Người ta đọc thơ Nguyên Sa cho nhau nghe như đọc những giáo điều tình yêu, để thấy cuộc đời dễ thương hơn, tình thơ mộng hơn…
Hư ảo nào như hư ảo mây
Em cười trong nắng, áo trong tay
Thơ trong tà áo, em trong gió
Ta nhớ mơ hồ mây trắng bay
Hư ảo nào như hư ảo em
Tiếng cười khua động những thân quen
Đời xưa ta nhớ mây tiền kiếp
Còn lúc bây giờ ta nhớ em
(Hư ảo trăng)
Nghe đọc bài viết trên đài VOA.
Nhắc đến Nguyên Sa là người ta lại nhớ đến những câu thơ Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn. Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh, hoặc Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc. Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường hoặc Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm. Chả biết tay ai làm lá sen.
Biết bao nhiêu thế hệ đã yêu thơ Nguyên Sa.
Trịnh Gia Mỹ, một học trò của ông và cô cũng là một nhà thơ, đã viết: Có thể nói thơ tình Nguyên Sa có nhiều người đọc nhất, có nhiều người thuộc nhất. Nhiều thế hệ đã đọc thơ ông và sẽ đọc thơ ông.” Vâng, người ta đã chép thơ Nguyên Sa tặng nhau để thay lời tỏ tình. Người ta đọc thơ Nguyên Sa cho nhau nghe như đọc những giáo điều tình yêu, để thấy cuộc đời dễ thương hơn, tình thơ mộng hơn…
Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng?
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào... tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám?
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba
Tôi phải van lơn, ngoan nhé đừng ngờ
Tôi phải dỗ như là tôi đã lớn
Người con gái ấy trong thơ là cô bé Trịnh Thuý Nga, sau này là người bạn đời của thi sĩ Nguyên Sa. Hai người từng du học bên Pháp. Khi trở về Sài Gòn, hai ông bà vừa được mời dạy tại các trường Trung học công lập và điều hành trường Trung học tư thục Văn học và Văn Khôi.
“Nga”, bài thơ mà thi sĩ đã ghi trong Hồi ký “là bài thơ và cuộc đời mà ông cực kỳ yêu mến”. Xin trích đoạn:
Và em sẽ cười phải không em
Em sẽ không buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chả là nước biển...
Trong cái khí hậu mênh mang thơ tiền chiến lúc bấy giờ, với một ngôn ngữ rất… đời thường đưa vào thơ như thế/ nhưng vẫn được giới trẻ thời ấy chấp nhận vì những hình ảnh tinh nghịch, dí dỏm trong thơ trở nên rất dễ thương.
Hình ảnh Nga gần như tràn ngập trong tất cả những bài thơ tình của Nguyên Sa… Không có gì là lạ vì người thiếu nữ dễ thương duyên dáng tên Nga sau này là người bạn đời của thi sĩ là một nữ giáo sư rất đẹp, ai đã từng được học với cô đều yêu quý kính trọng vô cùng…
Vâng, thơ Nguyên Sa, nói như nhà văn nhà thơ Bùi Bảo Trúc thì “đang từ cái thế giới tiền chiến “em đẹp bàn tay ngón thon thon”, đang Đinh Hùng “mắt xanh lả bóng chiều hoang dại”, đang Quang Dũng “em đi áo mỏng buông hờn tủi”, đang Huy Cận “em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây”… thì người ta lại dẫn con chó ốm, con mèo ngái ngủ, con cá ươn vào đòi nhập cuộc chơi.
Cái vé vào cửa kỳ lạ đó vẫn đẩy được cánh cửa khép kín của thơ Việt Nam cho người thanh niên trẻ ấy bước vào. Mặc dầu đi với chàng ta là tả ngạn sông Seine, là vườn Lục Xâm Bảo mùa xuân, là những quán ca phê lề đường của thủ đô ánh sáng, là những hơi thở của Prevert, của Apollinaire… Chàng tuổi trẻ đó đưa cho người đọc hình ảnh thơ không giống bất cứ một thứ ước lệ nào dùng trước đó. "Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm".
Nguyên Sa đem ngay được cái mới của đôi mắt nhìn từ sân trường Sorbonne, của dòng sông mà Apollinaire nói đến rất nhiều, của những góc đường Prevert đã đứng nhìn ra những đại lộ, công viên mùa thu hay dưới trận mưa hạnh phúc.
Những cánh rừng quên mất mặt xuân
Những chân nai đi tìm tay cỏ biếc
Những mắt sóng vỡ trên thung lũng biển
Những đảo buồn chìm trong im lặng xanh
Những thuyền sao chạy lạc trong đêm
Hãy cám ơn nụ cười và đôi mắt
Nguyên Sa đã cho thơ một đời sống mới
Trang sức bằng nụ cười phì nhiêu
Nhẩy bằng chân chim trên giòng suối cạn
Ấy là em trên đường đi buổi sáng
Trăng ở trên môi và gió ở trong hồn
Những màu áo vàng, áo xanh, áo tím, và ngay cả đôi găng tay che nắng làn da nữ sinh Sài Gòn cũng thấp thoáng trong thơ… Thơ của ông được tuổi trẻ miền Nam đón nhận ngay lập tức. Một thế hệ mới không còn phải nhờ những bài thơ tiền chiến nói hộ lòng mình. Họ có Nguyên Sa giúp họ tỏ tình với sân trường, “với thơ học trò anh chất lại thành non/với tay trắng anh vào thơ diễm tuyệt”.
Rồi có cả những bài thơ ý từ táo bạo rất bất ngờ như bài thơ có tựa là Bất Ngờ sau đây…
Đêm mưa có chỗ bất ngờ
Chỗ thêm ấm áp chỗ thờ phượng nhau
Mai về mẹ hỏi đi đâu
Đắp chăn chùm kín ngang đầu nghe em
Thiên đường có chỗ màu đen
Anh nằm nghe thấy vẫn còn tiếng mưa
Tiếng trời gõ nhịp tiếng trưa
Tiếng cho sâu thẳm tiếng khuya tuyệt vời
Cách đi vào thơ của Nguyên Sa là như thế.
Là những nét tinh nghịch, tươi trẻ, là dáng vẻ mơ mộng lãng mạn, là chữ nghĩa lồng lộng tình cảm, là lấp lánh trăng sao, là buổi tối mưa đêm dìu dặt…
(Bài soạn từ Thơ Nguyên Sa Toàn Tập - theo VOA)
Hư ảo nào như hư ảo mây
Em cười trong nắng, áo trong tay
Thơ trong tà áo, em trong gió
Ta nhớ mơ hồ mây trắng bay
Hư ảo nào như hư ảo em
Tiếng cười khua động những thân quen
Đời xưa ta nhớ mây tiền kiếp
Còn lúc bây giờ ta nhớ em
(Hư ảo trăng)
Nghe đọc bài viết trên đài VOA.
Nhắc đến Nguyên Sa là người ta lại nhớ đến những câu thơ Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn. Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh, hoặc Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc. Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường hoặc Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm. Chả biết tay ai làm lá sen.
Biết bao nhiêu thế hệ đã yêu thơ Nguyên Sa.
Trịnh Gia Mỹ, một học trò của ông và cô cũng là một nhà thơ, đã viết: Có thể nói thơ tình Nguyên Sa có nhiều người đọc nhất, có nhiều người thuộc nhất. Nhiều thế hệ đã đọc thơ ông và sẽ đọc thơ ông.” Vâng, người ta đã chép thơ Nguyên Sa tặng nhau để thay lời tỏ tình. Người ta đọc thơ Nguyên Sa cho nhau nghe như đọc những giáo điều tình yêu, để thấy cuộc đời dễ thương hơn, tình thơ mộng hơn…
Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng?
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào... tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám?
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba
Tôi phải van lơn, ngoan nhé đừng ngờ
Tôi phải dỗ như là tôi đã lớn
Người con gái ấy trong thơ là cô bé Trịnh Thuý Nga, sau này là người bạn đời của thi sĩ Nguyên Sa. Hai người từng du học bên Pháp. Khi trở về Sài Gòn, hai ông bà vừa được mời dạy tại các trường Trung học công lập và điều hành trường Trung học tư thục Văn học và Văn Khôi.
“Nga”, bài thơ mà thi sĩ đã ghi trong Hồi ký “là bài thơ và cuộc đời mà ông cực kỳ yêu mến”. Xin trích đoạn:
Và em sẽ cười phải không em
Em sẽ không buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chả là nước biển...
Trong cái khí hậu mênh mang thơ tiền chiến lúc bấy giờ, với một ngôn ngữ rất… đời thường đưa vào thơ như thế/ nhưng vẫn được giới trẻ thời ấy chấp nhận vì những hình ảnh tinh nghịch, dí dỏm trong thơ trở nên rất dễ thương.
Hình ảnh Nga gần như tràn ngập trong tất cả những bài thơ tình của Nguyên Sa… Không có gì là lạ vì người thiếu nữ dễ thương duyên dáng tên Nga sau này là người bạn đời của thi sĩ là một nữ giáo sư rất đẹp, ai đã từng được học với cô đều yêu quý kính trọng vô cùng…
Vâng, thơ Nguyên Sa, nói như nhà văn nhà thơ Bùi Bảo Trúc thì “đang từ cái thế giới tiền chiến “em đẹp bàn tay ngón thon thon”, đang Đinh Hùng “mắt xanh lả bóng chiều hoang dại”, đang Quang Dũng “em đi áo mỏng buông hờn tủi”, đang Huy Cận “em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây”… thì người ta lại dẫn con chó ốm, con mèo ngái ngủ, con cá ươn vào đòi nhập cuộc chơi.
Cái vé vào cửa kỳ lạ đó vẫn đẩy được cánh cửa khép kín của thơ Việt Nam cho người thanh niên trẻ ấy bước vào. Mặc dầu đi với chàng ta là tả ngạn sông Seine, là vườn Lục Xâm Bảo mùa xuân, là những quán ca phê lề đường của thủ đô ánh sáng, là những hơi thở của Prevert, của Apollinaire… Chàng tuổi trẻ đó đưa cho người đọc hình ảnh thơ không giống bất cứ một thứ ước lệ nào dùng trước đó. "Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm".
Nguyên Sa đem ngay được cái mới của đôi mắt nhìn từ sân trường Sorbonne, của dòng sông mà Apollinaire nói đến rất nhiều, của những góc đường Prevert đã đứng nhìn ra những đại lộ, công viên mùa thu hay dưới trận mưa hạnh phúc.
Những cánh rừng quên mất mặt xuân
Những chân nai đi tìm tay cỏ biếc
Những mắt sóng vỡ trên thung lũng biển
Những đảo buồn chìm trong im lặng xanh
Những thuyền sao chạy lạc trong đêm
Hãy cám ơn nụ cười và đôi mắt
Nguyên Sa đã cho thơ một đời sống mới
Trang sức bằng nụ cười phì nhiêu
Nhẩy bằng chân chim trên giòng suối cạn
Ấy là em trên đường đi buổi sáng
Trăng ở trên môi và gió ở trong hồn
Những màu áo vàng, áo xanh, áo tím, và ngay cả đôi găng tay che nắng làn da nữ sinh Sài Gòn cũng thấp thoáng trong thơ… Thơ của ông được tuổi trẻ miền Nam đón nhận ngay lập tức. Một thế hệ mới không còn phải nhờ những bài thơ tiền chiến nói hộ lòng mình. Họ có Nguyên Sa giúp họ tỏ tình với sân trường, “với thơ học trò anh chất lại thành non/với tay trắng anh vào thơ diễm tuyệt”.
Rồi có cả những bài thơ ý từ táo bạo rất bất ngờ như bài thơ có tựa là Bất Ngờ sau đây…
Đêm mưa có chỗ bất ngờ
Chỗ thêm ấm áp chỗ thờ phượng nhau
Mai về mẹ hỏi đi đâu
Đắp chăn chùm kín ngang đầu nghe em
Thiên đường có chỗ màu đen
Anh nằm nghe thấy vẫn còn tiếng mưa
Tiếng trời gõ nhịp tiếng trưa
Tiếng cho sâu thẳm tiếng khuya tuyệt vời
Cách đi vào thơ của Nguyên Sa là như thế.
Là những nét tinh nghịch, tươi trẻ, là dáng vẻ mơ mộng lãng mạn, là chữ nghĩa lồng lộng tình cảm, là lấp lánh trăng sao, là buổi tối mưa đêm dìu dặt…
(Bài soạn từ Thơ Nguyên Sa Toàn Tập - theo VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét