cao.
Lực điền Lê Văn Đó, vô sản, vô học, Lê Văn Đó là hậu thân của những khuôn mặt đã có trong văn học, đó là những nét kiêu cường và hung hãn của Tôn Ngộ Không, những nét từ bi hỷ xả của Đường Tam Tạng. Lê Văn Đó còn là một con người bình thường bị nội tâm dày vò khi phải lựa chọn giữa việc ra đầu thú để cứu người, hoặc im lặng để cứu mình, của bất cứ cá nhân nào trước một thử thách cao độ về đạo sống.
Chỉ với một khuôn mặt Lê Văn Đó, Hồ Biều Chánh cũng đã dựng nên được một hình tượng đa nghiã và lãng bạt của con người. Con người mọi thời, mọi thế.
Chân dung Lê Văn Đó tức Jean Valjean Việt Nam, được đưa vào tiểu thuyết, trong bối cảnh như sau:
«Năm Mậu thìn (1808) nhằm Gia Long thất niên, tại huyện Tân Hòa, bây giờ là tỉnh Gò Công, trời hạn luôn trong hai tháng, là tháng bảy với tháng tám, không nhểu một giọt mưa. Lúa sớm gần trổ, mà bị ruộng khô nên không nở đòng đòng, lúa mùa vừa mới cấy, mà bị đất nẻ, nên cộng teo lá úa.
Cái cánh đồng, từ Rạch Lá tới Bến Lội, là vú sữa của nhơn dân trong huyện Tân Hòa, năm nào cũng nhờ đó mà nhà nhà đều được no cơm ấm áo, ngặc vì năm nay cả đồng khô héo, làm cho dân cả huyện trông thấy đều buồn bực thở than.
Tại Giồng Tre có nhà bà Trần Thị bần cùng đói rách, thuở nay trời cho trúng mùa mà nhà bà cũng không được vui, huống chi năm nay mất mùa, thiên hạ nhịn đói, thì nhà bà càng thảm khổ hơn nữa» (Ngọn cỏ gió đùa, trang 7)
Bà Trần Thị, goá bụa, có hai con trai: Lê Văn Đây, vừa chết, để lại mẹ già đau yếu, một vợ và 7 đứa con. Lê Văn Đó đang đi ở đợ, được mẹ gọi về làm chủ gia đình. Trong cảnh đói kém lan tràn ấy, Lê Văn Đó, lực điền 20 tuổi, phải xoay sở để nuôi mẹ, chị dâu và 7 cháu nhỏ:
« Lúc ban đầu trong nhà còn khoai còn bắp, hễ bữa nào Lê Văn Ðó kiếm gạo không được thì Thị Huyền nấu khoai hoặc bắp, rồi chia cho sắp con mỗi đứa con một củ khai, hoặc đôi ba muỗng bắp mà ăn đỡ, sắp nhỏ ăn không no, đến tối Lê Văn Ðó đi làm về, chị dâu lấy tộ bắp nấu để dành mà đưa cho Lê Văn Ðó ăn, thì sắp nhỏ bu lại đứng ngó lom lom, đứa xin cho một vài hột. Thị Huyền rầy con, biểu để cho chú ăn no, đặng ngày sau có sức đi làm mà kiếm gạo. Sắp nhỏ sợ mẹ nên dang ra, song bụng đói quá, nên mặt buồn xo. Lê Văn Ðó thấy vậy thương xót, không đành ngồi ăn một mình, day qua bên nầy đút cho đứa nầy một muỗng, trở qua bên kia đút cho đứa khác một muỗng nữa, đút gần hết tộ, té ra cũng không còn đủ cho nó ăn no được.
Cách chẳng bao lâu, khoai bắp trong nhà ăn đã sạch hết. Bữa nào không ai mướn Lê Văn Ðó làm, thì cả nhà đều phải luộc rau luộc cỏ mà ăn đỡ, chớ không có cháo mà ăn. Sắp nhỏ nhịn đói mặt mày vàng ẻo; còn Trần Thị đã già yếu rồi, mà trót mấy tháng nay bà lại chịu cơ hàn nữa, nên bà nhuốm bịnh nằm thiêm thiếp không dậy nổi.
Một bữa nọ Lê Văn Ðó đi tối một ngày mà không có ai mướn làm việc chi hết. Lúc trời chạng vạng tối, nó trở về nhà, hai chơn mỏi rụng, bụng đói xếp ve, lỗ tai lùng bùng, cặp mắt cháng váng. Chừng gần tới nhà, nó dừng chưn lại, gục đầu ngó xuống đất một hồi, rồi chậm rãi bước từ bước, dường như nhút nhát không muốn trở về nhà.
Nó bước vô tới đám bố trồng trước cửa, thì thấy trong nhà không có đèn đuốc chi hết, mà may nhờ có bóng trăng dọi, nên tuy không đèn nhưng sáng lờ mờ. Nó lén đi vòng qua phía tay mặt, rồi vạch vách lá mà dòm vô nhà.
Thị Huyền đương bồng đứa con út mà cho bú. Bỏ ba đứa nhỏ chạy chung quanh, một đứa nằm trên võng, một đứa vịn vai Thị Huyền, còn một đứa ngồi bên cửa, khóc và nói rằng: «Ðói bụng quá, lấy gì ăn bây giờ má? » Thị Huyền đáp rằng : «Nín đi, đừng có khóc con, đợi chút nữa chú con về đem gạo về, mẹ nấu cơm cho con ăn»
Ba đứa lớn nằm co trên ván phía bên này, lặng thinh như ngủ, chừng nghe Thị Huyền nói như vậy một đứa ngóc đầu hỏi rằng: «Chừng nào chú con về, má? » Thị Huyền đáp rằng: « Một chút nữa chú con về ». Ðứa lớn hơn hết lại khóc mà nói rằng: « Hôm qua chú về không có đem gạo về, sợ bữa nay cũng không có nữa ».
Tên Ðó đứng ngoài nghe như vậy rồi lại thấy Thị-Huyền lấy vạt áo lau nước mắt. Nó đi vòng vô phía trong, khi đi ngang chỗ chõng mẹ nó nằm, thì nó lại nghe bà Trần thị rên hù-hù.
Lê Văn Ðó thấy tình cảnh thê thảm dường ấy, thì teo gan héo ruột, nên lắc đầu thở dài, rồi lật đật bước riết ra đường, dường như nó không muốn thấy tình cảnh ấy nữa. Ra tới đường rồi nó lầm lũi đi tới hoài. Nếu lúc ấy ai cắc cớ hỏi nó đi đâu, thì chắc nó không biết đi đâu mà nói».
May nó đi mà không gặp ai hết. Lối nửa canh một, nó tới một xóm đông, không biết là xóm nào. Mấy nhà trong xóm đều ngủ hết, duy ở giữa xóm có một cái nhà lớn, tre trồng bao chung quanh, trong nhà đèn đốt sáng lòa, khách khứa đông dầy dầy, ăn uống vui cười inh ỏi». (các trang 11)
Đoạn văn trên đây, trở thành đoạn văn tiêu biểu, mô tả cảnh đói của một gia đình và bên cạnh là cảnh ăn uống thừa thãi của một nhà giàu. Bức tranh hiện thực đớn đau này, đã được Hồ Biểu Chánh dựng nên từ năm 1926. Đó là bức tranh hiện thực xã hội đầu tiên về sự đói khổ cùng cực của dân quê, về sự phung phí và tàn ác của những nhà giàu có trong làng. Những cảnh ấy, sau này sẽ được vẽ lại từng mảng: Cảnh nhà giàu áp bức Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, cảnh nhà giàu đuổi chó xua mẹ Lê, khiến mẹ Lê bị chó cắn mà chết trong Nhà Mẹ Lê của Thạch Lam và một Lê Văn Đó cùng đinh hung hãn sẽ trở lại trong Chí Phèo của Nam Cao.
Lê Văn Đó đã trở thành khuôn mặt tiêu biểu cho người vô sản bị áp bức, ngay từ 1926. Chân dung Lê Văn Đó được hình thành qua bốn cảnh.
1- Cảnh nhà giàu ăn uống linh đình, Lê Văn Đó đến xin:
« Lê Văn Ðó thấy nhà giàu cơm ăn không hết lại mời khách mà đãi thâm tới ban đêm, rồi nhớ tới nhà mình nghèo khổ, đèn không dầu nên tối mò, mẹ đau không thuốc nằm chờ ngày chết, sắp cháu đói bụng rên khóc van vầy, thì tức tủi trong lòng, quyết bước vô mà cậy chủ nhà giàu nầy một vài giạ lúa đen về cho gia quyến ăn, đợi năm tới thuận mùa rồi làm mà trả lại ».
« Lê Văn Ðó ở ngoài xăm xăm đi vô, đứng ngay cửa cái mà ngó. Khách trong nhà mắc ăn thịt uống rượu, mắc nói nói cười cười, không ai để ý tới ngoài sân, nên không ai thấy nó. Cách một hồi lâu, ông Bá hộ dòm ra, thấy có người lạ mặt đứng trước cửa, bèn sai gia-dịch ra hỏi coi đi đâu. Lê Văn Ðó thuở nay không từng nói chuyện với ai, mà cũng không hiểu lễ phép chi hết, nên nghe người ta hỏi đi đâu, không lấy lời dịu ngọt thê thảm mà động lòng nhơn từ của người, lại nói xẳn xớn rằng: «Nhà tôi nghèo quá, tôi đi làm mướn mà không ai chịu mướn tôi làm. Bây giờ nào là mẹ, nào là chị, nào là sắp cháu nhỏ của tôi chết đói hết thảy, tôi đi đến đây, thấy nhà nầy giàu có nên tôi ghé lại mượn một ít giạ lúa về ăn đỡ ».
Sắp gia dịch nghe rồi trở vô nhà nói làm sao với ông Bá hộ không biết, mà khách trong nhà cười rộ, rồi ông Bá hộ sai người ra đuổi Lê Văn Ðó biểu phải đi ra khỏi cửa cho mau».
(trang 12)
2- Nhưng Lê Văn Đó cưỡng lại, không chịu đi, chủ nhà đuổi chó ra cắn:
« Lê Văn Ðó không chịu đi, cứ đứng ngó vô trong nhà, và nói lầm-bầm rằng: «Ði đâu bây giờ mà biểu người ta đi. Mẹ ta với sắp cháu đói gần chết, ta về bây giờ lấy gì mà cho ăn ».
Sắp gia-dịch thấy nó không chịu đi, mới áp lại xô đẩy. Lê Văn Ðó trì lại, sức Lê Văn Ðó mạnh quá chúng nó xô không nổi, nên chúng nó giận bèn xích chó cho cắn. Trong nhà có một bầy chó năm sáu con, hùa nhau chạy tuông ra, rồi vây chung quanh tên Ðó mà sủa om sòm. Có một con chó dữ nhảy xốc vô cắn chơn tên Ðó, bị tên Ðó đá cho một đá té lăn cù. Bầy chó sợ đạp nên chạy dan ra rồi lại áp vô sủa nữa.
Ở trong nhà và chủ và khách óng tiếng nói om sòm. Tên Ðó không hiểu họ rầy ai, phần bị bầy chó làm dữ quá, sợ một mình cự không nổi nên thủng thẳng sụt lùi mà đi ra. Tên Ðó đã ra khỏi vuông tre của ông Bá hộ rồi, mà bầy chó cũng đứng trước cửa ngõ sủa theo.
Lê Văn Ðó không biết đi đâu, cứ gục mặt xuống đất thủng thẳng đi dọc theo bờ tre. Ði được vài chục bước, tên Ðó nghe dưới ống chơn rát rát, mới cúi xuống mà coi. Nhờ bóng trăng dọi sáng, nên nó thấy máu chảy ròng ròng, mới hay mình bị chó cắn.
Tên Ðó đi lại bụi tre, lấy một nắm lá tre khô mà chùi máu, rồi ngồi bẹp xuống đất khoanh tay mà thở ra. Bụng đói quá nên trời mát mà trán đổ mồ hôi ướt rượt, cặp mắt đổ hào quang, hai bàn tang mạch nhảy xoi-xói (...) Vừng trăng tỏ treo giữa trời vặc vặc, ngọn gió dàn lá tre giũ phất phơ. Rụt-rịt bên chơn con rắn mối bò đi giỡn trăng, chút-chút trong vườn tiếng chim cúc than phiền đêm lạnh lẽo»
3- Bị chó cắn Lê Văn Đó vẫn không chịu bỏ đi. Cứ đứng rình, thấy có nồi cháo nấu cho heo ăn không có người coi, Lê văn Đó bèn liều, ra bưng trộm:
« Lê Văn Ðó đứng ngoài bờ tre dòm vô, thấy nhà lớn của ông Bá hộ phía bên kia đèn còn đốt sáng trưng, khách còn nhộn nhàng đương ăn uống vui cười. Trong nhà bếp ở phía bên nầy thì sắp gia dịch qua lại lăng xăng, mà chẳng thấy ai đi ra chỗ đứa con gái ngồi nấu cháo hồi nãy hết. Tên Ðó dòm một hồi rồi vạch tre chun vô vườn, đi riết lại bưng trã cháo mà đi ra. Trã cháo lớn nên nặng, mà mới cạn nên còn nóng, song tên Ðó vác lên vai đi xông xổng, không biết nặng, không biết nóng, mà cũng không sợ họ thấy.
Nó đi vừa được năm bảy bước, bỗng nghe trong nhà bếp có người hỏi: «Ai vác cái gì mà đi đó?» Nó cứ đi riết không thèm trả lời. Trong nhà bếp có hai ba người chạy ra, tới chỗ nấu cháo heo thấy mất một trã cháo bèn la om sòm rằng: « Ăn trộm vô bưng trã cháo heo mà chạy đây nè, bớ người ta, rượt theo bắt nó. Ðó, nó chạy đó. Kìa, nó đương vạch hàng tre mà chun kia kìa, bớ người ta»
4- Bị bắt quả tang, nhưng Lê Văn Đó vẩn chống cự:
« Tên Ðó cứ vác trã cháo chun qua hàng tre, rồi băng ngang ruộng mà đi như thường, họ la mặc họ, nó không đứng lại, mà cũng không thèm chạy. Sắp gia dịch của Bá hộ Cao rượt theo, áp vô đứa nắm đầu, đứa ôm lưng mà bắt. Tên Ðó tay trái vịn trã cháo trên vai, tay mặt gạt sắp gia dịch té lăn cù, không đứa nào xáp vô mình nó được.
Sắp gia dịch la hét om sòm. Khách trong nhà kẻ xách cây người cầm hèo chạy túa theo tiếp ứng. Có một người thấy sắp gia dịch nhút nhát không dám vô bắt tên Ðó, mới xách một khúc tre bước tới nhắm đầu tên Ðó mà đập. Tên Ðó đưa tay ra đỡ, khúc tre gảy làm hai đoạn. Một người khác nhảy tới đập nữa, tên Ðó trớ khỏi song trật tay trã cháo rớt, trã bể nát còn cháo đổ đầy đất.
Tên Ðó đứng ngó mấy người rượt bắt mình và hỏi tỉnh táo rằng: “Làm giống gì dữ vậy ? Ðổ cháo hết uổng hôn!» (trang 16).
Bốn cảnh huống trên đây đã tạo nên bức chân dung độc đáo của con người bị xã hội thối nát ruồng bỏ, chà đạp, và người lực điền Đó đã chống lại với tâm hồn trinh bạch của kẻ nhìn thấy bất công, muốn đạp đổ mà không đạp đổ được. Lê Văn Đó là một Lục Vân Tiên không biết chữ. Lê Văn Đó là nhân vật trọng nghiã khinh tài vô học đầu tiên, một con người không cần đạo lý Khổng Mạnh, cũng đạt được ý nghiã cao nhất của cuộc sống.
Mời nghe đọc truyện audio Ngọn Cỏ Gió Đùa gồm 24 tập qua giọng đọc của Thanh Phương
Tập 1 :
Tập 2 :
Tập 3 :
Tập 4 :
Tập 5 :
Tập 6 :
Tập 7 :
Tập 8 :
Tập 9 :
Tập 10 :
Tập 11 :
Tập 12 :
Tập 13 :
Tập 14 :
Tập 15 :
Tập 16 :
Tập 17 :
Tập 18 :
Tập 19 :
Tập 20 :
Tập 21 :
Tập 22 :
Tập 23 :
Tập 24 :
Les misérables là một thiên anh hùng ca đấu tranh xã hội viết theo lối hiện thực Balzac. Tác phẩm phản ảnh ý thức đấu tranh chính trị và xã hội của Hugo. Thời gian tiểu thuyết trải dài trong thế kỷ XIX ở Pháp, với những nhân vật tiêu biểu cho các thành phần xã hội, mà vai chính là Jean Valjean, người tù khổ sai. Jean Valjean là một thứ homme du peuple, một nhân dân theo đúng nghiã thời thượng lúc bấy giờ.
Người «nhân dân» này có thể trở nên tốt hoặc xấu, tùy theo hoàn cảnh và môi trường sống. Và chính môi trường mục nát của xã hội Pháp thế kỷ XIX đã đầy đọa Valjean, bắt sống oan ức tù tội trong 20 năm. Les misérables không chỉ có một Jean Valjean mang bộ mặt khốn cùng mà bao nhiêu nhân vật khác cũng có những nét khốn cùng như thế, họ vẽ nên sự tàn nhẫn của một xã hội bất công, vô nhân, cần phải được tẩy uế toàn diện. Tiểu thuyết của Victor Hugo trải rộng trên bề dầy lịch sử và xã hội Pháp, thời kỳ công nghiệp bắt đầu phát triển, với những tranh chấp và xáo trộn chính trị giữa phe cộng hoà tiến bộ và phe bảo thủ bảo hoàng.
Là một chính khách và là một nhà văn chủ trương dân chủ, tự do và nhân bản, trong Les Misérables, Hugo khắc hoạ bối cảnh đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, xuyên qua tác phẩm văn học. Ông tuyên bố : «Tôi đứng về phiá những kẻ bị loại trừ, bị lưu đầy» và tác phẩm chứng minh cho câu nói trên. Les Misérables- Những kẻ khốn cùng được hình thành như một anh hùng ca về đạo nhân, đức nhân theo nghiã Ky-tô giáo, và Hugo đã dành trọn quyển một, để ca tụng đạo đức của Giám mục Myriel, người đã cải tà quy chính cho Jean Valjean.
Tác phẩm nghiêng xuống những đứa trẻ bụi đời, sống lang thang trong các đô thị công nghiệp hoá như Gavroche, những đứa bé mồ côi như Cosette, những phụ nữ bán thân nuôi con như Fantine. Tác phẩm tố cáo một xã hội duy luật, một thứ luật pháp chủ quan, độc đoán, mù quáng, vô nhân đạo.
Tác phẩm xây dựng chung quanh nhân vật chính Jean Valjean. Jean Valjean nghèo khổ, đói khát. Vì ăn cắp một miếng bánh mì về nuôi các cháu nên bị bắt, bị tù, vượt ngục nhiều lần, mỗi lần thêm án, từ 5 năm lên đến 20 năm. Mãn hạn tù Valjean trở thành kẻ hận đời, muốn trả thù xã hội. Sau được giám mục Myriel giác ngộ. Vì cần mẫn làm ăn, anh trở nên giàu có, và từ đây, anh dùng tài sản của mình vào việc từ thiện, cứu đời, nhưng những ba chìm bẩy nổi vẫn chưa thôi đeo đuổi và Jean Valjean phải đi hết số phận mình, như một vì sao xấu.
Baudelaire, trong bài tựa cuốn Les Misérables, đã chỉ định tác phẩm như một cuốn sách về lòng nhân ái. Hơn một trăm năm sau khi tác phẩm ra đời, những khuôn mặt trong Les Misérables như Jean Valjean, Gravoche, Cosette... tái hiện trên màn ảnh, trên kịch trường Pháp, như những biểu tượng sống của sự lầm than, áp bức.
Cảm tác một tác phẩm như thế không phải dễ. Bởi vì phải làm sao, ít nhất, nếu không vượt được nguyên bản, thì cũng phải đạt được tính độc sáng của một văn bản mới. Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh đã thành công trên bình diện: khắc thảo những chân dung con người đói khổ, khốn cùng, trong xã hội Việt Nam thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn, với ảnh hưởng đạo đức và triết lý Á đông, và tảo ra một khuôn mặt Jean Valjean Việt Nam trong Lê Văn Đó, khuôn mẫu cho những khuôn mặt cùng đinh sau này sẽ xuất hiện trong tiểu thuyết Việt nam.
Chúng ta cũng có thể dựa vào tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh như một nguồn văn hoá có thể khai thác, để rút ra những bức chân dung, những chủ đề, những phong tục tập quán, những ngôn ngữ, y phục, những trữ lượng thông tin vô cùng quý giá về xã hội Việt Nam thế kỷ XIX. Ngọn cỏ gió đùa ngoài chất bi kịch còn chuyên chở những tư tưởng cải tạo xã hội Việt nam, dựa trên giáo lý nhà Phật và nhà Nho, khác hẳn với tinh thần đạo lý Thiên chúa giáo của Victor Hugo.
Hồ Biểu Chánh đã dành 5 năm để dựng truyện Ngọn cỏ gió đùa, và khi dựng xong, ông viết trong vòng 2 tháng. Tác phẩm hoàn tất và in năm 1926. Và 1926, ở Việt Nam chưa tiểu thuyết nào có tầm cỡ như Ngọn cỏ gió đùa.
Hồ Biểu Chánh giữ nguyên cốt truyện Les Misérables, nhưng đưa bối cảnh vào xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, dưới thời các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Tác phẩm của ông đề cao các giá trị Á đông: lòng trọng nghĩa khinh tài của người chính nhân quân tử, nghiã từ bi hỷ xả của đức Phật Thích Ca, lòng đoan trinh của người phụ nữ và đạo hiếu trong gia đình.
Jean Valjean, Việt hoá dưới căn cước Lê Văn Đó, một nông dân khốn cùng, trong thời mất mùa đói kém, không kiếm được việc. Vì không đành lòng nhìn lũ cháu 7 đứa sắp chết đói, Lê Văn Đó lén bưng trộm nồi cháo cho heo ăn, ở nhà một điền chủ giàu, bị người ta bắt, xông vào đánh đập. Lê Văn Đó chống cự lại. Rút cục vẫn bị bắt. Bị đánh đòn 100 trượng, bị đồ 5 năm về tội cướp của và hành hung. Nhiều lần vượt ngục, mỗi lần tăng án, tổng cộng 20 năm mới được thả.
Từ một anh lực điền hiền lành chất phác, chưa hề biết oán hận lúc vào tù.
20 năm sau, khi ra tù, Lê Văn Đó trở thành một thứ thảo khấu lầm lỳ và hung hãn.
Lê Văn Đó đến gõ cửa chùa Chánh Tâm, với tư thế hách dịch của một Tôn Ngộ Không, tay cầm hèo, miệng quát hoà thượng trụ trì :
«Tao đây là Lê Văn Đó, ở Giồng Tre, người ta nói tao ăn trộm nên đầy tao hai mươi năm. Nay tao mãn tù về xứ. Ba ngày rày tao không có cơm ăn. Tới đâu xin họ cũng đuổi không cho ăn nên tao đói bụng lung lắm. Mầy chịu cho tao một vài chén cơm ăn đỡ đói hay không thì mày nói phứt đi, tao không thèm nài nỉ nữa đâu» (Ngọn cỏ gió đùa, trang 48).
Hoà thượng Chánh Tâm không nổi giận, người cứ từ tốn đãi Đó như một thượng khách, cho thay quần áo mới, cho ăn, cho ngủ. Hoà thượng ngày trước làm quan tới chức Án sát (được vua ban cho bộ chén) nhưng vì chán cảnh thối nát của quan trường, nên trở về đi tu.
Lê Văn Đó đợi mọi người ngủ say, ăn cắp bộ chén ngọc của Hoà Thượng mà lẻn đi. Giữa đường bị bắt, lý trưởng khám thấy đồ ăn cắp của nhà chùa nên đem giải về chùa cho Hoà thượng nhận mặt trước khi giải lên huyện để quan trên trừng trị. Hoà thượng nhìn thấy bộ chén của mình, bảo lý trưởng: « Đồ này là đồ của bần đạo cho chớ không phải là đồ ăn trộm» và người còn lấy thêm 5 nén bạc cho Lê Văn Đó có đủ lộ phí để tìm về quê cũ mà làm ăn.
Lê Văn Đó tiếp tục cuộc hành trình về quê, trên đường vẫn làm bậy: giữa đường cướp giật nồi cơm của hai vợ chồng người ăn mày già. Nhưng lần này, Đó vừa tìm được chỗ vắng rút nồi cơm ra ăn, thì nghe thấy tiếng quạ kêu: quạ quạ. Tiếng quạ vừa dứt, Đó tính bốc cơm ăn, lại nghe tiếng chuông kêu bon, bon... làm Đó giựt mình. Mà « hễ nghe tiếng chuông thì anh ta rùng mình rởn óc, rồi vang vẳng bên tai lại nghe tiếng khóc than của hai vợ chồng ông già » bị cướp cơm, Đó đành quay trở lại lén trả cho vợ chồng ăn mày nồi cơm trót cướp giật lúc nãy, thì thấy tâm mình lắng xuống. Tình cảnh của Lê Văn Đó, chẳng khác gì Tôn Ngộ Không, mỗi lần làm bậy, thì lại lên cơn nhức đầu vì cái vòng kim cô của Đức Phật siết lại. Hoà thượng Chánh Tâm không dùng vòng kim cô, người đã cứu Lê Văn Đó bằng một lời nói dối, và cảm hoá Lê Văn Đó bằng một nghĩa cử thật.
Về tới quê, mẹ đã chết, lũ cháu cũng chết đói, chị dâu phiêu bạt không biết nơi nào. Nhờ nghiã cử của hoà thượng, Lê Văn Đó, dùng 5 nén bạc để lập thân, đổi tên mình thành Chánh Tâm, phá rừng làm ruộng, thành một điền chủ giàu có, gặp khi có loạn Lê Văn Khôi, Chánh Tâm, vì có công nuôi lính nhà vua trong ba năm, để bao vây thành Gia Định. Dẹp xong loạn, Chánh Tâm được vua Minh Mệnh ban cho chức Thiên Hộ. Và ông Thiên Hộ Chánh Tâm tiếp tục đoạn đời thứ nhì: sống từ bi hỷ xả lấy của giúp người. Trước khi trở lại vùng đời sóng gió, trong đoạn thứ ba.
Chân dung thứ nhì trong Ngọn cỏ gió đùa là Ánh Nguyệt. Ánh Nguyệt hay Fantine là hai người phụ nữ sống hai xã hội khác nhau trong cùng một thế kỷ. Tâm thức Ánh Nguyệt gắn liền với giáo lý Khổng Mạnh, lấy chữ hiếu làm đầu. Vì hiếu với cha mà nàng mắc vòng ở đợ. Khi bị chồng phản bội bỏ rơi, nàng vẫn giữ trọn phẩm tiết. Không thể bán mình nuôi con như Fantine, trong xã hội Pháp ; Ánh Nguyệt chết trong cảnh nghèo khó vì muốn giữ tròn trinh tiết của mình.
Cục diện lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX, không có những đấu tranh cho dân chủ, dân quyền như trong xã hội Pháp. Cuộc xung đột giữa hai ý thức hệ dân chủ và bảo thủ trong xã hội Pháp được Hồ Biểu Chánh thay thế bằng cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mạng, như một phương tiện đấu tranh của phe đối lập. Lê Văn Khôi là con nuôi của tả quân Lê Văn Duyệt, sau khi tả quân mất, nổi lên chống lại thần quyền độc đoán và bất công của vua Minh Mạng. Cha con Vương Thế Hùng-Vương Thế Phụng, thay mặt cha con Pontmercy – Marius (biểu tượng phe dân chủ ở Pháp) lần lượt thay phiên nhau phất cờ theo phe « ngụy » (Lê Văn Khôi). Cuộc xung đột giữa hai ý thức hệ dân chủ và bảo thủ trong xã hội Pháp được thay thế bằng sự xung đột giữa hai thế hệ tiến bộ của cha con Vương Thế Hùng-Vương Thế Phụng, theo « ngụy », chống lại sự bảo thủ bảo hoàng của Đàm Tự Chấn (ông ngoại Thế Phụng), dưới triều nhà Nguyễn.
Hồ Biểu Chánh theo khá sát cốt truyện của Victor Hugo, bỏ những đoạn dài dòng khi Victor Hugo sa đà về tôn giáo, vào những ngoại cảnh, mở chân rết ra những vùng ngoại ô xa. Hổ Biểu Chánh gói trọn nội dung xung quanh một số nhân vật chính, bỏ những nhân vật như Gavroche, trẻ bụi đời, không thể có trong xã hội Việt Nam thế kỷ XIX chưa công nghiệp hoá. Giữ lại những nhân vật chính, là những đối tác không thể thiếu được trong sự đối chiếu hai xã hội, hai nền văn hoá : Jean Valjean- Lê văn Đó, Giám mục Myriel - Hoà Thượng Chánh Tâm. Fantine - Ánh Nguyệt. Cosette -Thu Vân. Thénacdier -Đỗ Cẩm. Javert- Phạm Ký, v.v...
Tác phẩm cúi xuống những thân phận lạc loài. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều làm nhiệm vụ cứu khốn phò nguy của những lương tri văn học.
Hồ Biểu Chánh đã thực hiện trong Ngọn cỏ gió đùa, một sự giao lưu văn hoá Pháp Việt sâu sắc, nhưng đồng thời tác phẩm của ông cũng lại chia biệt hai nẻo khác nhau giữa tâm hồn văn hoá Đông Phương và Tây Phương, dù cùng một mục đích là thể hiện lòng bác ái tương thân giữa người và người, nhưng Phật Giáo và Thiên Chúa giáo có hai triết lý sống khác nhau. Ngọn cỏ gió đùa còn cho thấy những khác biệt sâu xa giữa sự đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong xã hội Pháp thế Kỷ XIX và khuynh hướng đấu tranh cho lòng trọng nghĩa khinh tài, cho lý tưởng ái quốc nơi những người cấp tiến trong xã hội Việt, miền Nam, dưới triều nhà Nguyễn.
Tính chất đả phá xã hội ở hai nơi cũng hoàn toàn khác nhau : Bộ mặt đàng điếm bụi đời của xã hội Pháp bắt đầu công nghiệp hoá, với những tệ đoan, những bóc lột mới. Và bộ mặt dã man của chế độ quan lại, tham ô hà khắc dưới triều Nguyễn với những áp bức của thời phong kiến.
Nhưng quan trọng nhất là trong Ngọn cỏ gió đùa, in năm 1926, Hồ Biểu Chánh đã khắc tạc nên khuôn mặt Lê Văn Đó, khổ sai vượt ngục. Ba năm sau, trong Cha con nghiã nặng (1929), ông tạo ra chân dung Trần Văn Sửu, mắc oan giết vợ. Đó là hai khuôn mặt hiện thực sắc nét đầu tiên trong văn học Việt nam, hai khuôn mặt này đã để lại dấu ấn sâu xa, và đã tạo mẫu cho những người viết sau, hình thành những chân dung khác như Chị Dậu của Ngô Tất Tố, Mẹ Lê của Thạch Lam, Chí Phèo của Nam Cao.
Lực điền Lê Văn Đó, vô sản, vô học, Lê Văn Đó là hậu thân của những khuôn mặt đã có trong văn học, đó là những nét kiêu cường và hung hãn của Tôn Ngộ Không, những nét từ bi hỷ xả của Đường Tam Tạng. Lê Văn Đó còn là một con người bình thường bị nội tâm dày vò khi phải lựa chọn giữa việc ra đầu thú để cứu người, hoặc im lặng để cứu mình, của bất cứ cá nhân nào trước một thử thách cao độ về đạo sống.
Chỉ với một khuôn mặt Lê Văn Đó, Hồ Biều Chánh cũng đã dựng nên được một hình tượng đa nghiã và lãng bạt của con người. Con người mọi thời, mọi thế.
Chân dung Lê Văn Đó tức Jean Valjean Việt Nam, được đưa vào tiểu thuyết, trong bối cảnh như sau:
«Năm Mậu thìn (1808) nhằm Gia Long thất niên, tại huyện Tân Hòa, bây giờ là tỉnh Gò Công, trời hạn luôn trong hai tháng, là tháng bảy với tháng tám, không nhểu một giọt mưa. Lúa sớm gần trổ, mà bị ruộng khô nên không nở đòng đòng, lúa mùa vừa mới cấy, mà bị đất nẻ, nên cộng teo lá úa.
Cái cánh đồng, từ Rạch Lá tới Bến Lội, là vú sữa của nhơn dân trong huyện Tân Hòa, năm nào cũng nhờ đó mà nhà nhà đều được no cơm ấm áo, ngặc vì năm nay cả đồng khô héo, làm cho dân cả huyện trông thấy đều buồn bực thở than.
Tại Giồng Tre có nhà bà Trần Thị bần cùng đói rách, thuở nay trời cho trúng mùa mà nhà bà cũng không được vui, huống chi năm nay mất mùa, thiên hạ nhịn đói, thì nhà bà càng thảm khổ hơn nữa» (Ngọn cỏ gió đùa, trang 7)
Bà Trần Thị, goá bụa, có hai con trai: Lê Văn Đây, vừa chết, để lại mẹ già đau yếu, một vợ và 7 đứa con. Lê Văn Đó đang đi ở đợ, được mẹ gọi về làm chủ gia đình. Trong cảnh đói kém lan tràn ấy, Lê Văn Đó, lực điền 20 tuổi, phải xoay sở để nuôi mẹ, chị dâu và 7 cháu nhỏ:
« Lúc ban đầu trong nhà còn khoai còn bắp, hễ bữa nào Lê Văn Ðó kiếm gạo không được thì Thị Huyền nấu khoai hoặc bắp, rồi chia cho sắp con mỗi đứa con một củ khai, hoặc đôi ba muỗng bắp mà ăn đỡ, sắp nhỏ ăn không no, đến tối Lê Văn Ðó đi làm về, chị dâu lấy tộ bắp nấu để dành mà đưa cho Lê Văn Ðó ăn, thì sắp nhỏ bu lại đứng ngó lom lom, đứa xin cho một vài hột. Thị Huyền rầy con, biểu để cho chú ăn no, đặng ngày sau có sức đi làm mà kiếm gạo. Sắp nhỏ sợ mẹ nên dang ra, song bụng đói quá, nên mặt buồn xo. Lê Văn Ðó thấy vậy thương xót, không đành ngồi ăn một mình, day qua bên nầy đút cho đứa nầy một muỗng, trở qua bên kia đút cho đứa khác một muỗng nữa, đút gần hết tộ, té ra cũng không còn đủ cho nó ăn no được.
Cách chẳng bao lâu, khoai bắp trong nhà ăn đã sạch hết. Bữa nào không ai mướn Lê Văn Ðó làm, thì cả nhà đều phải luộc rau luộc cỏ mà ăn đỡ, chớ không có cháo mà ăn. Sắp nhỏ nhịn đói mặt mày vàng ẻo; còn Trần Thị đã già yếu rồi, mà trót mấy tháng nay bà lại chịu cơ hàn nữa, nên bà nhuốm bịnh nằm thiêm thiếp không dậy nổi.
Một bữa nọ Lê Văn Ðó đi tối một ngày mà không có ai mướn làm việc chi hết. Lúc trời chạng vạng tối, nó trở về nhà, hai chơn mỏi rụng, bụng đói xếp ve, lỗ tai lùng bùng, cặp mắt cháng váng. Chừng gần tới nhà, nó dừng chưn lại, gục đầu ngó xuống đất một hồi, rồi chậm rãi bước từ bước, dường như nhút nhát không muốn trở về nhà.
Nó bước vô tới đám bố trồng trước cửa, thì thấy trong nhà không có đèn đuốc chi hết, mà may nhờ có bóng trăng dọi, nên tuy không đèn nhưng sáng lờ mờ. Nó lén đi vòng qua phía tay mặt, rồi vạch vách lá mà dòm vô nhà.
Thị Huyền đương bồng đứa con út mà cho bú. Bỏ ba đứa nhỏ chạy chung quanh, một đứa nằm trên võng, một đứa vịn vai Thị Huyền, còn một đứa ngồi bên cửa, khóc và nói rằng: «Ðói bụng quá, lấy gì ăn bây giờ má? » Thị Huyền đáp rằng : «Nín đi, đừng có khóc con, đợi chút nữa chú con về đem gạo về, mẹ nấu cơm cho con ăn»
Ba đứa lớn nằm co trên ván phía bên này, lặng thinh như ngủ, chừng nghe Thị Huyền nói như vậy một đứa ngóc đầu hỏi rằng: «Chừng nào chú con về, má? » Thị Huyền đáp rằng: « Một chút nữa chú con về ». Ðứa lớn hơn hết lại khóc mà nói rằng: « Hôm qua chú về không có đem gạo về, sợ bữa nay cũng không có nữa ».
Tên Ðó đứng ngoài nghe như vậy rồi lại thấy Thị-Huyền lấy vạt áo lau nước mắt. Nó đi vòng vô phía trong, khi đi ngang chỗ chõng mẹ nó nằm, thì nó lại nghe bà Trần thị rên hù-hù.
Lê Văn Ðó thấy tình cảnh thê thảm dường ấy, thì teo gan héo ruột, nên lắc đầu thở dài, rồi lật đật bước riết ra đường, dường như nó không muốn thấy tình cảnh ấy nữa. Ra tới đường rồi nó lầm lũi đi tới hoài. Nếu lúc ấy ai cắc cớ hỏi nó đi đâu, thì chắc nó không biết đi đâu mà nói».
May nó đi mà không gặp ai hết. Lối nửa canh một, nó tới một xóm đông, không biết là xóm nào. Mấy nhà trong xóm đều ngủ hết, duy ở giữa xóm có một cái nhà lớn, tre trồng bao chung quanh, trong nhà đèn đốt sáng lòa, khách khứa đông dầy dầy, ăn uống vui cười inh ỏi». (các trang 11)
Đoạn văn trên đây, trở thành đoạn văn tiêu biểu, mô tả cảnh đói của một gia đình và bên cạnh là cảnh ăn uống thừa thãi của một nhà giàu. Bức tranh hiện thực đớn đau này, đã được Hồ Biểu Chánh dựng nên từ năm 1926. Đó là bức tranh hiện thực xã hội đầu tiên về sự đói khổ cùng cực của dân quê, về sự phung phí và tàn ác của những nhà giàu có trong làng. Những cảnh ấy, sau này sẽ được vẽ lại từng mảng: Cảnh nhà giàu áp bức Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, cảnh nhà giàu đuổi chó xua mẹ Lê, khiến mẹ Lê bị chó cắn mà chết trong Nhà Mẹ Lê của Thạch Lam và một Lê Văn Đó cùng đinh hung hãn sẽ trở lại trong Chí Phèo của Nam Cao.
Lê Văn Đó đã trở thành khuôn mặt tiêu biểu cho người vô sản bị áp bức, ngay từ 1926. Chân dung Lê Văn Đó được hình thành qua bốn cảnh.
1- Cảnh nhà giàu ăn uống linh đình, Lê Văn Đó đến xin:
« Lê Văn Ðó thấy nhà giàu cơm ăn không hết lại mời khách mà đãi thâm tới ban đêm, rồi nhớ tới nhà mình nghèo khổ, đèn không dầu nên tối mò, mẹ đau không thuốc nằm chờ ngày chết, sắp cháu đói bụng rên khóc van vầy, thì tức tủi trong lòng, quyết bước vô mà cậy chủ nhà giàu nầy một vài giạ lúa đen về cho gia quyến ăn, đợi năm tới thuận mùa rồi làm mà trả lại ».
« Lê Văn Ðó ở ngoài xăm xăm đi vô, đứng ngay cửa cái mà ngó. Khách trong nhà mắc ăn thịt uống rượu, mắc nói nói cười cười, không ai để ý tới ngoài sân, nên không ai thấy nó. Cách một hồi lâu, ông Bá hộ dòm ra, thấy có người lạ mặt đứng trước cửa, bèn sai gia-dịch ra hỏi coi đi đâu. Lê Văn Ðó thuở nay không từng nói chuyện với ai, mà cũng không hiểu lễ phép chi hết, nên nghe người ta hỏi đi đâu, không lấy lời dịu ngọt thê thảm mà động lòng nhơn từ của người, lại nói xẳn xớn rằng: «Nhà tôi nghèo quá, tôi đi làm mướn mà không ai chịu mướn tôi làm. Bây giờ nào là mẹ, nào là chị, nào là sắp cháu nhỏ của tôi chết đói hết thảy, tôi đi đến đây, thấy nhà nầy giàu có nên tôi ghé lại mượn một ít giạ lúa về ăn đỡ ».
Sắp gia dịch nghe rồi trở vô nhà nói làm sao với ông Bá hộ không biết, mà khách trong nhà cười rộ, rồi ông Bá hộ sai người ra đuổi Lê Văn Ðó biểu phải đi ra khỏi cửa cho mau».
(trang 12)
2- Nhưng Lê Văn Đó cưỡng lại, không chịu đi, chủ nhà đuổi chó ra cắn:
« Lê Văn Ðó không chịu đi, cứ đứng ngó vô trong nhà, và nói lầm-bầm rằng: «Ði đâu bây giờ mà biểu người ta đi. Mẹ ta với sắp cháu đói gần chết, ta về bây giờ lấy gì mà cho ăn ».
Sắp gia-dịch thấy nó không chịu đi, mới áp lại xô đẩy. Lê Văn Ðó trì lại, sức Lê Văn Ðó mạnh quá chúng nó xô không nổi, nên chúng nó giận bèn xích chó cho cắn. Trong nhà có một bầy chó năm sáu con, hùa nhau chạy tuông ra, rồi vây chung quanh tên Ðó mà sủa om sòm. Có một con chó dữ nhảy xốc vô cắn chơn tên Ðó, bị tên Ðó đá cho một đá té lăn cù. Bầy chó sợ đạp nên chạy dan ra rồi lại áp vô sủa nữa.
Ở trong nhà và chủ và khách óng tiếng nói om sòm. Tên Ðó không hiểu họ rầy ai, phần bị bầy chó làm dữ quá, sợ một mình cự không nổi nên thủng thẳng sụt lùi mà đi ra. Tên Ðó đã ra khỏi vuông tre của ông Bá hộ rồi, mà bầy chó cũng đứng trước cửa ngõ sủa theo.
Lê Văn Ðó không biết đi đâu, cứ gục mặt xuống đất thủng thẳng đi dọc theo bờ tre. Ði được vài chục bước, tên Ðó nghe dưới ống chơn rát rát, mới cúi xuống mà coi. Nhờ bóng trăng dọi sáng, nên nó thấy máu chảy ròng ròng, mới hay mình bị chó cắn.
Tên Ðó đi lại bụi tre, lấy một nắm lá tre khô mà chùi máu, rồi ngồi bẹp xuống đất khoanh tay mà thở ra. Bụng đói quá nên trời mát mà trán đổ mồ hôi ướt rượt, cặp mắt đổ hào quang, hai bàn tang mạch nhảy xoi-xói (...) Vừng trăng tỏ treo giữa trời vặc vặc, ngọn gió dàn lá tre giũ phất phơ. Rụt-rịt bên chơn con rắn mối bò đi giỡn trăng, chút-chút trong vườn tiếng chim cúc than phiền đêm lạnh lẽo»
3- Bị chó cắn Lê Văn Đó vẫn không chịu bỏ đi. Cứ đứng rình, thấy có nồi cháo nấu cho heo ăn không có người coi, Lê văn Đó bèn liều, ra bưng trộm:
« Lê Văn Ðó đứng ngoài bờ tre dòm vô, thấy nhà lớn của ông Bá hộ phía bên kia đèn còn đốt sáng trưng, khách còn nhộn nhàng đương ăn uống vui cười. Trong nhà bếp ở phía bên nầy thì sắp gia dịch qua lại lăng xăng, mà chẳng thấy ai đi ra chỗ đứa con gái ngồi nấu cháo hồi nãy hết. Tên Ðó dòm một hồi rồi vạch tre chun vô vườn, đi riết lại bưng trã cháo mà đi ra. Trã cháo lớn nên nặng, mà mới cạn nên còn nóng, song tên Ðó vác lên vai đi xông xổng, không biết nặng, không biết nóng, mà cũng không sợ họ thấy.
Nó đi vừa được năm bảy bước, bỗng nghe trong nhà bếp có người hỏi: «Ai vác cái gì mà đi đó?» Nó cứ đi riết không thèm trả lời. Trong nhà bếp có hai ba người chạy ra, tới chỗ nấu cháo heo thấy mất một trã cháo bèn la om sòm rằng: « Ăn trộm vô bưng trã cháo heo mà chạy đây nè, bớ người ta, rượt theo bắt nó. Ðó, nó chạy đó. Kìa, nó đương vạch hàng tre mà chun kia kìa, bớ người ta»
4- Bị bắt quả tang, nhưng Lê Văn Đó vẩn chống cự:
« Tên Ðó cứ vác trã cháo chun qua hàng tre, rồi băng ngang ruộng mà đi như thường, họ la mặc họ, nó không đứng lại, mà cũng không thèm chạy. Sắp gia dịch của Bá hộ Cao rượt theo, áp vô đứa nắm đầu, đứa ôm lưng mà bắt. Tên Ðó tay trái vịn trã cháo trên vai, tay mặt gạt sắp gia dịch té lăn cù, không đứa nào xáp vô mình nó được.
Sắp gia dịch la hét om sòm. Khách trong nhà kẻ xách cây người cầm hèo chạy túa theo tiếp ứng. Có một người thấy sắp gia dịch nhút nhát không dám vô bắt tên Ðó, mới xách một khúc tre bước tới nhắm đầu tên Ðó mà đập. Tên Ðó đưa tay ra đỡ, khúc tre gảy làm hai đoạn. Một người khác nhảy tới đập nữa, tên Ðó trớ khỏi song trật tay trã cháo rớt, trã bể nát còn cháo đổ đầy đất.
Tên Ðó đứng ngó mấy người rượt bắt mình và hỏi tỉnh táo rằng: “Làm giống gì dữ vậy ? Ðổ cháo hết uổng hôn!» (trang 16).
Bốn cảnh huống trên đây đã tạo nên bức chân dung độc đáo của con người bị xã hội thối nát ruồng bỏ, chà đạp, và người lực điền Đó đã chống lại với tâm hồn trinh bạch của kẻ nhìn thấy bất công, muốn đạp đổ mà không đạp đổ được. Lê Văn Đó là một Lục Vân Tiên không biết chữ. Lê Văn Đó là nhân vật trọng nghiã khinh tài vô học đầu tiên, một con người không cần đạo lý Khổng Mạnh, cũng đạt được ý nghiã cao nhất của cuộc sống.
Mời nghe đọc truyện audio Ngọn Cỏ Gió Đùa gồm 24 tập qua giọng đọc của Thanh Phương
Tập 1 :
Tập 2 :
Tập 3 :
Tập 4 :
Tập 5 :
Tập 6 :
Tập 7 :
Tập 8 :
Tập 9 :
Tập 10 :
Tập 11 :
Tập 12 :
Tập 13 :
Tập 14 :
Tập 15 :
Tập 16 :
Tập 17 :
Tập 18 :
Tập 19 :
Tập 20 :
Tập 21 :
Tập 22 :
Tập 23 :
Tập 24 :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét